Khái niệm thị trường, kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của V.I.Lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 41)

1. 2 Khái niệm kinh tế và khái niệm chính trị

1.3.1. Khái niệm thị trường, kinh tế thị trường

* Sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường

Có nhiều ý kiến cho rằng kinh tế hàng hoá mà giai đoạn cao của nó là kinh tế thị trường gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của CNTB, là kết quả riêng có của CNTB. Nhất là trong tư tưởng của những nước XHCN cũ thì luôn coi kinh tế thị trường là nền kinh tế của CNTB, còn kinh tế XHCN là kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Bởi vậy, suốt một thời gian dài các nước XHCN đã không chịu đổi mới theo hướng kinh tế thị trường vì sợ sẽ từ bỏ con đường XHCN và dễ bị chuyển sang chế độ TBCN. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng có nguồn gốc ra đời của nó và lịch sử đã chứng minh rằng nó không phải là sản phẩm riêng có của CNTB, của chế độ tư hữu mà là sản phẩm chung của văn minh nhân loại.

Lịch sử của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu kinh tế là nền kinh tế tự cung tự cấp và kinh tế hàng hoá mà phát triển cao là kinh tế thị trường. Nền kinh tế tự cấp tự túc là nền kinh tế mà sản phẩm làm ra là phục vụ trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Đây là kiểu kinh tế tồn tại phổ biến trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến. Kiểu sản xuất này mang tính chất khép kín, bảo thủ, trì trệ và giảm năng động của người sản xuất. Kinh tế hàng hoá hay kinh tế thị trường là nền kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để đem trao đổi hoặc bán trên thị trường.

Nguyên nhân hình thành hàng hoá và trao đổi hàng hóa trong buổi đầu của lịch sử ra đời của nó chính là sở hữu công cộng tồn tại riêng rẽ nhau giữa các cộng đồng

42

nguyên thuỷ khi đã có sự phân công, "chuyên môn hoá" sản xuất giữa các cộng đồng đó. Trao đổi hàng hoá có trước nền sản xuất hàng hoá và nó là một trong những điều kiện chứ không phải là điều kiện duy nhất đẻ ra sản xuất hàng hoá.

Lúc đầu, trong quá trình sản xuất, công xã này đã sản xuất ra một lượng sản phẩm lớn hơn nhu cầu của công xã và bên cạnh đó, công xã này lại thiếu một hoặc một vài sản phẩm nào đó. Sản phẩm mà công xã này thiếu lại trở nên thừa ở công xã khác và công xã ấy lại thiếu sản phẩm mà công xã này thừa. Chính vì sự thừa, thiếu sản phẩm ở các công xã nên dần đã có nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa các công xã với nhau nhằm phục vụ nhu cầu cho từng công xã. Quan hệ trao đổi này dựa trên nguyên tắc "anh hãy để cho tôi cái mà tôi cần và tôi sẽ đưa cho anh cái mà anh cần". Như vậy, sự trao đổi hàng hoá được diễn ra đầu tiên là ở các công xã công hữu về tư liệu sản xuất. Mác đã khẳng định: "…sự trao đổi sản phẩm phát sinh ở những điểm tiếp xúc giữa các gia tộc, thị tộc, cộng đồng khác nhau, vì ở thời kỳ đầu của nền văn minh thì không phải là những xã nhân riêng biệt mà là các gia tộc, thị tộc..v..v..mới tiếp xúc với nhau như những đơn vị độc lập"[46, 510-511].

