Chính trị không thể không giữ vị trí hàng đầu so với kinh tế

Một phần của tài liệu Biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của V.I.Lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 34)

1. 2 Khái niệm kinh tế và khái niệm chính trị

1.2.3.Chính trị không thể không giữ vị trí hàng đầu so với kinh tế

Lịch sử đã chứng minh rằng không có nền kinh tế nào trong xã hội có giai cấp mà lại không chịu sự chi phối, điều tiết của chính trị, trực tiếp hoặc gián tiếp, không ẩn dấu bên trong thì cũng biểu hiện bên ngoài. Điều khác nhau chỉ là nền chính trị nào và nhà nước đó là nhà nước của giai cấp nào.

Kinh tế có vai trò quyết định tới việc đưa ra những quyết sách chính trị, những phương sách phát triển kinh tế nhưng đến lượt nó, chính trị cũng có vai trò tác động trở lại kinh tế theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

C.Mác, Ph.Ănghen đã nhấn mạnh vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế trong luận điểm sau đây: “ Tác động ngược lại của quyền lực nhà nước đối với sự phát triển kinh tế có ba loại. Nó có thể tác động cùng hướng khi ấy sự phát triển diễn ra nhanh hơn; nó có thể tác động ngược lại sự phát triển kinh tế- khi ấy thì hiện nay ở mỗi dân tộc lớn, nó sẽ tan vỡ sau một khoảng thời gian nhất định, hoặc là nó có thể cản trở sự phát triển kinh tế ở những hướng nào đó và thúc đẩy sự phát triển ở những hướng khác. Trường hợp này rốt cuộc dẫn đến một trong hai trường hợp trên. Tuy nhiên, rõ ràng là trong trường hợp thứ hai và thứ ba, quyền lực chính trị có thể gây tác hại lớn cho sự phát triển kinh tế và có thể gây ra sự lãng phí to lớn về sức lực và vật chất" [47,678]

Như vậy, chính trị có thể tác động lên kinh tế theo ba chiều hướng:

Một là nó cùng chiều với sự phát triển kinh tế thì có vai trò tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ.

Hai là nó ngược chiều với sự phát triển kinh tế thì thứ chính trị đó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Ba là chính trị có khả năng hạn chế phần nào phạm vi tác động những khuynh hướng phát triển này hoặc có thể đẩy mạnh tác dụng của những khuynh hướng phát triển khác trong một chế độ kinh tế nhất định.

Theo C.Mác và Ph.Ănghen thì chỉ có thứ chính trị tác động cùng hướng lên sự phát triển kinh tế, tuân theo quy luật cũng như nhận thức và phân tích thực tiễn một cách sáng suốt thì mới thúc đẩy kinh tế phát triển. Còn lại thì đều gây tác hại lớn cho nền kinh tế, gây lãng phí to lớn về sức lực và vật chất. Tuy nhiên, dù có dùng quyền lực chính trị để đi ngược lại sự phát triển kinh tế, kìm hãm sự phát triển kinh tế thì chính trị không thể thoát khỏi sức ép của sự phát triển kinh tế. Cuối cùng, chính trị cũng phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển kinh tế và tuân theo sự phát triển ấy.

35

Ở đây, chúng ta nhấn mạnh tới việc chính trị sai lầm sẽ chỉ đem lại những lãng phí và sự trả giá quá đắt có thể không chỉ là vật chất mà còn có thể là con người.

Kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen V.I. Lênin đã khẳng định: " Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế" [59,349].

Trước hết chúng ta cần phải hiểu chính trị mà V.I. Lênin nói ở đây không phải

là chính trị một cách thuần tuý mà phải hiểu chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Chính trị ở đây là chính trị để làm kinh tế, nghĩa là giai cấp thống trị cần đưa ra những đường lối, chính sách đúng đắn nhằm phát triển kinh tế.

