Chú trọng văn hóa trong phát triển nguồn nhân lực KH&CN

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên (Trang 87)

Khi nói đến chính sách, sách lược phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh Hưng Yên, bên cạnh những yếu tố về số lượng, cơ cấu, trình độ trong ngành nghề nào đó, những phẩm chất thuộc về nguồn nhân lực thường được nhấn mạnh và đề cao. Những yếu tố này là kiến thức, kỹ năng và thái độ hay các thuộc tính nhân cách mà người lao động cần phải có để hoàn thành các nhiệm vụ. Trong nền kinh tế thị trường, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người hay phụ thuộc vào phẩm chất của nguồn nhân lực và giá công lao động. Điều này quyết định đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm. Phẩm chất, năng lực không phải chỉ là những vấn đề về kiến thức, kỹ năng chuyên môn thuần tuý mà là một yếu tố rất quan trọng làm nên sức cạnh tranh đó là văn hoá. Nó vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển nguồn nhân lực KH&CN có chất lượng.

Những thuận lợi do công nghệ mới mang lại rất to lớn làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, con người trong đó có văn hóa đồng thời xuất hiện những thách thức mới. Với tỉnh Hưng Yên, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và phân bố nhân lực trình độ cao giữa các huyện cộng thêm với những thay đổi từ nền kinh tế tiểu nông đến nền kinh tế thị trường khiến vấn đề triết lý sống, thái độ, quan niệm về giá trị, tác phong lao động, học tập trở lên phức tạp hơn. Do vậy dễ làm cho nhân lực KH&CN có tác phong thụ động, tư duy máy móc giáo điều, tính kỷ luật chưa cao, làm cản trở sự tiến bộ của KH&CN khi đưa vào sản xuất; hạn chế tính năng động của nhân lực KH&CN trong thời kỳ hội nhập.

Vì vậy, để theo kịp sự thay đổi quá nhanh chóng theo xu hướng công nghệ, đòi hỏi Hưng Yên phải có chính sách và sách lược phát triển nguồn nhân lực dựa vào văn hoá sao cho hợp lý. Phát triển nguồn nhân lực KH&CN

nói riêng và nguồn nhân lực nói chung thực chất là phát triển nguồn vốn con người phải được sự quan tâm từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân về mặt trí lực, tâm lực, thể lực, các phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, chuyên môn và văn hóa. Đây không chỉ là trách nhiệm của xã hội mà là trách nhiệm của mỗi gia đình, của từng cá nhân, của các doanh nghiệp trong cộng đồng. Mỗi gia đình phải góp phần nuôi dưỡng giáo dục nhân cách cho con em mình từ ngay trong chiếc nôi gia đình nhằm giáo dục nhân cách cho trẻ, sống trung thực, cầu thị, có ý chí vươn lên, có lý tưởng để có thể trở thành người lao động có trình độ khoa học, kỹ thuật, có khả năng sáng tạo và hơn thế, có thể trở thành nhà khoa học có đủ đức và tài trong tương lai, sống hữu ích nhất cho bản thân và xã hội.

Như vậy, một trong năm thành tố thể hiện năng lực của con người lao động là kiến thức, kỹ năng, thái độ, tác phong và đạo đức. Trong đó thái độ và giá trị đạo đức được hình thành nên không phải chỉ trong nhà trường, mà gia đình và cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên thái độ đúng đắn và những thuộc tính nhân cách khác của một người lao động, một nhà khoa học chân chính. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực KH&CN, cách tiếp cận văn hoá cần được quan tâm trong việc xây dựng phẩm chất văn hoá con người - nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói riêng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Hưng Yên.

