Nghĩa sự ảnh hƣởng của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ cúng tổ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang (Trang 78)

cúng tổ tiên của ngƣời Việt ở tỉnh Bắc Giang.

Xuyên suốt trong lịch sử tín ngưỡng ở tỉnh Bắc Giang là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, trong tín ngưỡng này người dân thờ cúng các vị từ cao tổ trở xuống, hiển khảo trở lên gồm hiển cao tổ (can hay kỵ); hiển Tằng tổ (cố hay cụ); ông bà; cha mẹ.

Phật giáo với quan niệm về con người, về thế giới, về kiếp luân hồi, nghiệp báo...có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Bắc Giang nói riêng.

Thứ nhất, Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Bắc Giang được hoàn thiện hơn, góp phần củng cố và duy trì ý thức nhớ về cội nguồn, nhớ về ông bà, cha mẹ, tổ tiên, những người đã sinh thành ra ta, nhớ về quê hương, đất nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Trong gia đình và trong dòng họ, mỗi dịp giỗ ông bà tổ tiên, con cháu lại nhớ nhiều hơn về gia đình, công lao của ông bà trong việc xây dựng cơ nghiệp, nuôi dạy con cháu lại được nhắc đến. Khi làm bất cứ việc gì người ta cũng thường xuyên thắp hương khấn vái tổ tiên phù hộ như: buôn bán, học hành, thi cử... “con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân, tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế. Việc cúng giỗ chính là cách để người ta thực hiện giao lưu giữa cõi dương và cõi âm”[1;tr47].

Thứ hai, sự bổ trợ giữa giáo lý Tứ Ân của Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên góp phần làm cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được nâng lên khi khơi dậy lòng hiếu thảo trong mỗi con người. Tứ Ân có nghĩa là đền đáp bốn ân nghĩa lớn: Trọng chữ hiếu, giữ trọng đạo thờ cúng ông bà tổ tiên, đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên; Nhớ ơn những người đã dạy dỗ mình nên người; Nhớ ơn những người đã hy sinh vì đất nước; Nhớ ơn tất cả mọi người xung quanh. Nhờ đó mà chữ Hiếu được nâng lên thành đạo lý,

thành nghi lễ ăn sâu trong tâm khảm mỗi người dân Bắc Giang, đạo lý ấy phù

hợp với truyền thống hóa “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây

của người Việt Nam chúng ta. Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chữ hiếu không chỉ dừng lại ở ý thức, giáo dục đạo đức mà dần dần trở thành những nghi thức, tập tục, khuôn mẫu thường xuyên nhắc nhở con cháu có trách nhiệm với quá khứ, hiện tại và tương lai, với anh em, với làng xóm và với xã hội.

Thứ ba, sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên làm cho các nghi lễ, nghi thức trong thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Bắc Giang phong phú, đa dạng hơn mang dấu ấn văn hóa Phật giáo từ y phục, cờ phướn, chuông mõ, tụng niệm...tạo nên giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Giá trị ấy thể hiện ở tư tưởng coi trọng đạo đức gia đình, trọng tình cảm trên dưới giữa con người và việc điều chỉnh hành vi cư xử giữa các thành viên trong gia đình họ tộc từ đó nâng lên thành tình yêu quê hương đất nước, trung thành với cách mạng, với tổ quốc. Điều này cũng phù hợp với đạo lý truyền thống của dân tộc ta và đạo lý ấy đã được thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi nhận: “Từ xa xưa dân tộc Việt Nam ta không có tôn giáo theo nghĩa thông thường của nhiều nước khác. Còn nói tôn giáo là thờ cúng thì mọi người đều thờ cúng ông bà, mọi họ đều Thờ cúng tổ tiên...Từ góc độ văn hóa, tôi thấy đây là một đặc trưng đáng trọng của người Việt Nam, ở chỗ nó là sự tưởng nhớ những người có công trong việc tạo lập cuộc sống ngày nay trong mỗi gia đình và làng xóm” [27; tr75]. Tưởng nhớ đến tổ tiên không chỉ là hoài niệm về quá khứ, mà chủ yếu là noi gương cha ông để sống đẹp đẽ sao cho không phải hổ thẹn với tổ tiên.

Thứ tư, triết lý nhân bản của đạo Phật đã làm sâu sắc thêm quan niệm về thờ phụng tổ tiên của người Việt. Thờ cúng tổ tiên không chỉ là cách ứng xử của người sống với những người đã khuất mà còn là cách ứng xử giữa

những người đang sống. Cha mẹ có bổn phận nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái nên người, tạo dựng cơ nghiệp cho con. Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ sống và thờ phụng khi cha mẹ qua đời.

