Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang (Trang 35)

Văn hóa phương Tây khác với văn hóa phương Đông ở nhiều điểm, ví dụ như: Ở phương Tây không thờ cúng tổ tiên, không để bàn thờ tổ tiên trong nhà; Trong khi đó các dân tộc phương Đông đều có nhiều hình thức thờ cúng, tưởng nhớ đến người chết như người Ai Cập trong các ngôi mộ cổ, hay bàn thờ Tổ tiên trong các dân tộc Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên.

Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, bao gồm những hình thức tín ngưỡng nguyên thủy còn tồn tại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tín ngưỡng dân gian của người Việt, những tôn giáo với cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh bao gồm cả tôn giáo ngoại nhập và tôn giáo nội sinh.

Song độc đáo nhất ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên trở thành hệ thống và có ý nghĩa riêng của nó, điều này có vai trò quan trọng với đời sống con người Việt Nam. Khởi đầu những ngôi mộ trong hang động ở vùng Trung du Bắc bộ có những vật dụng đem theo cho người chết với sự tin tưởng người chết vẫn sống ở thế giới vĩnh hằng. Con người, ông bà, tổ tiên mình có thể thành Tiên, thành thần, thành thánh, thành Phật chứ không phải người nhà trời mới linh thiêng.

Chính vì vậy, người ta lập bàn thờ, nhà thờ họ một cách trang trọng, cũng nhiều nhà thờ họ đủ đồ thờ trang trọng như thờ Thần, thờ Thánh. Và khi

cúng tế, người ta luôn cầu âm đức, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Không chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà còn có những dịp trong đại của con người như đám cưới, đám ma hay khi gặp hoạn nạn, hay khi đi thi, làm ăn, đều khấn vái, kính cáo Tổ tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn, trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa Việt Nam. “ Bàn thờ trong gia đình của người Việt là một không gian nhỏ bé nhưng chứa đựng những ý nghĩa văn hoá cực kỳ rộng lớn và có một sức mạnh tinh thần siêu trần thế”[61; tr50]

Bắc Giang là tỉnh miền núi, được tái lập năm 1997, có diện tích 3822

km2 với dân số 1563 nghìn người (2005), đứng thứ 33 về diện tích và thứ 15

về dân số trong 63 tỉnh, thành phố cả nước.

Bắc Giang gồm 9 huyện và 1 thành phố, phía Bắc và Đông Bắc giáp Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Nguyên, Phía Nam giáp Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Phía đông giáp Quảng Ninh, khí hậu Bắc Giang cũng mang những đặc trưng chuyển tiếp, vừa có tính nhiệt đới nóng ẩm vừa

có tính chất á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, lượng mưa

hàng năm là 1500mm-1700mm. Bắc Giang nằm sâu trong đất liền nên những cơn bão và áp thấp nhiệt đới từ biển đông chuyển vào đã bị núi rừng chặn bớt nên ít gây tác hại.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống trong đó đông nhất là người Kinh, số người Kinh chiếm khoảng 88,1% dân số của toàn tỉnh. Theo truyền thống từ lâu đời ở Bắc Giang, người Kinh ở đây sống thành làng, nhiều làng hợp lại thành một xã, các làng thường được che chắn bằng cách trồng tre hoặc xây cổng kiên cố.

Người Việt ở Bắc Giang sống bằng nghề trồng lúa nước, sản xuất được dựa trên khung tổ chức chính là gia đình nhỏ, phụ quyền, đòi hỏi tái sản xuất sức lao động cao.

Đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Bắc Giang rất đa dạng và phong phú, ngay từ xa xưa, con người đã tôn thờ tất cả những sức mạnh vô hình hay hữu hình mà con người tin tưởng rằng những lực lượng ấy có thể giúp đỡ hoặc làm hại con người như: Trời, đất, sấm sét, gió mưa…cùng với thời gian, khi xã hội dần phát triển, từ việc chưa giải thích được các hiện tượng sinh lão bệnh tử của con người, con người tin vào thần thánh ma quỷ đến việc hình thành các kiểu tôn giáo hiện đại, tôn giáo dân tộc và tôn giáo thế giới, đó là một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp, bên cạnh đó vẫn tồn tại những dạng thức tín ngưỡng như: Tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên…

