d, Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
3.1.1 Những ưu điểm
• Về tổ chức bộ máy kế toán
.Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung với đội ngũ nhân viên kế toán gọn nhẹ, có trình độ, có kinh nghiệm, sáng tạo trong việc vận dụng chế độ kế toán vào tình hình của Công ty. Ứng với mỗi nhân viên kế toán đều có nhiệm vụ rõ ràng, sự phân công công việc không bị chồng chéo và luôn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phân xưởng, các phòng ban khác trong Công ty đã giúp cho việc ghi chép, phản ánh số liệu của nhân viên kế toán được thực hiện khá trôi chảy, chính xác và thông tin kế toán được cung cấp kịp thời đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu trong công tác quản lý và điều hành của Ban Lãnh đạo Công ty.
Được sự quan tâm của Ban Lãnh đạo Công ty, hàng năm các nhân viên kế toán được cử đi đào tạo thêm để nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm tối đa hoá sự đóng góp của họ đối với tổ chức, mặt khác giúp họ chủ động tiếp cận với những thay đổi trong chế độ kế toán áp dụng để có sự điều chỉnh chính xác trong nghiệp vụ hàng ngày của mình. Bên cạnh đó, công tác kế toán được trực tiếp kiểm tra bởi một kế toán trưởng giàu kinh nghiệm, thao tác kỹ thuật kế toán cao nên công tác kế toán luôn được tiến hành trôi chảy, đúng chính sách, chế độ ban hành, thông tin kế toán có độ tin cậy cao, việc tổ chức kế toán tiết kiệm và có hiệu quả.
• Về tình hình vận dụng chế độ kế toán
Trong quá trình vận dụng chế độ kế toán, công ty luôn thực hiện đúng chế độ kế toán do Bộ tài chính quy định. Cụ thể:
- Về tổ chức vận dụng chứng từ:
Công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 do Bộ tài chính ban hành. Hệ thống chứng từ này rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, đảm bảo ghi nhận kịp thời, đúng, đủ nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, dễ dàng cho việc ghi sổ, kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh, nội dung ghi trên chứng từ. Quy định lập, luân chuyển, bảo quản, kiểm tra chứng từ ở công ty được tuân thủ nghiêm túc, chặt chẽ theo trình tự đã quy định thống nhất. Trong công tác hạch toán chi phí sản xuất có thể kể đến một số chứng từ tiêu biểu sau: Phiếu xin lĩnh vật tư, phiếu xuất kho, bảng chấm công… Các chứng từ được kiểm soát chặt chẽ trước khi ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Chứng từ NVL xuất kho dùng cho sản xuất sản phẩm trong kỳ đều được thủ kho kiểm tra chặt chẽ, kịp thời chuyển chứng từ lên phòng kế toán ngay khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giúp cho kế toán tập hợp chi phí trong kỳ một cách chính xác, kịp thời và hàng tồn kho được theo dõi thường xuyên.
+ Với việc tính lương, cuối tháng nhân viên phân xưởng và các phòng ban kịp thời chuyển bảng chấm công, phiếu báo sản phấm hoàn thành cho phòng kế toán để thực hiện công tác tính lương.
- Về hệ thống sổ sách
Công ty sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh có quy trình công nghệ đơn giản, quy mô sản xuất không lớn lắm, phù hợp với hệ thống TK kế toán và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Với mẫu sổ tương đối đơn giản, khoa học, được lập đều đặn, đảm bảo cho việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo tính thống nhất và chính xác.
Hệ thống báo cáo của công ty được lập theo đúng mẫu quy định của Bộ tài chính, tuân thủ thời gian lập và nộp báo cáo cho các cấp hữu quan và cơ quan thuế. Ngoài ra, Công ty còn lập thêm một số mẫu báo cáo khác để phục vụ công tác quản lý.
• Về công tác tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm gạch xây
Công tác tập hợp chi phí sản xuất đòi hỏi sự chính xác, kịp thời, tránh sự khai khống hay bỏ sót chi phí. Hạch toán chi phí sản xuất là một phần hành xuyên suốt và ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh của Công ty. Việc tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty theo khoản mục: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung là hoàn toàn hợp lý và đúng chế độ. Điều đó không chỉ giúp công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi, chính xác mà còn phục vụ đắc lực cho việc lập báo cáo tài chính, cho công tác phân tích và công tác quản trị chi phí tại công ty. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phân xưởng sản xuất, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và qua đó có thể đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng chi phí của từng phân xưởng sản xuất.
Kế toán chi phí NVL trực tiếp
- Công ty đã tăng cường quản lý chi phí NVL, đặc biệt là NVL trực tiếp. Điều này được thể hiện qua kế hoạch mua NVL của Công ty. Trước đây, khi mới thành lập, công ty thường hay nhập mua NVL khá sớm, mà đất, than…chiếm diện tích kho khá lớn nên đã làm tăng chi phí bảo quản, chi phí thuê kho bãi. Nhưng hiện nay việc mua NVL đã có kế hoạch cụ thể, nhằm bảo đảm cho sản xuất không bị ứ đọng vốn ở NVL tồn kho, góp phần tiết kiệm chi phí.
- Hạch toán hàng tồn kho áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nên tình hình biến động nhập - xuất - tồn của NVL được theo dõi liên tục, việc đối chiếu, kiểm tra cũng dễ dàng hơn. Từ đó góp phần quản lý vật tư chặt chẽ, tiến tới giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
- Việc theo dõi thường xuyên, liên tục từng lần nhập - xuất NVL giúp cho Công ty có kế hoạch cung cấp NVL đầu vào hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm nên việc tính toán tiền lương cho công nhân được thực hịên một cách nhanh chóng và kịp thời chi trả cho công nhân vào cuối tháng. Ngoài ra, Công ty có chế độ trả lương phụ cấp trách nhiệm, chế độ lương khen thưởng hợp lý.
Về kế toán chi phí sản xuất chung
Các chi phí sản xuất chung được tập hợp khá đầy đủ, nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu của công tác kế toán chi phí sản xuất của công ty.
Công ty đã có tiêu chuẩn phân bổ hợp lý đối chi phí sản xuất chung.
Nhìn chung, kế toán chi phí sản xuất tại công ty phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra xét trên cả hai khía cạnh tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán quy định chung và phù hợp với tình hình thực tế của công ty.