Tuy nhiên, bên cạnh những ý nghĩa sâu sắc trên thì dưới ảnh hưởng của Phật giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Bắc Giang vẫn còn những biểu hiện tiêu cực như: Nạn đốt vàng mã một cách thái quá, ngoài tiền âm phủ nay lại thêm tivi, xe máy, nhà lầu, xe hơi… gây tốn kém tiền của và ô nhiễm môi trường. Một số người quá tin vào sự tồn tại của linh hồn tổ tiên đã làm đã cho việc gọi hồn người chết gia tăng và trở thành hiện tượng không lành mạnh trong xã hội, làm mất đi ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Việc cúng giỗ, xây mồ mả, nhiều gia đình còn tổ chức với nghi lễ rườm rà, tốn kém, phô trương,

Xuất phát từ thực tế đó mà chúng ta cần có những biện pháp tích cực để khắc phục những tồn tại trên, đồng thời để phát huy những ý nghĩa tích cực mà sự tác động giữa phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang lại. Chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần phải có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động thờ cúng tổ tiên, kiên quyết đấu tranh với những hành vi tiêu cực, thái quá trong hoạt động thờ cúng tổ tiên. Sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Mỗi gia đình phải tham gia tích cực và chấp hành tốt Chỉ thị 27/CT-TW về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, Chỉ thị số 379-TTg ngày 23-7-1993 của Thủ tướng Chính phủ về các hoạt động tôn giáo.

Thứ hai, cần tích cực hơn trong việc vận động, tuyên truyền, giáo dục... để mỗi người dân có sự định hướng đúng đắn mọi hoạt động trong việc thờ cúng tổ tiên như việc đốt vàng mã, việc cúng giỗ…sao cho vẫn đáp ứng được

nhu cầu tâm linh mà không ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa của dân tộc, mất đi tính linh thiêng trong việc thực hành nghi lễ thờ cúng.

Thứ ba, với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Bắc Giang, mỗi người cần có nhận thức đúng đắn về sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trước khi có sự du nhập của Phật giáo, trong đời sống tín ngưỡng của người Việt ở tỉnh Bắc Giang (xưa kia là vùng Kinh Bắc) đã có sự có mặt của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Phật giáo với những tư tưởng gần gũi với người dân nên khi du nhập đã nhanh chóng được người dân tiếp nhận. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nhằm làm cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được bổ sung, hoàn thiện và có ý nghĩa sâu sắc hơn.

Thứ tư, mọi hoạt động thờ cúng tổ tiên của người Việt ở tỉnh Bắc Giang cần phải xuất phát từ tinh thần tự giác của người dân. Sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trước hết là sự “tự vận động”, “tự phát triển”. Do vậy, để định hướng hoạt động thờ cúng tổ tiên cần khơi dậy ý thức tự giác của mỗi con người để họ ý thức và làm chủ được hoạt động của mình, để họ không dễ dàng bị kẻ xấu tuyên truyền, lôi kéo, lợi dụng.

Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở một số địa phương ở Bắc Giang đã phản ánh những biến đổi sâu sắc của xã hội. Bên cạnh những mặt tiêu cực thì xu hướng vận động mang chiều hướng tích cực vẫn là chủ đạo. Hoạt động thờ cúng tổ tiên được biểu hiện như một hoạt động văn hóa mang tính xã hội có tác dụng lớn trong việc giáo dục đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Qua đó đã khơi dậy lòng hiếu thảo của con cháu với bố mẹ, ông bà, tổ tiên, tăng cường sự hòa thuận giữa anh em trong gia đình và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Như vậy, Phật giáo đã có ảnh hưởng rất lớn đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung và người Việt ở tỉnh Bắc Giang nói riêng. Sự

ảnh hưởng này biểu hiện trong nhận thức của người dân và trong việc thực hành nghi lễ thờ cúng.

Tiểu kết chương 2: Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt được thể hiện trong nhận thức và trong việc thực hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt. Trong nhận thức đó là quan niệm của người Việt về thế giới và quan niệm của người Việt về con người. Trong việc thực hành nghi lễ thờ cúng đó là việc người Việt thờ cúng tổ tiên ở các ngày lễ trong năm và việc thực hành nghi lễ trong đám tang.

Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung và người Việt ở tỉnh Bắc Giang nói riêng trở nên hoàn thiện hơn, thể hiện sự hiếu thảo của thế hệ đi sau đối với thế hệ đi trước.

