Xây dựng bản đồ khái niệm chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11 Trung học phổ thông với sự hỗ trợ của các phần mềm CMAP TOOLS (Trang 53)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4. Xây dựng bản đồ khái niệm chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng

2.4.1. Giới thiệu về ph n mềm Cmap Tools

Hiện nay có khá nhiều các phần mềm máy tính được viết nhằm mục đích giúp người dùng có thể thiết kế một BĐKN hoàn chỉnh thật dễ dàng và đẹp mắt hơn: MindManager (phần mềm này đã được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam. MindManager chỉ chạy được trên hệ điều hành Microsoft Windows) FreeMind (phần mềm nguồn mở, chạy trên hệ điều hành Windows, Mac và Linux). Ngoài ra còn một số phần mềm khác: ConceptDraw MINDMAP, Visual Mind, Axon Idea Processor, Inspiration….

Năm 2004, A.J. Cañas và các cộng sự ở Viện nghiên cứu tâm lý con người và máy Florida (Hoa kỳ) đã viết phần mềm Cmap Tools là một công cụ khá mạnh để lập BĐKN trên máy tính (có thể tải miễn phí phầm mềm này từ địa chỉ http://cmap.ihmc.us). Phần mềm này giúp tập hợp những thế mạnh của BĐKN với sức mạnh của công nghệ, đặc biệt Internet và World Wide Web (WWW). Đây là một phần mềm hỗ trợ cho người sử dụng trong các thao tác xây dựng và chỉnh sửa nhiều lần các BĐKN, đồng thời lưu lại bản đồ của mình trên máy tính cá nhân hay trên máy chủ CmapSever để có thể chia sẻ cho mọi người cùng tham gia xây dựng và sử dụng bản đồ của mình qua internet. Không chỉ như vậy, phần mềm Cmap tools còn có thể giúp cho người lập bản đồ tích hợp thêm những tài nguyên khác vào bản đồ như các hình ảnh, đồ thị, video, các trang web và BĐKN khác… những tài nguyên này được hiển thị bằng một biểu tượng nhỏ ngay trong ô KN và rất tiện sử dụng. Với tính năng này, một BĐKN sẽ mang tính đa chiều, chứa đựng nhiều nội dung thông tin hơn, và đồng thời liên kết các BĐKN có liên quan tới nhau thành một mạng lưới thông qua những KN chung có trên bản đồ[33].

Phần mềm máy tính CmapTools IHMC có thể được tải miễn phí từ trang web http://cmap.ihmc.us. Người sử dụng có thể tải phần mềm này về máy tính của mình và sử dụng nó để lập các BĐKN mới, tìm kiếm và chỉnh sửa các bản đồ có sẵn trong máy chủ do các người dùng khác trên khắp thế giới tạo ra. Ngoài ra không cần tải về và cài đặt phần mềm thì người dùng vẫn có thể khai thác một số tài nguyên BĐKN cho phép trên trang web http://cmap.ihmc.us.

Hình 2.6: Trang web http://cmap.ihmc.us.

2.4.2. Xây ựng BĐ bằng ph n mềm Cmap Tools

2.4.2.1. Xây dựng BĐKN tổng quát

BĐKN Sinh học đã được xây dựng bởi nhiều tác giả trên thế giới và sử dụng rộng rãi trong DH. Với sự hỗ trợ của phần mềm Cmap Tools, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng một số BĐKN Sinh học THPT. Mục đích của chúng tôi khi xây dựng các BĐKN này là nhằm cung cấp một tài liệu hỗ trợ cho GV và HS trong quá trình dạy và học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học trong trường THPT. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào xây dựng BĐKN của một đặc trưng sống cơ bản: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Hình 2.7: Trao đổi chất cấp độ TB

* Trao đổi chất cấp độ cơ thể

2.4.2.2. Xây dựng các kiểu BĐKN chi tiết

BĐKN tổng quát sẽ cho chúng ta cái nhìn chung nhất về hệ thống các khái niệm của chương. Tuy nhiên, để thể hiện một cách đầy đủ và chi tiết về các khái niệm trên cùng một trang giấy A4 là không thể. Do đó, từ BĐKN tổng quát chúng tôi tách ra thành các BĐKN chi tiết để thuận lợi cho việc biến dạng và sử dụng trong các bài học.