Như vậy thời kỳ đầu trao đổi hàng hoá, sự chuyển hoá sản phẩm thành hàng hoá là kết quả của sự trao đổi giữa các công xã khác nhau chứ không phải là giữa các thành viên riêng lẻ trong xã hội. Như vậy, ta có thể nhận thấy, nguồn gốc của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường lại chính là ở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, những trao đổi sơ khai ban đầu giữa các công xã chỉ mang tính chất ngẫu nhiên và tạm thời. Chỉ khi nào có sản phẩm thừa hoặc thiếu sản phẩm, con người mới nảy sinh nhu cầu trao đổi chứ chưa có chủ đích sản xuất ra sản phẩm để đem trao đổi. Ănghen đã làm rõ hơn và nhận định: "những bộ lạc du mục tách rời khỏi bộ phận còn lại của những người dã man, đó là sự phân công xã hội lớn đầu tiên…Vì vậy mà lần đầu tiên, đã có thể có sự trao đổi đều đặn. Ở các giai đoạn phát triển trước đây, chỉ có thể có những sự trao đổi ngẫu nhiên mà thôi; sự khéo léo đặc biệt trong việc chế tạo vũ khí và công cụ có thể đưa đến một sự phân công lao động nhất thời... Nhưng sau khi những bộ lạc du mục tách ra rồi, chúng ta thấy có sẵn tất cả những điều kiện cho sự trao đổi giữa các thành viên ở những bộ lạc khác nhau, cho sự phát triển và củng cố sự trao đổi ấy, một sự trao đổi đã trở thành một chế độ thường xuyên. Lúc đầu, sự trao đổi được tiến hành giữa các bộ lạc thông qua những tù trưởng thị tộc của mỗi bên; nhưng khi những đàn gia súc bắt đầu chuyển thành sở hữu tư nhân thì sự trao đổi giữa cá nhân với nhau ngày càng thắng thế và cuối cùng trở thành hình thức trao đổi duy nhất. Những vật phẩm chủ yếu mà các bộ lạc du mục trao đổi với những bộ lạc

43

lân cận là gia súc; gia súc đã trở thành hàng hoá dùng để đánh giá tất cả các hàng hoá khác và ở đâu cũng được người ta vui lòng nhận đổi với các hàng hoá khác- tóm lại, gia súc đã nhận được chức năng tiền tệ và nó được dùng làm tiền tệ ngay từ giai đoạn đó"[42, 245- 246].

Như vậy sự trao đổi giữa các công xã dần dần bị nhường chỗ cho sự trao đổi giữa các cá nhân, nhưng không phải là không còn sự trao đổi giữa các công xã nữa. Tuy vậy, thời kỳ này vẫn chưa có được một nền sản xuất hàng hoá thực thụ bởi vì sự trao đổi tuy có đều đặn nhưng chưa mạnh mẽ. Chỉ đến khi "…sự phân công lớn lần thứ hai đã diễn ra: thủ công nghiệp đã tách khỏi công nghiệp…Vì nền sản xuất bị tách ra thành hai ngành chính, nông nghiệp và thủ công nghiệp, nên đã ra đời nền sản xuất trực tiếp nhằm trao đổi; đó là nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá xuất hiện thì đồng thời thương nghiệp cũng xuất hiện không những trong nội bộ và ở biên giới các bộ lạc, mà cả với những nước ở hải ngoại nữa. Tuy nhiên, tất cả tình hình đó vẫn còn ở hình thái phôi thai; những kim loại quý bắt đầu trở thành thứ hàng hoá- tiền tệ phổ biến và chiếm ưu thế, nhưng người ta chưa đem đúc thành tiền, mà chỉ đem trao đổi theo trọng lượng"[42, 250].

Cùng với sự phân công lao động lần hai này làm cho có sự phân biệt giữa kẻ giàu và người nghèo xuất hiện, trao đổi giữa những người sản xuất riêng biệt trở thành sự tất yếu sống còn của xã hội. Điều này tất yếu xuất hiện một tầng lớp thương nhân. Ănghen đã nhận định " thời đại văn minh đã củng cố và phát triển tất cả những hình thức phân công đã có…làm trầm trọng sự đối lập giữa thành thị và nông thôn (hoặc thành thị có thể thống trị nông thôn về mặt kinh tế, như trong thời cổ; hoặc nông thôn có thể thống trị thành thị, như ở trong thời trung cổ); và thời đại văn minh còn thêm vào đó một sự phân công thứ ba, một sự phân công riêng của nó và có một ý nghĩa quyết định: sự phân công này nảy sinh ra một giai cấp không còn tham gia sản xuất nữa, mà chỉ làm công việc trao đổi sản phẩm, đó là những thương nhân" [42, 253- 254]. Bên cạnh đó Ănghen khẳng định rằng "hàng hoá là cái bùa có thể tuỳ ý biến thành mọi vật có tính chất quyến rũ và đáng thèm muốn. Ai có bùa đó, là chi phối được thế giới sản xuất"[42, 255] và người có bùa đó chính là thương nhân.