KẾT LUẬN

Phật giáo đã du nhập vào nước ta từ những năm đầu công nguyên, nó đã thấm sâu vào máu thịt của người dân, đã gắn bó cùng phù hợp với lối sống đạo đức qua việc thờ cúng Trời Phật, Tổ Tiên, thờ Thần dân tộc. Đối với những người dân quê chất phát, đạo Phật đến với họ không phải cao siêu, xa lạ mà rất bình dị, gần gũi qua những câu ca dao, tục ngữ mang đầy triết lý sống Phật giáo,

Do vị trí nằm gần với trung tâm Phật giáo Dâu (Thuận Thành – Bắc Ninh), xưa kia cùng trong vùng đất Giao Châu, nên Phật giáo đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân tỉnh Bắc Giang, trong đó phải kể đến là những ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Trước khi có sự du nhập của Phật giáo, tín ngưỡng của người Việt ở tỉnh Bắc Giang là đa thần giáo, họ thờ thần đá (ở Mỹ Độ- Thành phố Bắc Giang), thần Mây, thần Mưa ( Lục Nam), thần Cây (Hiệp Hòa)…Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất phát từ một nhóm người có cùng huyết thống, thờ cúng một ông tổ của mình để tỏ lòng hiếu thảo. Dần dần, việc thờ cúng tổ tiên đươc thay thế bằng thờ cúng ông bà, cha mẹ trong gia đình. Do có giáo lý phù hợp với nguyện vọng của đông đảo người dân nên khi du nhập, đạo Phật nhanh chóng được người dân Bắc Giang tiếp nhận. Thuyết “Nhân quả” trong đạo Phật phù hợp với quan niệm trong dân gian ông trời trừng phạt kẻ ác, giúp đỡ người hiền; Thuyết “Luân hồi” trong đạo Phật phù hợp với quan niệm về sự tồn tại của linh hồn sau khi thể xác chết đi nên cũng nhanh chóng được người dân tiếp nhận. Phật giáo dễ dàng dung hợp và ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, làm cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Bắc Giang trở thành triết lý sống, thành đạo lý làm người của người Việt. Một mặt, con cháu bày tỏ lòng biết ơn với các bậc sinh thành lúc họ còn sống cũng như lúc họ đã chết. Mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm không chỉ được biểu hiện trong hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương đất nước) mà còn trong các hành vi thờ cúng cụ thể. Đó chính là đặc trưng “duy tình” hơn “duy lý” của người phương Đông nói chung và của người Việt nói riêng.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cháu trong hiện tại là hiện thân của mối quan hệ giữa tổ tiên với con cháu trong tương lai, sự kính hiếu cha mẹ được tiếp nối bằng sự tôn thờ, sùng bái tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là nhằm thiết lập, giữ gìn mối quan hệ gần gũi về huyết thống giữa người đang sống và người đã chết, giữa con cháu ở dương thế với ông bà, tổ tiên ở cõi âm, giữa thế giới hiện hữu và thế giới vô hình, làm cho người chết “mát lòng” nơi chín suối và người sống hạnh phúc nơi trần gian.

Những quan niệm của Phật giáo về thế giới, về con người, về cái chết, về kiếp luân hồi nghiệp báo... có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Giang nói riêng. Phật giáo cho rằng, sống chết là quy luật tất yếu của thế gian, giống như mặt trời mọc rồi lại lặn. Sống và chết chỉ có ý nghĩa là thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Chết là bắt đầu một chu kỳ sống mới, một kiếp sống mới, theo đạo Phật, không có kiếp sống đầu và kiếp sống cuối cùng, sau khi chết linh hồn con người sẽ được tái sinh đầu thai vào một kiếp sống khác. Kiếp đó là hạnh phúc hay đau khổ tùy thuộc vào bản thân họ đã sống thiện hay sống ác trong qua khứ.

Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở nước ta nói chung và của người Việt ở Bắc Giang nói riêng vẫn tồn tại như một yếu tố không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện truyền thống nhớ về cội nguồn của người Việt. Từ lòng tự hào về gia đình dòng họ, từ thế hệ này sang thế hệ khác truyền lại cho nhau lòng tự hào về quê hương đất nước mình. Vì thế tục thờ cúng tổ tiên sẽ tạo điều kiện để duy trì những nét đẹp văn hóa, những tập tục lâu đời của dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thờ cúng tổ tiên trong xu thế ngày nay ở Bắc Giang khá phát triển,

một số dòng họ qui tụ con cháu xa gần lại thành một khối lớn để cùng nhau làm một số việc lớn cho họ như họ Thân, họ Bùi, họ Trần, họ Đặng…tiêu biểu là năm 2010, họ Thân Việt Nam đã về Bắc Giang phối hợp với địa phương tổ chức 1000 năm họ Thân trong lịch sử dân tộc nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Lễ tổ chức diễn ra tốt đẹp, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, các họ khác có thể học tập và làm một số việc tốt cho họ, ngoài việc kỷ niệm các họ còn tổ chức việc khuyến học cho con em tích cực học tập và vươn lên.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Bắc Giang là một hình thức văn hóa trong kho tàng văn hóa phi vật thể của dân tộc cần được duy trì và phát triển. Song cũng cần lưu tâm để tránh tình trạng cục bộ làm ảnh hưởng tới phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành, và như lời Hồ Chủ Tịch đã nói: “ Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải, ghét xa hoa, không hám cổ phong và ghi thành luật pháp…Bao thế hệ người Việt Nam luôn luôn cố gắng thực hiện đạo đức ấy một cách thành kính”[49; tr426].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang (Trang 78)