Tinh tất yếu xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của V.I.Lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)

1. 2 Khái niệm kinh tế và khái niệm chính trị

1.3.2. Tinh tất yếu xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam

Tại sao chúng ta lại chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường. Điều này hoàn toàn mang tính khách quan và tất yếu chứ không phải là ý kiến chủ quan của Đảng ta áp dụng vào Việt Nam.

Điều thứ nhất phải kể đến sự thất bại của mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập

trung mệnh lệnh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các nước trong hệ thống XHCN. Nói một cách ngắn gọn nhất, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chỉ coi trong hai hình thức sở hữu tương ứng với coi trọng phát triển hai thành phần kinh tế là kinh tế tập thể và kinh tế quốc doanh đã làm cho thị trường trong nước trở nên đơn điệu, kém cạnh tranh, nền kinh tế trì trệ. Các thành phần kinh tế khác không thể phát triển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế này mang tính chất đóng, chỉ có quan hệ với các nước trong hệ thống XHCN mà không có mối quan hệ với các nước khác nên hạn chế sự áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào trong sản xuất, hạn chế khả năng sáng tạo của người lao động. Nhà nước quản lý kinh tế bằng kế hoạch và đem đối lập kế hoạch với thị trường. Nhà nước can thiệp sâu quá vào kinh tế từ vi mô đến vĩ mô làm mất quyền tự chủ của doanh nghiệp. Nền kinh tế chỉ còn mang tính pháp lệnh, kế hoạch từ trên giao xuống và phải thực thi, không chú ý tới các quy luật kinh tế.

Tư tưởng bao cấp đã ăn sâu vào tâm lý những người quản lý doanh nghiệp. Hiện nay tâm lý đó vẫn còn tồn tại. Do đó, việc để cho các doanh nghiệp nhà nước tự chủ trong sản xuất, cạnh tranh cũng là một điều khó khăn, ví như một đứa trẻ không còn có vòng tay của mẹ nữa mà phải tự đứng lên vậy.

Việc áp dụng mô hình này là một sự áp đặt chủ quan, duy ý chí, không màng tới điều kiện thực tiễn của đất nước. Bởi vậy, sau một thời gian áp dụng mô hình kinh tế này, kinh tế Việt Nam không những kém phát triển mà ngày càng trì trệ, tụt hậu.

48

Kết thúc kế hoạch 5 năm (1976-1980), hầu hết các chỉ tiêu đưa ra đều không đạt. GDP chỉ tăng bình quân 0,4%/năm (trong khi đó kế hoạch đưa ra là phải từ 13- 14%/năm), như vậy kết quả thu được quá thấp. Sản lượng công nghiệp bình quân 0,6%/năm ( trong khi kế hoạch đưa ra là 16-18%/năm), trong đó, điện chỉ đạt 72% kế hoạch, than đạt 62%, vải 39%, giấy 37%, xi măng 32%. Nhiều sản phẩm chủ yếu sản lượng thấp. Các xí nghiệp công nghiệp chỉ sử dụng khoảng 50% công suất thiết kế, chất lượng sản phẩm kém. Đặc biệt lương thực chỉ đạt 14,4 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Dân số tăng bình quân 2,24%/năm nhưng lương thực bình quân đầu người giảm xuống từ 274,4kg/năm (1976) xuống còn 263,2kg/năm (1980). Điều đó chứng tỏ sản lượng lương thực nông nghiệp không tăng mà giảm xuống. Năm 1980, diện tích canh tác giảm và chất lượng và sản lượng đều không cao. Cuối năm 1979, hàng loạt các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất tan rã cho thấy sự không hiệu quả của hình thức kinh tế này trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung.