Như vậy, điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá là có sự phân công lao động xã hội và tồn tại những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc lẫn nhau của những người sản xuất hàng hoá. Chính sự phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động. Tuy nhiên ở điều kiện thứ hai cho sự ra đời của sản xuất hàng hoá khiến người ta hay lầm lẫn rằng kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường chỉ ra đời trong

44

chế độ sở hữu tư nhân hay cụ thể hơn là khi CNTB ra đời. Ở đây, lao động tư nhân không đồng nghĩa với tư hữu. Lao động tư nhân độc lập có thể là lao động cá thể, có thể là lao động tổng thể (một xí nghiệp, hiệp tác, một công trường thủ công, một công xưởng, một liên hiệp xí nghiệp, kể cả những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước) mà chỉ sản phẩm của cả tập thể mới trở thành hàng hoá. Như vậy, không chỉ cá nhân hay đơn vị sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất mà cả những doanh nghiệp dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, nếu tồn tại độc lập thì sản phẩm của họ cũng phải đối diện với nhau như là hàng hoá.

Vậy, mới đầu hàng hoá và sự trao đổi hàng hoá xuất hiện và hình thành giữa các cộng đồng nguyên thủy có sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Khi có sự phân công lao động lần thứ hai tức sự phân công lao động và sự chuyên môn hoá trong sản xuất phát triển hơn trước thì mới ra đời một nền sản xuất hàng hoá thực thụ. Sản phẩm làm ra được đem để trao đổi hoặc bán trên thị trường. Đó là thời kỳ "của cây kiếm sắt, đồng thời của cái rừu sắt, thành thị ra đời, của cải tăng lên nhanh chóng và là của cải của cá nhân, nghề dệt, chế tạo đồ kim khí và những nghề thủ công khác ngày càng tách khỏi nhau, vì vậy sản phẩm nhiều chủng loại"[6,355]. Bởi vậy, thời kỳ này hàng hoá phong phú hơn, nhiều hơn do lực lượng sản xuất đã phát triển hơn trước rất nhiều. Trao đổi hàng hoá lần đầu tiên xuất hiện giữa các đơn vị kinh tế công hữu và " sự trao đổi hàng hoá bắt đầu ở nơi mà công xã kết thúc, ở những điểm nó tiếp xúc với các công xã khác hay với những thành viên của các công xã đó"[46, 138]. Trong khi đó, trao đổi hàng hoá là một trong những điều kiện đẻ ra sản xuất hàng hoá. Tức là sản xuất hàng hoá có thể thích ứng với cả chế độ tư hữu và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Từ đây ta có thể khẳng định trao đổi hàng hoá, sản xuất hàng hoá có nguồn gốc từ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và khi chế độ tư hữu ra đời thì nó càng có điều kiện phát triển hơn và thể hiện được những uy quyền của nó. Chúng ta cũng có thể được phép khẳng định rằng kinh tế hàng hoá mà giai đoạn phát triển cao của nó là kinh tế thị trường không chỉ gắn với chế độ sở hữu tư nhân mà còn gắn với chế độ sở hữu công cộng thuộc các cộng đồng khác nhau như đã từng diễn ra trong lịch sử. Chính điều này đã khẳng định cho sự tồn tại tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

* Khái niệm thị trường

Theo Mác thị trường nghĩa là lĩnh vực trao đổi. Lênin cho rằng: “Khái niệm “thị trường” hoàn toàn không thể tách rời khái niệm phân công lao động xã hội…Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có “thị

45

trường”. Quy mô của “thị trường” gắn chặt với trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội” [51,114].