Chúng tôi đã nghiên cứu và thiết kế hệ thống BĐKN cho tòan bộ nội dung chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng để nâng cao chất lượng dạy học các khái niệm Sinh học. Các bản đồ này có thể được biến dạng khác nhau (BĐKN dạng hoàn chỉnh, dạng khuyết, dạng câm, dạng hỗn hợp…) sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học như:

+ Dạy kiến thức mới

+ Củng cố, hoàn thiên kiến thức + Kiểm tra đánh giá

Ví dụ cụ thể về các kiểu BĐKN sẽ được thể hiện cụ thể trong mục 2.5

2.5. Phương pháp sử dụng BĐKN trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng và năng lượng

2.5.1. ử ụng BĐ trong khâu y kiến thức mới

2.5.1.1. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh

Quy trình:

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống các hoạt động khai thác bản đồ Bước 3: Học sinh tự làm việc, tìm hiểu các khái niệm trên bản đồ Bước 4: Giáo viên kết luận

Ví ụ 2: Bản đồ khái niệm “Hô hấp TV”

Hình 2.9: Hô hấp ở TV

Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống các hoạt động khai thác bản đồ * Hệ thống câu hỏi

- Hô hấp ở TV diễn ra ở đâu? Tại sao?

- Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình là gì?

- Con đường diễn ra hô hấp? Các diễn biến trong các con đường đó?

- Ở TV có thể xẩy ra hô hấp sáng, vậy hô hấp sáng là gì? Ảnh hưởng của nó đến TV như thế nào?

Bước 3: Học sinh tự làm việc, tìm hiểu các KN trong bản đồ

Học sinh dựa vào bản đồ đã cho, sơ đồ GV cung cấp để trả lời các câu hỏi Bước 4: Giáo viên kết luận

- Hô hấp diễn ra ở mọi cơ quan trong cơ thể TV vì ở TV chưa có cơ quan hô hấp chuyên trách

- Nguyên liệu của quá trình hô hấp: 02, chất hữu cơ (tinh bột) - Sản phẩm: CO2, H2O, ATP

- Hô hấp diễn ra qua 2 quá trình

* Hô hấp kị khí ( diễn ra ở tế bào chất ) gồm:

+Đường phân: phân giải Chất hữu cơ thành axitpiruvic

+Lên men: Khi MT không có 02, axitpiruvic bị lên men thành axit Lactic, hoặc rượu Etilic và CO2

* Hô hấp hiếu khí ( diễn ra ở ti thể ) gồm:

+ Chu trình Crep: Trong MT có 02, axitpiruvic chuyển thành Acetyl CoA và bị oxi hóa thành CO2, FADH2, NADH

+ Chuỗi truyền điện tử: FADH2, NADH vào chuỗi truyền điện tử bị oxi hóa thành ATP và giải phóng H2O

- Ở TV C3 có thể xẩy ra hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxi, giải phóng CO2 ngoài ánh sáng, gây lãng phí sản phẩm quang hợp.

* Hình ảnh

Hình 2.11: Con đường hô hấp

2.5.1.2. Sử dụng BĐKN dạng khuyết

Quy trình:

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm khuyết

Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh Bước 3: Học sinh tự làm việc, hoàn chỉnh từng phần của bản đồ

Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ khái niệm hoàn chỉnh

Ví ụ 3: Bản đồ khái niệm Quang hợp TV

Hình 2.12: BĐKN (dạng khuyết) Quang hợp ở TV

Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh * Hình ảnh

Hình 2.14: Cấu tạo của lá cây

Hình 2.15: Cấu tạo của lục lạp

* Hệ thống câu hỏi - Định nghĩa quang hợp?

- Quang hợp xẩy ra ở đâu? Cơ quan đó có cấu tạo ra sao? - Quang hợp gồm những pha nào? Các pha đó diễn ra ở đâu? - Vai trò của quá trình quang hợp?