Thời kỳ năm 1981- 1985, các chỉ tiêu kinh tế đạt khả quan hơn. Nông nghiệp tăng bình quân 4,9% so với 1,9% hàng năm của thời kỳ 5 năm trước. Sản lượng lương thực có bước phát triển quan trọng, mức bình quân hàng năm tăng từ 13,4 triệu tấn trong thời kỳ 1976- 1980 lên 17 triệu tấn trong thời kỳ 1980- 1985. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5% so với 0,6% hàng năm trong thời kỳ năm năm trước. GDP tăng bình quân hàng năm 6,4%. Tuy vậy, về cơ bản nền kinh tế luôn trong tình trạng thiếu hụt. Sản xuất tăng chậm bởi tiềm lực về khoa học, kỹ thuật chúng ta không có, chiến tranh gây nên sự phát hoại hạ tầng cơ sở và tập quán sản xuất tự cung tự cấp vẫn còn tồn tại. Nhưng nhu cầu tiêu dùng sau chiến tranh tăng lên mạnh mẽ và hầu hết hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống đều phải nhập khẩu toàn bộ hay một phần. Ngoài sắt, thép, xăng dầu, máy móc, thiết bị, còn nhập cả các loại hàng hoá mà lẽ ra trong nước có thể sản xuất được như gạo, vải. Chúng ta còn phải dựa vào vay nợ và viện trợ nước ngoài. Lạm phát hàng năm tăng và kéo dài trong nhiều năm. Trong những năm 1976- 1980, thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm là 0,4%, giá cả mỗi năm tăng trên dưới 20%, như vậy lạm phát cao. 1981- 1985, mặc dù thu nhập bình quân hàng năm có tăng hơn như giá cả mỗi năm lại tăng thường ở mức ba con số. Năm 1981 lạm phát là 313,7%, 1986 là 774,7%.

Qua những con số trên, chúng ta nhận thấy Việt Nam đang có sự khủng hoảng trầm trọng vào thời kỳ trước đổi mới. Thực chất thời kỳ này ở Việt Nam cũng như các nước trong hệ thống XHCN đã chịu ảnh hưởng của mô hình kinh tế kế hoạch tập trung

49

của Liên Xô và vì không nhận định được rằng chúng ta đang đứng ở vị trí nào, ở đâu trên con đường đi lên CNXH nên đã nóng vội muốn tiến thẳng lên CNXH từ một nước nghèo nàn, lạc hậu về mọi mặt. Lênin đã cho rằng một nước nghèo nàn, lạc hậu có thể đi lên CNXH, nhưng Người nhấn mạnh rằng đó là thời kỳ cải tạo lâu dài chứ không thể nhanh chóng được. Đó là thời kỳ cái mới và cái cũ đan xen nhau, đấu tranh với nhau. Lênin đã nhấn mạnh trong chính sách kinh tế mới rằng " hiện nay trước mắt chúng ta, chủ yếu là những vấn đề kinh tế, và chúng ta cần nhớ rằng bước chuyển sắp tới của chúng ta không thể là bước chuyển trực tiếp sang cuộc kiến thiết xã hội chủ nghĩa"[61, 258]. Vậy mà những người kế thừa tư tưởng của ông lại không thực hiện đúng như vậy.

Như vậy, phải trải qua thời kỳ cải tạo lâu dài, thời kỳ đó phải chấp nhận tồn tại giai cấp tư sản, kinh tế TBCN, kinh tế hàng hoá thì mới phát triển được. Lênin đã khẳng định điều này khi xây dựng chính sách kinh tế mới. Vậy mà các nước XHCN sau này lại dùng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, một mô hình giống với chính sách "cộng sản thời chiến", sau này được phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Xtalin và được ứng dụng ở hầu hết các nước XHCN. Cuối cùng nó gây nên một cuộc khủng hoảng, một sự sụp đổ của cả một hệ thống.

Điều thứ hai là ưu thế của nền kinh tế thị trường ngày càng được các nước

XHCN nhận thấy hơn hẳn với nền kinh tế cũ. Lênin đã nhận định rằng nếu không có tự do trao đổi hàng hoá thì không thể phát triển nền kinh tế, không thể có sự giao lưu đầy đủ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, không thể phát triển được nền kinh tế đại công nghiệp. Phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường thì nền kinh tế mới phát triển, mới lưu thông, vận động. Ở đây ta thấy rằng, kinh tế thị trường được phát triển mạnh mẽ trong CNTB. Tuy nhiên trong CNTB, nó cũng bộc lộ những hạn chế của nó, đó là " cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, ngày càng mâu thuẫn của CNTB càng bộ lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xã hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo. Hơn thế nữa, trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, nó còn ràng buộc các nước kém phát triển trong quỹ đạo bị lệ thuộc và bị bóc lột theo quan hệ "trung tâm- ngoại vi". Có thể nói, kinh tế thị trường TBCN toàn cầu ngày nay là sự thống trị của một số ít nước lớn hay một số tập đoàn xuyên quốc gia đối với đa số các nước nghèo, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước giàu và các nước nghèo"[98]. Tuy nhiên, kinh tế thị trường TBCN có những khuyết tật như vậy là do chế độ TBCN quy định. CNTB cũng đang tìm mọi cách tự điều chỉnh cho nhân đạo, nhân văn hơn