Con người đã cư trú tại triền sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam của đất Bắc Giang từ lâu đời. Những di vật thời đồng thau được phát hiện ở Đức La, núi Phượng Hoàng và tiêu biểu là di chỉ Đông Lâm (Hiệp Hòa) và di chỉ Gò Mụ (Bắc Lý) đã xác định ở Bắc Giang liên tục có sự định cư của người Việt cổ. Ở di chỉ Gò Mụ, một trống đồng đã được phát hiện, trống đồng Bắc Lý với mặt hình tròn có hình mặt trời và bốn con cóc ngồi bốn góc là tượng trưng cho tín ngưỡng nông nghiệp sơ khai. Qua các hoa văn trên trống đồng có thể biết người Việt ở Bắc Giang thời đồng thau đã thờ trời, đất và mặt trời, vật linh.

Tín ngưỡng thờ thần là tín ngưỡng có sớm, xuất phát từ quan niệm vạn

vật hữu linh, các đối tượng tự nhiên, xã hội được nhóm theo một hệ thống và tạo nên hệ thống các thần khác nhau. Đó là các thần: Thần đất, thần núi, thần sông, thần cây, thần đá…theo quan niệm xưa, mỗi thần cai quản một vùng và phù trì cho vùng mình cai quản. Con người sống ở dương gian đều có trách nhiệm thờ cúng các thần và chịu sự bảo lãnh của các thần đó.

Tín ngưỡng thờ các lực lượng tự nhiên khá phổ biến ở các địa phương của tỉnh Bắc Giang. Tín ngưỡng này cũng là một hình thức tín ngưỡng sơ khai

của các cư dân nông nghiệp. Thông qua các biểu hiện của hình thức này nó đã phản ánh trình độ nhận thức về tự nhiên, xã hội của cư dân nông nghiệp còn ở trình độ thấp, chưa vượt ra khỏi sự phụ thuộc với thiên nhiên để chế ngự thiên nhiên đem lại cuộc sống tốt hơn cho chính mình và cộng đồng.

Bắc Giang là một vùng đất cổ, con người có mặt ở nơi đây trên dưới hai vạn năm. Quá trình phát triển của cư dân Bắc Giang phù hợp với quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Do đó bên cạnh những thành quả lao động đạt được thì cũng tạo nên thành quả trong quá trình nhận thức thế giới thông qua tín ngưỡng. Việc sống dựa vào thiên nhiên, con người chưa giải thích được các hiện tượng thiên nhiên và các hiện tượng sinh, lão, bệnh, tử mà con người không thể tránh khỏi, họ tin vào thần, thánh, ma quỷ.

Đến xã hội có giai cấp, những người thống trị đã sắp xếp lại những ý niệm thần thánh và vẽ ra một thế giới thần linh phức tạp, hình thành nên các kiểu tôn giáo dân tộc và tôn giáo thế giới, bên cạnh đó là sự tồn tại của các dạng thức tín ngưỡng, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất phát từ một nhóm người có cùng huyết thống, thờ cúng một ông tổ của mình để tỏ lòng hiếu thảo, thương nhớ người đã khuất hoặc những cộng đồng người có quan hệ láng giềng chung lợi ích, hoặc thờ những người có công cứu nước cứu dân. Dần dần, việc thờ cúng tổ tiên được thay thế bằng thờ cúng ông bà, cha mẹ.

Bắc Giang là nơi hội tụ của cư dân của gần 20 tỉnh thành trong cả nước với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, nơi đây có cuộc sống tinh thần phong phú đa dạng : Hát quan họ cổ ở Việt Yên, hát ví chèo phổ biến trong tỉnh. Vào dịp sang xuân hoặc lập thu có rất nhiều lễ hội được tổ chức : Hội đền Hả ( Lục Ngạn), Hội chùa Bổ Đà, Hội nghè Nếnh...lễ hội dân gian gắn liền với tục cầu mưa, cầu mùa màng tươi tốt, toàn tỉnh có 8 dân tộc có số dân đông cùng các dân tộc khác cư trú trên địa bàn tỉnh. Trong đời sống văn hóa

tín ngưỡng, mỗi dân tộc ở Bắc Giang đều có những nét tiêu biểu độc đáo, nhưng “xuyên suốt trong lịch sử tín ngưỡng là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt” [75; tr250]. Trong tín ngưỡng này, người Việt thờ cúng cha, mẹ, ông, bà...đã mất từ bậc thủy tổ trở xuống.