Bước 3: Học sinh tự làm việc, hoàn chỉnh từng phần của bản đồ Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ khái niệm hoàn chỉnh

Hình 2.16: BĐKN ( hoàn chỉnh) Quang hợp ở TV

2.5.1.3. Sử dụng BĐKN dạng câm

Quy trình:

Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm và từ nối, cấu trúc bản đồ Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh Bước 3: Học sinh tự làm việc, dựa trên các gợi ý hoàn chỉnh bản đồ

Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ khái niệm hoàn chỉnh

Ví ụ 4: Bản đồ khái niệm uá trình cân bằng nội môi

Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm và từ nối, cấu trúc bản đồ khái niệm Cân bằng nội môi.

Nhánh Các khái niệm Các từ nối I - Định nghĩa - duy trì sự ổn định II - Bộ phận tiếp xúc - Cơ quan thụ cảm - Thụ thể - ung thần kinh

- có sự tham gia của - hình thành

- truyền về

III

- Bộ phận điều khiển - Tuyến nội tiết - Hệ thần kinh - Hoocmon - Tín hiệu thần kinh - gồm - đến - gửi đi IV - Bộ phận điều khiển - Gan, phổi, tim, mạch… - Hành động

- gồm - đưa ra

V - Ý nghĩa - giúp

Hình 2.17: BĐKN ( câm) Cân bằng nội môi

Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh * HS quan sát hình vẽ SGK 86

Bước 3: Học sinh tự làm việc, dựa trên các gợi ý hoàn chỉnh bản đồ Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ khái niệm hoàn chỉnh

Hình 2.18: BĐKN (hoàn chỉnh) Cân bằng nội môi

2.5.2. ử ụng BĐ trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức

2.5.2.1. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh

Quy trình:

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh Bước 2: Học sinh đọc, nhận xét cấu trúc, nội dung bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, kết luận

Ví ụ 5: Bản đồ khái niệm Hô hấp ĐV

Hình 2.19: BĐKN (hoàn chỉnh) Hô hấp ở ĐV

Bước 2: Học sinh đọc, nhận xét cấu trúc, nội dung bản đồ

Bước 3: Giáo viên nhận xét, kết luận2.5.2.2. Sử dụng BĐKN dạng khuyết

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm khuyết

Bước 2: Học sinh dựa và kiến thức đã học hoàn chỉnh bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh

Ví ụ 6: Bản đồ khái niệm uá trình uang hợp TV C3

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm (dạng khuyết) Quang hợp ở TV C3

Hình 2.20: BĐKN ( dạng khuyết) Quang hợp ở TV C3

Bước 2: HS dựa vào kiến thức đã học hoàn chỉnh bản đồ

Hình 2.21: BĐKN ( hoàn chỉnh) Quang hợp ở TV C3

2.5.2.3. Sử dụng BĐKN dạng câm

Quy trình:

Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm, từ nối và cấu trúc bản đồ. Bước 2: Học sinh dựa và kiến thức đã học, gợi ý của GV hoàn chỉnh bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh.

Ví ụ 7: Bản đồ khái niệm uá trình hấp thụ nước và ion khoáng TV

Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm từ nối và cấu trúc bản đồ. * Cấu trúc bản đồ khái niệm

Hình 2.22: BĐKN (câm) Quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

* Hệ thống từ nối và khái niệm

Nhánh Các khái niệm Từ nối

III. Con đường hấp thụ

- Gian bào

- Khoảng không gian giữa các TB và bó sợi Xenlulozo

- Đai Caspari

- Điều chỉnh nước qua TB - Tế bào chất

- TBC của tế bào - Mạch gỗ

- qua con đường - đi qua (2)

- có bản chất không thấm nước

II. Cơ chế hấp thụ - Thụ động - Nước - Thế nước cao - Thế nước thấp - Ion khoáng (2) - Nồng độ cao (2) - Nồng độ thấp (2) - Chủ động

- Tiêu tốn năng lượng

- nhờ cơ chế - là (2) - từ nơi (3) - đến nơi (3) I. Cơ quan hấp thụ - Rễ cây

- Cấu tạo hình thái - Sự phát triển - Rễ chính (2) - Rễ phụ (2) - Lông hút - Đỉnh sinh trưởng - Cây đứng vững, hấp thụ nước - Cây bám chắc, tăng hấp thụ nước - Cây lấy nước