Thứ hai, chính trị ở đây còn được hiểu là phương pháp chính trị dùng để phát

triển kinh tế. Có nhiều người đã nghĩ lệch lạc câu nói này của V.I.Lênin. Họ cho rằng V.I.Lênin đã đi ngược lại Chủ nghĩa Mác khi khẳng định chính trị có vai trò quyết định tới kinh tế, tức là gián tiếp khẳng định kiến trúc thượng tầng có vai trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng. Nhận thức như vậy là hoàn toàn sai lầm. Lênin không chỉ trung thành với chủ nghĩa Mác mà luận điểm trên của Người còn thể hiện sự cụ thể hơn về vai trò của chính trị. Ở đây Lênin nói từ chính trị "ưu tiên" so với kinh tế chứ không phải là chính trị có vai trò quyết định so với kinh tế. Lênin hoàn toàn không có ý nhấn mạnh vai trò quyết định của chính trị đối với kinh tế. Chính trị ở đây còn có thể hiểu là một thủ đoạn, một công cụ để giải quyết vấn đề kinh tế và các vấn đề khác…

Giai cấp vô sản đã thực hiện một cuộc cách mạng để nhằm xây dựng một quan hệ sản xuất mới- quan hệ sản xuất XHCN. Bởi vậy, trong quá trình giành và củng cố quyền lực chính trị của mình, giai cấp vô sản phải thể hiện được vai trò quyền lực của mình bằng việc đưa ra những đường lối chính trị để hình thành và phát triển kinh tế XHCN. Chính trong quá trình như vậy, chính trị có vai trò và ý nghĩ vô cùng to lớn. Việc cho rằng chính trị giữ vị trí hàng đầu so với kinh tế tức là thể hiện tính ưu việt của việc sử dụng phương pháp chính trị hơn phương pháp kinh tế trong quá trình xây dựng nước Nga Xô viết.

Trong thời kỳ quá độ, công thức xây dựng đất nước của V.I. Lênin đó là nhìn về mặt chính trị để quyết định nhiệm vụ kiến thiết kinh tế tức là khi đưa ra các chính sách kinh tế phải đứng trên quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là sử dụng chính trị như một công cụ để điều tiết phát triển kinh tế ở mức độ nào là hợp lý. Một sự can thiệp quá mức vào kinh tế sẽ chặn đứng sự phát triển của nó. Ngược lại, không có sự can thiệp đúng mức của chính trị tức là sự phát triển của kinh tế sẽ không theo người cầm lái, thì nền kinh tế sẽ phát

36

triển một cách tự phát, tự do. Trong lịch sử, chúng ta đã ghi nhận thấy những trường hợp nền kinh tế phát triển một cách tự do đã ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của kinh tế, xã hội như thế nào ? Muốn có một nền kinh tế phát triển bền vững vì xã hội thì cần có sự can thiệp của nhà nước ở một mức độ nhất định, phải kết hợp giữa thị trường và kế hoạch.

Tán thành quan điểm của C. Mác và Ph. Ănghen với trường hợp chính trị kìm hãm kinh tế hoặc đầu tư không đúng mức vào kinh tế sẽ dẫn đến những hậu quả hết sức nặng nề, V.I. Lênin nhiều lần đã chỉ rõ: " Cố nhiên tôi luôn luôn đã, đang và sẽ còn mong muốn rằng chúng ta làm chính trị ít hơn và làm kinh tế nhiều hơn. Nhưng cũng dễ hiểu rằng muốn cho lòng mong muốn thành sự thật thì cần phải không có những nguy cơ về chính trị và những sai lầm chính trị…những sai lầm đó buộc chúng ta phải mất nhiều thời gian để sửa chữa" [59,352].

Lênin hiểu vấn đề này hơn ai hết. Bởi trước khi có chính sách kinh tế mới, chính sách "cộng sản thời chiến" ra đời nhằm xây dựng nước Nga Xô viết lên CNCS trong thời chiến. Bởi vậy, một vài chính sách đã được coi như là một sai lầm không thể không phạm phải. Ví dụ điển hình nhất là việc nước Nga Xô viết khi đó còn tồn tại nhiều giai cấp, sở hữu và đa thành phần kinh tế. Nhưng thay vì khuyến khích chúng phát triển thì khi đó chính trị buộc phải đưa ra những chính sách loại trừ dần dần sự tồn tại của các thành phần kinh tế phi XHCN, và các giai cấp là mầm mống của sự phát triển TBCN. Bằng quyền lực chính trị cũng như vì lợi ích giai cấp, bên cạnh những khó khăn thúc bách của chiến tranh, các chính sách đưa ra trong thời kỳ công sản thời chiến là một sai lầm, đi ngược lại với quy luật phát triển kinh tế.

