Sự tác động của dưluận xã hội đối với hệ tư tưởng phápluật

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1.Sự tác động của dưluận xã hội đối với hệ tư tưởng phápluật

pháp luật.

1.3.1.1. Đối với hệ tư tưởng plìúp luật.

Như đã để cập ớ phần trước, hệ tư tướng pháp luật phán ánh trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn đề có tính chất bán chất của pháp

luật và các hiện tượng pháp luật trên lập trường của một giai cấp nhất định. Nó là cơ sở để sáng tạo các giá trị pháp luật, phổ biến các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn trong xã hội.

Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát

triển của hệ tư tưởng pháp luật. Với tư cách là một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội. Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là họ đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét đánh giá về sự việc, sự kiện pháp lý. Ban đầu, “chuẩn mực” chung chi phối quá trình thảo luận, bàn bạc giữa họ là những thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật mà mỗi thành viên có được từ những nguồn khác nhau, chủ yếu là những khái niệm cơ sở, mang tính kinh nghiệm. Các ý kiến bước đầu dược đưa ra có thể khác nhau vì nhận thức pháp luật của mỗi thành viên xã hội khác nhau. Dần dần, các cuộc thảo luận đi vào chiều sâu, nội dung các phán xét đánh giá của dư luận xã hội tập trung vào những vấn đề trọng tâm, đưa ra được những nhận định phản ánh đúng đắn bản chất của các sự kiện, hiện lượng pháp lý. Khi đã hình thành, dư luận xã hội biểu thị thái độ, quan điểm, cám xúc, ý chí tập thể của đại đa số người trong cộng đồng xã hội trước thực tiễn đời sống pháp luật của xã hội, thể hiện trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn đề có tính chất bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật.

Như vậy, trên cơ sở sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội, dư luận xã hội làm hình thành trong nhận thức của mọi người ban đầu là những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên; dần dần tiến đến những tri thức phán ánh dúng đắn bán chất các hiện tượng pháp lý. Từ đó mà hình thành nên các quan điểm, quan niệm, tư tướng phản ánh về những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng

pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Điều đó nói lên sự tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với quá trình hình thành và phát triển của hệ tư tưởng pháp luật.

Một trong những đặc điểm cơ bản của dư luận xã hội là nó có tính lan truyền. Dư luận xã hội là sản phẩm của tư duy phán xét, thổ hiện quan điểm, thái độ của các cá nhân mang nó trước các hiện tượng pháp lý. Dư luận xã hội lan truyền càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung các phán xét đánh giá, càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề có tính chất bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Do đó, sự ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật còn thể hiện ở chỗ dư luận xã hội có tác dụng phổ biến, lan truyền trong các tầng lớp xã hội các giá trị pháp luật, các tư iưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn.

Hệ tư tưởng pháp luật chính thống của một xã hội nhất định bao giờ cũng là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Do đó, trong mỗi học thuyết, quan điểm pháp lý đều chứa đựng những tư tướng về quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội và ý chí của một giai cấp nhất định. Chúng náy sinh, tồn tại, phát triển hay bị thủ tiêu đều phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Khi giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ ứong xã hội, có lợi ích giai cấp phù hợp với lợi ích cơ bản của các lực lượng xã hội khác thì tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của hệ tư tướng pháp luật sẽ thể hiện nổi trội, rõ nét. Trong điều kiện như vậy, nội dung các nhận định, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp lý mà dư luận xã hội đưa ra sẽ tương ứng và phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật của hệ tư tướng pháp luật chính thống, nghĩa là ý chí của giai cấp cầm quyền có nhiều nét tương đồng với dư luận xã hội của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ và tích cực tới sự hình thành, phát triển và phố biến hệ tư tưởng pháp luật trong xã hội.

Đối với đại đa số nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có tầm quan trọng hàng đầu. Dư luận xã hội đóng vai trò là "người lính canh giữ", bảo vệ

các quyền lợi, các giá trị phổ biến của xã hội cũng như các giá trị, lợi ích cá nhân chính đáng của con người. Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc gia, dân tộc bị xâm hại thì dư luận xã hội lập tức xuất hiện vơi thái độ lên án cực lực, phản đối gay gắt. Mỗi khi các cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, dư luận xã hội cũng lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn chận hành vi đó. Chẳng hạn, những vụ phạm pháp hình sự đặc biệt nghiêm trọng như giết người dã man, xâm hại an ninh quốc gia... thường khiến cho dư luận xã hội hết sức công phẫn, đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội. Trong trường hợp này, nội dung phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý của dư luận xã hội phù hợp với hệ tư tưởng pháp luật tiến bộ, đang phổ biến trong xã hội, đáp ứng được lợi ích, nguyện vọng của đông đảo các lực lượng tiến bộ trong xã hội. Điều đó cho thấy dư luận xã hội có tác dụng củng cố, bảo vệ tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật.

