Những mặt còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh tại Công ty CP Công nghệ Vật Liệu Mới (Trang 39)

CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU MỚI 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

4.1.2.Những mặt còn tồn tạ

Tồn tại đầu tiên và có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty là chi phí nguyên liệu trực tiếp. Nhìn chung tình hình quản lý sử dụng chi phí NVLTT tại công ty khá tốt, năm 2010 sản phẩm của hai xưởng được sản xuất tăng nên dẫn đến CP NVLTT tăng, tuy nhiên chi phí NVLTT tăng 40.35 %, trong khi đó sản lượng sản phẩm sản xuất ra chỉ tăng 1.14% CP NVLTT tăng là do khối lượng NVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm tăng, giá của NVLTT cũng tăng. Khối lượng NVLTT tăng là do tiêu hao NVLTT còn cao, không chỉ tiêu hao do máy móc thiết bị mà còn tiêu hao NVLTT tại khâu bảo quản tại kho: bột nhẹ CACO3, axit…dùng để sản xuất sản phẩm DOC, nhựa thường, gelcoat, thạch anh, axit, oxit, vải mát… dùng để sản xuất ra các sản phẩm từ nhựa, sau khi mua về không được bảo quản trong kho cẩn thận nên khi trời mưa nó có thể bị ướt và làm giảm chất lượng từ đó làm hiệu suất sản xuất giảm đồng thời cũng làm tăng chi phí tiêu hao NVLTT trong sản xuất. Hoặc sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng, đây cũng là yếu tố làm cho CP NVLTT tăng lên.

Các máy móc thiết bị nên được bảo dưỡng và thay thế vì hầu hết máy móc của các xưởng để ở lán to chứ không để trong nhà. Vì vậy thời tiết sẽ làm cho máy móc bị hỏng dần. Hơn nữa xưởng Đồng còn có một hệ thống để điện phân đồng rất dễ bị bào mòn bởi axit khi đưa quặng vào để điện phân đồng. Đồng thời khi xảy ra sự cố phải tiến hành sữa chữa và có thể phải ngừng sản xuất, làm giảm sản lượng sản xuất, tăng chi phí sữa chữa. Như vậy làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Nhìn vào bảng phân tích tình hình sản xuất chung ta thấy CP KHTSCĐ cũng chiếm một phần khá lớn trong tổng chi phí SXC – gần 20% . Khu vực sản xuất của công nhân vẫn còn thô sơ.

Hơn nữa chi phí SXC của phân xưởng năm 2010 tăng, doanh nghiệp nên giảm chi phí NCPX, chi phí mua ngoài cũng phải giảm.

Ngoài ra công ty cũng nên hạn chế chi phí bằng tiền khác. Chi phí này của năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 1,503,137đ. Đây là chi phí không đáng có của công ty.

Thời gian để làm một sản phẩm của công nhân còn chưa được điều chỉnh hợp lý, có những sản phẩm mất nhiều thời gian, có sản phẩm làm mất ít ngày công, vì vậy có những nhân công hoàn thành sản phẩm của mình lại rảnh rỗi. Đồng thời những nhân công sản xuất trực tiếp phần lớn là lao động thời vụ nên việc theo dõi tình hình nhân công cũng gặp khó khăn và việc để những nhân công mới bắt tay vào làm quen với công việc cũng mất nhiều thời gian. Vì vậy thời gian sản xuất của các sản phẩm không đều nhau.

Hơn nữa việc sản xuất ở hai xưởng Composit và xưởng đồng có những NVLTT rất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân công nên cần có chính sách đãi ngộ nhân công hơn và có những dụng cụ bảo vệ tốt hơn khi làm việc.

Thêm vào đó, do địa điểm của hai xưởng ở xa văn phòng của công ty nên việc thu thập số liệu của phòng kế toán để phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm chưa kịp thời và nhanh chóng. Dẫn đến việc phân bổ chi phí không được chi tiết và cụ thể cho từng sản phẩm.

Chính những hạn chế trên mà công ty cần có biện pháp nhằm quản lý và sử dụng tốt các khoản mục chi phí sản xuất tại công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh tại Công ty CP Công nghệ Vật Liệu Mới (Trang 39)