Kết luận chƣơng 2

Nguồn nhân lực KH&CN tỉnh Hưng Yên đang phát triển từng bước về số lượng và không ngừng gia tăng về chất lượng, trình độ, kỹ năng làm việc. Số lượng nhân lực KH&CN tỉnh ngày càng tăng, đặc biệt là những cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. Đội ngũ nhân lực KH&CN tỉnh không ngừng tiếp thu những thành tựu KH&CN tiên tiến trên thế giới, nâng cao năng lực, trình độ công nghệ của cán bộ, quản lý, chuyên môn và nhân dân. Họ đã tập trung vào nghiên cứu, triển khai, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học, kỹ

thuật, áp dụng có hiệu quả trong sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh, nâng cao trình độ dân trí của nhân dân ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn. Trong lĩnh vực xã hội và nhân văn, đội ngũ cán bộ KH&CN đã giải quyết những vấn đề quan trọng, có tính thực tiễn cao để góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, xây dựng đời sống văn hoá mới trên địa bàn tỉnh. Mối quan hệ giữa KHCN với phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội được nghiên cứu sâu sát hơn trong thực tiễn. Một số ngành nghiên cứu cơ bản đã xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học có khả năng tiếp thu trình độ khoa học công nghệ trên thế giới. Để có được nguồn nhân lực KH&CN trẻ hoá, đông đảo về số lượng và ổn định về chất lượng như vậy cũng một phần do cơ chế, chính sách của tỉnh khuyến khích đối với đội ngũ này. Tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút người có trình độ cao về công tác tại tỉnh và một số chính sách hỗ trợ cụ thể cho người học, tham gia quá trình đào tạo; đề án thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về làm công chức dự bị tại xã, phường, thị trấn... Bên cạnh đó, nguồn nhân lực KH&CN còn những hạn chế nhất định. Vì vậy cần phải có những chính sách, giải pháp thích hợp. Trước hết, chúng ta phải chú ý gắn liền với giáo dục đào tạo vì nó quyết định chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, đây cũng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh trước mắt và lâu dài. Ngoài ra, tỉnh có chính sách đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý nhân lực KH&CN, đầu tư kinh phí, tạo động lực cho nguồn nhân lực KH&CN và phải đặc biệt chú trọng đến yếu tố văn hoá, đạo đức trong phát triển nguồn nhân lực.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, nguồn nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh Hưng Yên đã có những bước tiến bộ rõ rệt trong việc xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đã có sự phát triển về số lượng, nâng cao một bước về chất lượng. Tuy nhiên, so với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng và cả nước, nguồn nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh Hưng Yên còn một số hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục như: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu và ứng dụng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay; chất lượng cán bộ làm khoa học công nghệ còn nhiều yếu kém, thêm vào đó, hàng năm số cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực này di chuyển ra khỏi khu vực Nhà nước có xu hướng gia tăng; nguồn lực đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ của tỉnh còn chưa tương xứng... Từ thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ hiện có và để có được một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có chất lượng cao hơn, đòi hỏi Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hưng Yên phải đề ra được các chính sách đúng đắn, giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy sự nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh phát triển. Để làm được như vậy, trước hết, cần tạo ra môi trường thuận lợi cho đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có môi trường cống hiến, lao động, sáng tạo và áp dụng được nhiều những thành tựu khoa học công nghệ mới, hiện đại vào đời sống, sản xuất và ứng dụng xã hội. Từ đó, đội ngũ cán bộ làm khoa học công nghệ trau dồi, nâng cao chất lượng chuyên môn của bản thân và trở thành những người giỏi chuyên môn, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hưng Yên và của đất nước. Cùng với đó, Đảng và Nhà nước cần phải quan tâm đầu tư đúng mức và hợp lý cho công tác nghiên cứu khoa học, cho việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực khoa học công nghệ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ làm công tác nghiên cứu và ứng dụng. Ngoài ra cần xây dựng