50

nhưng do bản chất của CNTB là bảo vệ chế độ tư hữu nên về cơ bản nó chỉ xoa dịu được những mâu thuẫn của nó mà thôi. Chính vì vậy, nền kinh tế TBCN vẫn là nền kinh tế chưa tiến bộ. Nhân loại cần xây dựng nền kinh tế tiến bộ hơn. Nền kinh tế đó là nền kinh tế kết hợp kinh tế thị trường với bản chất nhân đạo, nhân văn của CNXH.

Bên cạnh đó ta cũng nhận thấy rằng, phát triển nền kinh tế thị trường đã tạo nên sự bùng nổ một cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Điều này " tạo ra một giai đoạn mới về chất, tạo ra những bước phát triển nhảy vọt về máy móc, thiết bị, năng suất lao động và sản phẩm…làm thay đổi bộ mặt sản xuất của nhân loại, kéo theo những biến đổi về kinh tế- xã hội cực kỳ to lớn" [63,72]. Vì vậy, những nước nào chậm chạp trong sự phát triển khoa học kỹ thuật thì sẽ mãi đi sau so với thời đại. Việc phát triển kinh tế thị trường sẽ giúp nước ta áp dụng những thành tựu khoa học- kỹ thuật của nhân loại để phát triển đất nước. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hoá kinh tế sẽ khiến nước ta không thể đứng ngoài mà phải hội nhập để phát triển.

Điều thứ ba là Việt Nam là một nước nghèo nàn lạc hậu, kinh tế- xã hội vô

cùng lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp kém, hạ tầng cơ sở bị chiến tranh phá hoại nặng nề, sản xuất tự cung tự cấp nên năng suất lao động còn rất thấp, lực lượng sản xuất chưa phát triển. Thêm vào đó, Việt Nam đã tiến lên CNXH bỏ qua CNTB có nghĩa là chưa trải qua giai đoạn phát triển kinh tế hàng hoá. Việt Nam tiến lên CNXH từ một nước nghèo nàn lạc hậu nên đòi hỏi phải xây dựng một lực lượng sản xuất thật phát triển, một cơ sở vật chất hiện đại thì mới tiến lên CNXH một cách vững chắc được. Sau nhiều năm chúng ta tiến hành xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch tập trung, kinh tế không tiến lên được là bao, còn tụt hậu so với thế giới và không thể so sánh với các nước TBCN. Bởi vậy, điều quan trọng, cốt yếu bây giờ là phải xây dựng một cơ sở vật chất hiện đại, giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất.

Trước những lý do trên, Việt Nam càng thấy cần phải đổi mới và thấy được ý nghĩa của việc có được những quan điểm chính trị đúng đắn. Trong chính sách kinh tế mới, Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng một nước nghèo nàn lạc hậu không thể đi lên CNXH và “Chủ nghĩa cộng sản sinh ra từ chủ nghĩa tư bản, chỉ có dùng những cái do chủ nghĩa tư bản để lại thì mới có thể xây dựng nên chủ nghĩa cộng sản được” [57,250]. Người còn chỉ rõ thêm rằng: “ Dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài: Chính quyền Xô viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơ rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ etc.etc..++= ∑ 1 = Chủ nghĩa xã hội” [53,684]. Từ những tư tưởng chính trị sáng suốt đó mà Người đã đưa ra những chính

51

sách phát triển kinh tế, trong đó có đưa ra những hợp đồng tô nhượng để nhằm lợi dụng CNTB, phát triển thương nghiệp để phát huy mọi nguồn lực của đất nước.