Sau chiến tranh, những nguy cơ xâm lược nội xâm và ngoại xâm bị đẩy lùi, một số chính sách được đề ra nhằm tạo ra sự phù hợp giữa các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề kinh tế ở nước Nga Xô viết. Lúc này, phương pháp chính trị để nhận biết bước đi, phân tích thực tiễn là cần thiết hơn là để mặc cho kinh tế tự phát triển. Việc ưu tiên cho chính trị, dùng phương pháp chính trị ở đây cũng là để phát triển kinh tế, cũng là ưu tiên phát triển kinh tế.

Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới, Lênin đã không ngừng và kiên quyết đấu tranh với phái kinh tế và nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị cũng như khẳng định vào thời điểm này thì chính trị, phương pháp chính trị luôn chiếm vị trí hàng đầu, lo cho chính trị là lo cho sự phát triển kinh tế, ưu tiên cho chính trị cũng chính là ưu tiên cho việc giải quyết những vấn đề liên quan đến sự phát triển bản thân kinh tế.

37

Để phản kháng lại những lời buộc tội của phái kinh tế cho rằng Lênin đứng về phía chính trị để giải quyết mọi vấn đề, đã xa rời chủ nghĩa Mác, Lênin đã khẳng định: "Không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó, không thể nào giữ vững được sự thống trị của mình, và do đó, càng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất"[59,350]. Một nền kinh tế trong xã hội nhất định luôn luôn cần có sự chi phối, can thiệp của chính trị, mà tất nhiên đó là thứ chính trị của giai cấp cầm quyền. Bởi vậy, giai cấp cầm quyền biểu hiện được quyền lực chính trị của mình, lợi ích của mình qua các chính sách kinh tế. Nhưng để không bị các quy luật kinh tế điều khiển cũng như để điều khiển sự phát triển kinh tế phục vụ cho lợi ích của giai cấp thì giai cấp đó phải giữ vững được lập trường tư tưởng của mình. Nếu chỉ tập trung vào kinh tế, phát triển kinh tế một cách tối đa, dẫn tới việc tuân theo, phục tùng theo quy luật phát triển kinh tế, bỏ qua hoặc cho rằng không cần thiết có sự can thiệp của chính trị thì nền kinh tế đó sẽ không thể đi theo hướng mà giai cấp vô sản đặt ra là xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm tiến lên CNXH, CNCS.

Giai cấp vô sản giành và củng cố quyền lực chính trị và từ đó để hình thành và phát triển nền kinh tế XHCN ( vì lợi ích của toàn thể nhân dân) thì nền kinh tế đó phải hoạt động sao cho phục vụ toàn thể nhân dân, cũng như có một nhiệm vụ to lớn là xây dựng nền kinh tế XHCN, tức là nó phải làm sao cho các yếu tố của CNXH phát triển mạnh mẽ như các thành phần kinh tế XHCN phát triển mạnh, đóng vai trò chủ đạo, nòng cốt.

Khi hiểu được vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế và đặc biệt hơn, Lênin mong muốn rằng cần có ít sai lầm về chính trị thì mới có một nền kinh tế vững mạnh được. Vậy để có ít sai lầm chính trị thì cần có người lãnh đạo sáng suốt và một bộ máy Nhà nước làm việc có hiệu quả. Chính vì vậy, để có một đường lối chính trị đúng đắn, cũng như việc thực thi các đường lối đó được thông suốt thì Lênin đã tập trung vào cải cách bộ máy nhà nước. Lênin đã thẳng thắn thừa nhận rằng:" Tình hình bộ máy nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu không muốn nói là rất tồi tệ, đến nỗi trước hết chúng ta phải suy nghĩ nghiêm chỉnh xem nên khắc phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào"[62, 442-443].

Sự thật rằng nước Nga Xô viết chỉ có hai yếu tố để xây dựng bộ máy ấy. Yếu tố thứ nhất là công nhân hăng hái đấu tranh cho CNXH. Nhưng họ lại không có đủ trình độ, học thức để biết cần phải xây dựng bộ máy ấy như thế nào. Mà theo Lênin, việc xây dựng bộ máy nhà nước không thể giải quyết được bằng một hành động liều lĩnh, bằng sự táo bạo hay bằng những đức tính tốt đẹp nào cả, nó cần có trình độ văn hoá.