Khi giai cấp cầm quyền trong xã hội, vì những lý do nhất định, muốn duy trì một hệ tư tưởng pháp luật lạc hậu, bảo thủ, thì các quan niệm, tư tưởng pháp ]ý của nó chỉ nhằm phục vụ cho các lợi ích của giai cấp thống trị, đi ngược lại các giá trị dân chủ, nhân vãn trong xã hội. Chẳng hạn, trong các chế độ xã hội độc tài, phát xít, hệ tư tưởng pháp luật của nó thường mất đi tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội; thông tin pháp lý bị bưng bít, các quyền cơ bản của con người bị chà đạp, thú tiêu. Vì nhân dân không được công khai bày tỏ các quan điểm, ý kiến của mình nên trong xã hội đó thường hình thành cái gọi là “dư luận xã hội của đa số im lặng” mà sức mạnh của nó được ví là “sóng ớ đáy sông”. Kết quả là, cùng với các cuộc đấu tranh cách mạng, dư luận xã hội của đông đảo các lực lượng xã hội tiến bộ sẽ tạo ra một áp lực mạnh mẽ,

góp phần hình thành và phát triển hệ tư tưởng pháp luật mới, phù hợp hơn và tiến bộ hơn.

ì .3.1.2. Đối với tâm lý pháp luật.

Tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát dưới dạng tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của các cá nhân và các nhóm xã hội đối với pháp luật cũng như các hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hôị. Tâm lý pháp luật chỉ biểu hiện cấp độ nhận thức thông thường dựa trên cơ sở tình cảm pháp luật truyền thống, kinh nghiệm sống, tập quán và tâm lý xã hội. Tâm lý pháp luật cũng như thuộc tính tâm lý vốn có của con người là sự phản ánh trực tiếp các sự kiện, hiện tượng bên ngoài có liên quan đến pháp luật. Những sự kiện, hiện tượng pháp luật dó đồng thời cũng là đối tượng phản ánh của dư luận xã hội. Vì vậy, dư luận xã hội có ảnh hường tới tâm lý pháp luật, thể hiện trên các phương diện sau:

Một là, clư luận x ã hội có tác động quan trọng tới tình cảm pháp luật:

Tinh cảm pháp luật là yếu tố cơ bản của tâm lý pháp luật, thường được hình thành một cách tự phát dưới ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp hàng ngày cúa con người với môi trường pháp lý xung quanh. Vì là yếu tô' mang tính tự phát, chịu sự chi phối của phong tục, tập quán, kinh nghiệm sống và nếp sống của con người nên tình cảm pháp luật có thể được bộc lộ dưới dạng các phản ứng tích cực cũng như tiêu cực của mỗi người trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong thực tế. Tinh cảm pháp luật, do đó, có thể biểu hiện dưới dạng tích cực như tình cảm căm ghét đối với các hành vi vi phạm pháp luật, tình cảm yêu mến sự công bằng, tình cảm đề cao trách nhiệm pháp lý...; có thể biểu hiện dưới dạng tiêu cực như cổ vũ cho hành vi phạm pháp (đua xe trái phép), chống đối người thi hành công vụ (không chấp hành lệnh kiểm tra của cảnh sát giao thông), làm ngơ trước người bị tai nạn giao thông.v.v. Tất cả những biếu

hiện đó cúa tình cảm pháp luật đều là đối tượng phán xét đánh giá của dư luận xã hội.