Như vậy, có thể nói thị trường là tổng hoà những mối quan hệ mua- bán trong xã hội được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử kinh tế- xã hội

nhất định. Ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường và nói đến

thị trường là nói đến hàng hoá, giá cả, tiền tệ, người mua, người bán…Cơ sở của thị trường chính là sự phân công lao động xã hội.

Môi trường của thị trường là môi trường cạnh tranh. Cạnh tranh là điều kiện mà ở đó, các nhân tố hàng- tiền, mua- bán tồn tại, cung- cầu vận động và phát triển. Các nhân tố, các quan hệ cơ bản của kinh tế thị trường không thể vận động được nếu không có cạnh tranh. Trong kinh tế thị trường các chủ thể kinh tế phải không ngừng cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đó, tất yếu có kẻ thua và người thắng nên sự phá sản, thất bại là một điều tất yếu. Trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp độc lập, tự do quyết định mọi khâu trong việc sản xuất từ tổ chức, quản lý tới phân phối sản phẩm để làm sao cho họ có thể tồn tại và phát triển được. Họ phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn. Vai trò cạnh tranh trong kinh tế là rất lớn. Nó kích thích tăng năng suất lao động, phát triển khoa học- kỹ thuật, áp dụng khoa học- kỹ thuật hiện đại vào sản xuất một cách nhanh nhất để đầu tư cho sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời nó còn khiến cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả và ít lãng phí nhất.

* Kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế- xã hội mà toàn bộ mối quan hệ của quá trình tái sản xuất và các vấn đề cơ bản của sản xuất được giải quyết

thông qua thị trường. Nó tồn tại khách quan chứ không do ý chí chủ quan tạo ra.

Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Nền kinh tế này đối lập với nền kinh tế mang tính tự nhiên. Nó là “một hệ thống kinh tế tồn tại khách quan trên một trình độ phát triển tương ứng của lực lượng sản xuất và trở thành một bộ phận quan trọng của quan hệ sản xuất tương ứng. Nó không phải là một kiểu tổ chức kinh tế do con người tạo ra bằng ý chí chủ quan của mình, mà hình thành một cách khách quan” [10,24]. Kinh tế hàng hoá mà giai đoạn cao của nó là kinh tế thị trường tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau và nó “ được thực hiện trong chế độ xã hội nào thì nó mang bản chất của xã hội đó, mà ngày nay ta thường gọi là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”[23,10].

46

Đặng Tiểu Bình, một nhà cách mạng lớn của Trung Quốc, là người đầu tiên ở Trung Quốc đã xác định con đường chiến lược phát triển CNXH mang màu sắc Trung Quốc, trong đó, thị trường chỉ là biện pháp kinh tế và kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh bình đẳng, tự do phát triển còn nó mang bản tính bóc lột lại do bản chất của chế độ mà nó tồn tại quy định. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường TBCN, giai cấp tư sản là giai cấp nắm quyền, nhà nước là nhà nước của giai cấp tư sản, bảo vệ cho chế độ tư hữu nên nó mang tính chất bóc lột. Bởi vậy, kinh tế thị trường TBCN không chỉ chịu tác động của quy luật chung của kinh tế thị trường mà còn chịu sự tác động của quy luật giá trị, là quy luật kinh tế cơ bản tồn tại trong hệ thống các quy luật kinh tế khác của CNTB.

Kinh tế thị trường XHCN tuy vẫn chịu tác động của quy luật chung của kinh tế thị trường nhưng đồng thời cũng chịu tác động của quy luật kinh tế cơ bản (quy luật mục đích khách quan của nền sản xuất XHCN là không ngừng phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội).

Một phần của tài liệu Biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của V.I.Lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)