Để phục vụ cho việc thờ cúng, mỗi gia đình lập ra một ban thờ để các dịp cúng, giỗ tiến lễ, dâng hương tưởng nhớ tổ tiên, mong tổ tiên về thụ lễ và phù hộ cho con cháu. Ban thờ thường được lập ở gian giữa nhà, những dòng họ lớn thường lập nên nhà thờ họ, ngôi nhà thờ họ này do trưởng họ duy trì, phụ trách.

Đối tượng được coi là tổ tiên là các bậc ông cha đã quá cố, tuy nhiên trong các gia đình người Việt ở tỉnh Bắc Giang thường cúng từ cha mẹ trở lên đến đời thứ năm. Việc duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là công việc của từng gia đình và của từng dòng họ, các họ đã lập nên cuốn gia phả để việc thờ phụng có nề nếp và để con cháu biết công lao các tổ để noi theo.

Trước hết là việc thờ cúng tổ tiên ở các gia đình, ở những nhà này mỗi khi làm nhà mới, ra ở riêng dù ở đất bố mẹ cho thì cũng lập ban thờ và coi như có thổ công riêng. Trên ban thờ riêng này coi như đã có các cụ là những người trên đã khuất được gia đình tôn thờ. Vào các ngày mồng một, mười lăm hàng tháng hoặc ngày lễ ngày tết đều sắp lễ thắp hương cúng các cụ mong các cụ phù hộ độ trì cho con cháu thành đạt.

Bên cạnh đó là việc thờ cúng tổ tiên ở gia đình ông trưởng họ (hoặc nhà thờ họ): Ở Bắc Giang, thờ cúng tổ tiên của người Việt chủ yếu được diễn ra tại các gia đình trưởng họ. Ở nhà trưởng họ thường đặt ban thờ các tổ chung với bàn thờ cha mẹ đã khuất, ít gia đình tách riêng sau khi sang cát. Mặt khác ở ban thờ này cũng không đặt ngai, ỷ, linh vị các tổ mà chỉ chung một nồi hương, nếu có hai nồi hương thì nồi hương thứ hai là chỗ thắp hương các vị thần, phật.

Trong các dịp giỗ chạp, ít có họ qui định sự đóng góp giỗ mà anh em trong họ xa gần về đóng góp tùy tâm theo quan niệm “giàu một bó, khó một nén” để làm sao ngày giỗ họ thực sự là ngày đoàn kết chung của cả họ. Trong họ, ông trưởng họ đều được mọi người quí trọng nhưng không phải vì thế mà ông trưởng họ buộc ai làm gì cũng được, mà phải gương mẫu trong họ ngoài làng để nhắc nhở mọi người thực hiện tốt việc họ, việc nhà, việc làng nước. Đến ngày giỗ tổ, anh em con cháu trong họ đều cố gắng thu xếp công việc để về nhà, khi vào giỗ, các cụ trên có trách nhiệm cúng lễ, con cháu tự giác phục vụ lễ xong thì hạ lễ cùng hưởng. Cỗ giỗ đóng 6 người một mâm, tuy thế nếu đông có thể lên tới 7, 8 người.

Trong ngày giỗ, các họ có nhắc tới công lao các tổ với dòng họ, với con cháu, mong mọi người cố gắng duy trì và tích cực đóng góp công sức vào việc họ, việc nước, việc nhà để dòng họ rạng danh hơn nữa. Ngoài ra còn bàn thêm những công việc của họ như lập gia phả, tiết lệ cho phù hợp, khuyến học, xây dựng thêm nhà thờ …

Bên cạnh đó là việc chăm lo tới phần mộ các cụ tổ, nhìn chung ngày nay người ở tỉnh Bắc Giang làm ăn khá hơn trước, đời sống vật chất và tinh thần đều được nâng lên nhiều nên việc chăm lo phần mộ các tổ được chú ý hơn xưa. Nhiều dòng họ tổ chức đóng tiền của xây cất mộ các cụ rất khang trang, sân mộ, nhà mộ, mộ đều sạch đẹp. Ngày giỗ chạp nhiều họ đều có con cháu ra thắp hương dọn dẹp để các cụ chứng kiến cho tấm lòng của con cháu.

Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm. “Con cháu tin tưởng ở sự phù hộ của tổ tiên và ở sự hiện diện của tổ tiên quanh mình nên bất cứ việc to nhỏ gì xảy ra liên quan tới gia đình, con cháu đều cáo gia tiên”[5; tr23]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thờ cúng tổ tiên trong xu thế ngày nay ở tỉnh Bắc Giang khá phát triển, một số dòng họ qui tụ con cháu xa gần lại thành một khối lớn để cùng nhau làm một số việc lớn cho họ như họ Thân, họ Bùi, họ Trần, họ Đặng…tiêu biểu là năm 2010, họ Thân Việt Nam đã về Bắc Giang phối hợp với địa phương tổ chức 1000 năm họ Thân trong lịch sử dân tộc nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Lễ tổ chức diễn ra tốt đẹp, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, các họ khác có thể học tập và làm một số việc tốt cho họ, ngoài việc kỷ niệm các họ còn tổ chức việc khuyến học cho con em tích cực học tập và vươn lên.

Việc thờ cúng tổ tiên của người Việt ở tỉnh Bắc Giang là công việc không thể thiếu trong đời sống của gia đình, dòng họ. Quá trình duy trì việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành đạo lý tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung và người Việt ở tỉnh Bắc Giang nói riêng, việc làm này đã thể hiện tình cảm tốt đẹp của con cháu đối với ông bà tổ tiên, là tình cảm của người đời sau đối với người đi trước.

Tiểu kết chương 1:

Phật giáo hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ V trước Công nguyên, sau đó Phật giáo được truyền bá ra các quốc gia phương Đông hình thành nên những dòng Phật giáo khác nhau.

Phật giáo du nhập vào tỉnh Bắc Giang khoảng trước thế kỷ X và được tiếp nhận từng bước theo từng giai đoạn khác nhau trên cơ sở đó hình thành nên hai trung tâm Phật giáo lớn là chốn tổ đình Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng - trung tâm Phật giáo thời Trần) và chốn tổ Bổ Đà (huyện Việt Yên - trung tâm Phật giáo thời Lê). Quan niệm của Phật giáo về con người, về thế giới, về cái chết, về kiếp luân hồi, nghiệp báo...đã ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Trước khi có sự du nhập của Phật giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở nước ta nói chung và người Việt ở tỉnh Bắc Giang nói riêng là loại hình tín ngưỡng dân gian gắn liền với tập tục văn hóa, đạo đức trên cơ sở niềm tin rằng tổ tiên đã chết sẽ che chở, phù hộ cho con cháu, được thể hiện thông qua lễ nghi thờ phụng. Nó là sự phản ánh hoang đường quyền hành của người đứng đầu thị tộc phụ hệ, gia đình phụ quyền, là sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có công sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống...Sau khi du nhập vào nước ta, Phật giáo đã gạt bỏ phần triết lý xa xôi khó hiểu, trở về với cuộc sống trần thế hàng ngày, kết hợp và ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Phật giáo thấm sâu vào trong đời sống của người dân, tồn tại qua nhiều thế hệ và được đông đảo người dân hưởng ứng và đón nhận.

CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT

(Qua khảo sát một số huyện ở tỉnh Bắc Giang) 2.1. Ảnh hƣởng đến nhận thức của ngƣời Việt

2.1.1. Nhận thức của người Việt về thế giới

Không gian trong quan niệm của người Việt có ba vùng chính là Trời, Đất và Nước. Trời trong tâm linh người Việt là vị thần bản mệnh tối cao của cộng đồng dân tộc. Người Việt gán cho trời tính dương, còn đất mang tính âm, âm dương chuyển hóa, hòa hợp tạo ra mọi vật trong đó có con người. Đất trong tư duy người Việt bao giờ cũng dày và tối, được xem như một thế giới

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang (Trang 35)