Việt Nam, trong thời đại mới, khác nước Nga Xô viết rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta là một nước nghèo nàn lạc hậu. Để đi lên CNXH thì cần có những quyết sách chính trị đúng đắn nhưng phải thật nhạy bén, phù hợp với hoàn cảnh. Những gì Lênin đã nêu ra trong chính sách kinh tế mới cần phải được Đảng và Nhà nước ta kế thừa. Trong đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra một quyết sách đúng đắn là đưa Việt Nam phát triển theo nền kinh tế thị trường nhưng có sự định hướng XHCN. Phát triển kinh tế thị trường đó là sự kế thừa những giá trị không chỉ của CNTB mà là của nền văn minh nhân loại, phục vụ cho đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng để tiến lên CNXH.

52

Chương 2: SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA KINH

TẾ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CỦA LÊNIN VÀO VIỆC XÂY DỰNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nhằm thực hiện nội dung quan trọng tiếp theo của luận văn là sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin vào nước ta hiện nay, trước hết chúng ta cần nghiên cứu hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước để tìm ra sự tương đồng và khác biệt khi nước Nga Xô viết chính sách kinh tế mới và khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.

2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt về hoàn cảnh trong thời gian nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới và khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới

Thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết cách xa Việt Nam hiện nay về mặt thời gian. Do đó, có nhiều người cho rằng chính sách kinh tế mới của Lênin đã lỗi thời không còn phù hợp với thời đại và Việt Nam hiện nay. Sứ mệnh lịch sử của chính sách kinh tế mới đã kết thúc.

Tuy vậy, chúng ta cần nhận thấy rằng nhiều vấn đề kinh tế, chính trị mà chính sách kinh tế mới đã giải quyết thành công lúc bấy giờ lại rất gần gũi với những vấn đề hiện nay ở Việt Nam mà Đảng và Nhà nước đang tập trung suy nghĩ và giải quyết. Sở dĩ chúng ta vận dụng được chính sách kinh tế mới là nhờ hoàn cảnh tương đồng giữa hai nước.

2.1.1. Những điểm tương đồng

Giữa Việt Nam- học tập những giá trị của chính sách kinh tế mới với nước Nga Xô viết- áp dụng chính sách kinh tế mới có khá nhiều điểm tương đồng cần phải xét tới. Về cơ bản, chính vì có những điểm tương đồng này mà Việt Nam mới thấy chính sách kinh tế mới của Lênin có một vai trò quan trọng để phát triển đất nước.

Thứ nhất: Điểm tương đồng đầu tiên ta có thể nhận ra là cả nước Nga Xô viết

và Việt Nam trước khi áp dụng hay học tập chính sách kinh tế mới đều đã trải qua một cuộc chiến tranh kéo dài.

Nước Nga đã phải trải qua 7 năm nội chiến và can thiệp của đế quốc. Việt Nam trải qua 30 năm chiến tranh (1945- 1975).

Nước Nga non trẻ vừa mới ra đời đã phải đương đầu với bảy năm chiến tranh chống đế quốc và nội chiến. Thời gian tạm ngừng chiến chỉ đủ cho nước Nga Xô viết thu dọn lại đống đổ nát, củng cố lại đội hình vũ trang để tiếp tục chiến đấu. Bởi vậy, cuộc chiến tranh ấy không chỉ tàn phá nền kinh tế nước Nga Xô viết mà còn làm cho

53

nhân dân mệt mỏi vô cùng. Sau chiến tranh, ước tính 1/4 tài sản quốc gia bị huỷ hoại, công nghiệp năm 1920 so với 1917 giảm 4 lần. Tổng sản lượng nông nghiệp năm 1921 giảm sút 40% so với năm 1913. Khối lượng vận chuyển hàng hoá sau chiến tranh chỉ còn 20% so với trước đó. Nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp không đủ, hàng tiêu dùng khan hiếm, giá cả tăng vọt đã dẫn đến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Với những khó khăn như trên, nước Nga Xô viết thực sự cần phải mất rất nhiều thời gian để khắc phục.

Việt Nam đã phải trải qua 30 năm chiến tranh, gấp hơn 4 lần so với nước Nga Xô viết, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, được nhân dân thế giới biết đến là một

Một phần của tài liệu Biện chứng kinh tế và chính trị trong chính sách kinh tế mới của V.I.Lenin và sự vận dụng nó vào việc xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)