38

Yếu tố thứ hai mà nước Nga Xô viết cần có để xây dựng bộ máy là những yếu tố kiến thức, học thức, giáo dục, nhưng nếu so với các nước khác thì trình độ của nước Nga khi đó còn thấp "đến nực cười". Bên cạnh đó, Lênin còn không ngại ngần thừa nhận việc cải tiến bộ máy nhà nước trong thời gian qua chỉ là "một hoạt động phí công, một hoạt động, qua năm năm đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ là vô hiệu, thậm chí còn vô ích, hay thậm chí còn có hại là khác…đã làm cho những cơ quan và đầu óc của chúng ta đóng cáu lại"[62,445]. Như vậy, nhiệm vụ cải cách bộ máy nhà nước là vô cùng cấp bách.

Nhiệm vụ cải cách bộ máy nhà nước là nhằm đảm bảo chính trị quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ chủ yếu mà Người đề ra cho chính sách kinh tế mới để xây dựng CNXH. Lênin đã khẳng định: "Hiện nay chúng ta có hai nhiệm vụ chủ yếu có ý nghĩa đánh dấu thời đại. Nhiệm vụ thứ nhất là cải tạo bộ máy quản lý hoàn toàn vô giá trị mà thời đại cũ đã để lại toàn bộ cho chúng ta…Nhiệm vụ thứ hai của chúng ta là tiến hành công tác văn hoá trong nông dân"[62,428]. Trong đó, chú trọng tới hai vấn đề: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề thứ nhất: Cải cách bộ máy nhà nước.

Theo Lênin:" Không có cuộc đấu tranh triệt để và bền bỉ để cải thiện bộ máy, thì chúng ta sẽ tiêu vong trước khi tạo được cơ sở của chủ nghĩa xã hội"[60,457]. Bộ máy vững chãi thì phải thích ứng được với mọi sự biến đổi. Khi chiến tranh đã qua đi, hoà bình được lập lại, bộ máy đó cũng phải thay đổi về nhận thức, chính sách, để có thể xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Bộ máy cũ theo Lênin là hoàn toàn "vô giá trị".

Bên cạnh đó, theo Người, ngại thay đổi là tâm lý của nhiều người an phận thủ thường, không thấy được những sự hối thúc của thực tiễn, của nhu cầu, lợi ích của con người. Nếu không nhận thức được thì nói như Lênin, Nhà nước Xô viết sẽ bị diệt vong, trước hết là vì những mâu thuẫn về lợi ích của xã hội không được đảm bảo. Bộ máy nhà nước phải phục tùng cho mục tiêu chính trị. Điều đó, đòi hỏi thành phần tổ chức của bộ máy phải bảo đảm được việc đông đảo quần chúng kiểm tra được công việc nhà nước, tăng cường mối liên hệ giữa quần chúng nhân dân với những người lãnh đạo. Từ đó, chúng ta mới có thể đề phòng chủ nghĩa cá nhân với tệ độc đoán, từng bước thực hiện dân chủ hoá trong sinh hoạt.

Tuy nhiên, cải cách bộ máy nhà nước không phải là việc đơn giản mà vô cùng phức tạp đòi hỏi thận trọng. Lênin đã nhấn mạnh:" Cần phải làm việc một cách thận trọng bằng cách căn cứ vào kinh nghiệm thực tế mà sửa đổi dần dần bộ máy của chúng ta tuỳ theo mức độ cần thiết" [59,190]. Theo đó, V.I Lênin còn nhấn mạnh

39

thêm: " Phải kịp thời tỉnh ngộ. Phải thấm sâu thái độ bất tín nhiệm bổ ích đối với lối cứ khinh suất muốn lao bừa lên đối với mọi lời huyênh hoangv.v… Phải nghĩ đến chuyện kiểm tra lại những chủ trương mà chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định và khó hiểu của các chủ trương đó. Điều tai hại nhất ở đây là hấp tấp. Điều tai hại nhất là tưởng rằng chúng ta biết được một tý như thế là đủ rồi, hoặc tưởng rằng chúng ta đã có được một số yếu tố khá lớn để xây dựng được một bộ máy thật sự xứng đáng với danh hiệu là bộ

Một phần của tài liệu Biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của V.I.Lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 34)