- Rễ dài ra - Chiều rộng - Chiều sâu - cơ quan hấp thụ - có (2) - giúp (4) - theo - nhờ sự phát triển (2)

Bước 2: Học sinh dựa và kiến thức đã học, gợi ý của GV hoàn chỉnh bản đồ

HS làm việc nhóm, dựa vào cấu trúc bản đồ khái niệm, các từ khóa, các từ nối và kiến thức đã học để hoàn chỉnh bản đồ

Hình 2.23: BĐKN (hoàn chỉnh) Quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

2.5.3. ử ụng BĐ trong khâu kiểm tra, đánh giá

2.5.3.1. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh Bước 2: Học sinh quan sát, phân tích bản đồ, nhận xét Bước 3: Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh

Ví ụ 8: Bản đồ khái niệm uá trình tiêu hóa ĐV

Hình 2.24: BĐKN (hoàn chỉnh) quá trình tiêu hóa ở ĐV

Bước 2: Học sinh quan sát, phân tích bản đồ, nhận xét

HS dựa vào kiến thức đã được học, nhận xét về độ chính xác của bản đồ, đề xuất những cách khác để thể hiện nội dung đã cho

Bước 3: Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh

2.5.3.2. Sử dụng BĐKN dạng khuyết

Quy trình:

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm dạng khuyết

Bước 2: Học sinh dựa và kiến thức đã học, gợi ý của GV hoàn chỉnh bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp đáp án, cho điểm học sinh

Ví ụ 9: Bản đồ khái niệm uá trình vận chuyển các chất trong cây

Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm dạng khuyết

Hình 2.25: BĐKN (dạng khuyết) Quá trình vận chuyển các chất trong cây

Bước 2: Học sinh hoàn chỉnh bản đồ

HS dựa vào cấu trúc bản đồ, các kiến thức đã được học để hoàn chỉnh bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp đáp án, cho điểm học sinh

Hình 2.26: BĐKN (hoàn chỉnh) Quá trình vận chuyển các chất trong cây

2.5.3.3. Sử dụng BĐKN dạng câm

Quy trình:

Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm, từ nối và cấu trúc bản đồ Bước 2: Học sinh hoàn chỉnh bản đồ

Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp đáp án, cho điểm học sinh

Ví ụ 10: Bản đồ khái niệm mối uan hệ giữa Quang hợp và Hô hấp TV

Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm, từ nối và cấu trúc bản đồ * Hệ thống khái niệm và từ nối

Nhánh Các khái niệm Từ nối

I. Quang hợp - Lục lạp - H2O - C02 - Năng lượng MT - Diệp lục - 02 - diễn ra ở - cần - có - cần cho - tạo ra

- Chất hữu cơ

- Sự sống trên trái đất II.

Hô hấp

- Mọi cơ quan - H2O - C02 - 02 - Chất hữu cơ - Các hoạt động sống - tạo ra - diễn ra ở - cung cấp cho * Hình ảnh

Hình 2.27: Sơ đồ mối quan hệ giữa Quang hợp và Hô hấp ở TV

Hình 2.28: BĐKN (câm) Mối quan hệ giữa Quang hợp và Hô hấp ở TV

Bước 2: Học sinh hoàn chỉnh bản đồ

HS dựa vào gợi ý giáo viên đưa ra (hình ảnh, hệ thống khái niệm và từ nối), dựa vào kiến thức đã học, hoàn chỉnh bản đồ

Hình 2.29: BĐKN (hoàn chỉnh) Mối quan hệ giữa Quang hợp và Hô hấp ở TV

2.5.4. H tự xây ựng BĐ

HS tự xây dựng bản đồ khái niệm dưới sự hướng dẫn của GV, bằng cách giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động để học sinh tự xác định khái niệm trọng tâm (KN giống), các khái niệm loài, tìm mối liên hệ giữa các khái niệm, từ đó tự xây dựng

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11 Trung học phổ thông với sự hỗ trợ của các phần mềm CMAP TOOLS (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)