chính sách đãi ngộ về lương bổng thoả đáng…, những giải pháp nêu trên cần phải được đưa vào áp dụng triệt để, càng sớm càng tốt, để giúp nâng cao chất lượng và hiệu công tác khoa học và công nghệ cũng như đối với những cán bộ hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Bởi nếu đối với đội ngũ cán bộ làm nghiên cứu khoa học công nghệ khi đảm bảo được cho họ có thu nhập chính đáng tương xứng với giá trị chất xám và sự lao động sáng tạo mà họ bỏ ra, và nếu trang bị cho họ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhất để làm việc, họ sẽ có được những sáng tạo mới, thiết thực, hiệu quả đem áp dụng vào sản xuất và đời sống, đưa đến sản phẩm tri thức đa dạng và phong phú hơn, năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn, dồi dào hơn; đồng thời qua đó tạo cơ sở cho việc trao đổi, chuyển giao tri thức khoa học công nghệ giữa các tỉnh, các vùng, miền trong nước và nước ngoài, thúc đẩy nền khoa học công nghệ phát triển, đưa nền kinh tế tịnh tiến gần đến kinh tế tri thức.

Nguồn nhân lực khoa học công nghệ là lực lượng chủ chốt của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và triển khai khoa học công nghệ, thiếu nguồn lực này thì không thể nói đến sự phát triển. Trong bối cảnh tỉnh Hưng Yên đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế, thì vai trò của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ngày càng phải được coi trọng. Khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên trong tương lai phát triển hay không yêu cầu bắt buộc là phải xây dựng được đội ngũ nhân lực có trình độ nghiên cứu cao trên các lĩnh vực như: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ vật liệu mới… thì mới làm nền tảng cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến một cách dễ dàng. Mặc dù so với nguồn nhân lực trong nước, nguồn nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh Hưng Yên còn nhiều hạn chế, yếu kém, nhưng với sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh và của tập thể, cá nhân lực lượng hoạt động trên lĩnh vực KH&CN; nếu triển khai, áp dụng đồng bộ những nhiệm vụ, giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong thời kỳ

đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh, vững tin tỉnh Hưng Yên sẽ sớm có được tiềm lực nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, giúp cho tỉnh hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào trước năm 2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Văn Lê (2005), Hội thảo về hoạt động khoa học công nghệ 2001 - 2005 và định hướng 2006- 2010: Khối đơn vị nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên tập III (1975-2005), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2011), Nghị quyết số 20-NQ/TW

ngày 01/11/2011 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (khóa XVII) (2013), Chương trình hành động số 20 - CTr/TU ngày 15/3/2013 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Hưng Yên.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2001), Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1996 - 2000, Hà Nội

6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2002), Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2001, Hà Nội.

7. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2003, Hà Nội.

8. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (2002), Công nghiệp hoá - hiện đại hóa ởViệt Nam: Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Phùng Thanh Chương (10/2011), Xã hội hóa sự nghiệp hỗ trợ phát triển

tài năng, Nhân dân hàng tháng, (số 174).

11. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hoá hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Nguyễn Xuân Dũng (2002), Một số định hướng đẩy mạnh công nghiệp

hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

13. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnVII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

15. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấphành Trung ương khoá VII, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnVIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996 - 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnIX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 22. Trần Chí Đức, Nguyễn Thị Anh Thư, Lê Văn Chương, Phạm Bích Hà

và Hoàng Xuân Long (1999), Một số vấn đề sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết, kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ, Hà Nội.

23. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Phạm Thị Bích Hà (2003), Nữ cán bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam bước vào nền kinh tế tri thức, Tạp chí Nghiên cứu chính sách Khoa học và Công nghệ.

25. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2004), Chính sách nghiên cứu con người và phát triển nguồn nhân lực: Niên giám nghiên cứu số 3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

27. Trần Thị Hạnh, TS Đặng Thành Hưng, Đặng Mạnh Phó (1995), Quản lý nguồn nhân lực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Mai Quốc Khánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Bùi Thị Ngọc Lan (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hà Nội.

30. Đặng Bá Lãm - Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Nxb

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên (Trang 87)