Trong thực tiễn đời sống pháp luật, trước một sự kiện hay hiện tượng pháp luật xảy ra, dư luận xã hội thường được hình thành và biểu hiện ở hai xu hướng: thứ nhất, khen ngợi, biểu dương đối với tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trước các hành vi vi phạm pháp luật, úng hộ những việc làm phù hợp với quyển và nghĩa vụ pháp lý của công dân; thứ hai, phê phán, lên án các hành vi sai trái, phạm pháp, phạm tội. v ề mặt tình cảm. không ai muốn mình trở thành đối tượng phán xét của dư luận xã hội, không ai muốn phải chịu sức ép bởi “búa rìu của xã hội”; bởi vậy, mỗi cá nhân đều mong muốn có thể kiếm soát, điều chỉnh tình cảm và hành vi của mình sao cho phù hợp với ý chí chung

của cộng đồng xã hội. Với ý nghĩa đó, dư luận xã hội tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật, góp phần định hướng để hình thành tình cảm pháp luật tích cực, đúng đắn của mỗi công dân.

Hai là, dư luận x ã hội tác động tới tâm trạng của con người đối với

pháp luật: Tâm trạng của con người dối với pháp luật là sự thể hiện trạng thár

tâm lý của các cá nhân trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày. Đây là yểu tô' rất linh động, dễ thay đổi của tâm lý pháp luật. Do sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố như điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày mà tâm trạng của con người thường được thể hiện ra ở các trạng thái: hưng phấn - ức chế, lạc quan - bi quan, hy vọng - thất vọng quan tâm - thờ ơ, nhiệt tình - lãnh đạm... trước một thực tế cuộc sống. Tu ỳ thuộc vào tâm trạng của mỗi người ở những thời điểm khác nhau mà thái độ và phản ứng của họ có thể khác nhau. Chẳng hạn, khi đang trong tâm trạng hưng phấn, nhiệt tình thì người ta sẽ phản ứng mạnh mẽ, tích cực trước các hành vi vi phạm pháp luật ở nơi công cộng; còn khi không tin tướng vào tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật thì sẽ khiên người ta thờ ơ đối với

các sự kiện pháp lý... Những tâm trạng đó được bộc lộ trong nội dung các phán xét của dư luận xã hội, qua đó, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người đối với pháp luật.

Với tư cách là sự thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội, dư luận xã

hội có thế động viên, khích lệ, khơi gợi niềm tin của các thành viên trong xã

hội vào tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật; đưa ra những lời khuyên, tư vấn về cách xử sự trước một thực tiễn pháp luật nhất định. Dư luận xã hội có thể tác động, làm hình thành Irong mỗi người tâm trạng xúc động trước hành vi thể hiện ý thức tự giác chấp hành pháp luật một cách đúng đắn. Đây là một biểu hiện cao của lương tâm con người, hướng cá nhân con người tới ý muốn noi theo những người có hành vi chấp hành tốt các nguyên tắc, quy định của pháp luật, tuân theo quy luật hướng Thiện. Thông qua việc tạo ra những “khuôn mẫu tư duy”, “khuôn mẫu hành động” cho các thành viên trong xã hội, chẳng hạn, nó biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực chấp hành pháp luật. Điều đó nói lên rằng dư luận xã hội có ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng của con người đối với pháp luật.

Ba là, thông qua dư luận x ã hội, các cá nhãn tự đánh giá vê hànli vi xử sự của mình trong phạm vi điều clỉỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành.

Tâm lý pháp luật không chỉ biểu hiện ớ tình cảm pháp luật, tâm trạng của con người đối với pháp luật, mà nó còn được biểu hiện ra ớ việc các cá nhân tự đánh giá về hành vi xử sự của mình trong môi trường điều chỉnh của pháp luật. Hành vi pháp luật của con người, trong chừng mực nhất định, chính là sự hiện thân của tình cảm pháp luật và tâm trạng đối với pháp luật của họ. Cách thức cá nhân tự đánh giá về hành vi xử sự của mình có thể biểu hiện dưới dạng cảm xúc như tự hào, phấn khởi hay e ngại, xấu hổ, lo lắng... Sự phán xét đánh giá (khen - chê biểu dương - lên án...) của dư luận xã hội về hành vi của các cá

nhàn ở một mức độ nào đó tham gia điều chỉnh hành vi pháp luật của cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nói cách khác, dư luận xã hội trong trường hợp này là “tấm gương” để mỗi cá

nhân tự soi mình vào đó mà tự định hướng, điều chỉnh hành vi xử sự của bản thân. Sức mạnh đặc trưng của dư luận xã hội khiến cho các cá nhân luôn luôn phải suy nghĩ, xem xét trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó: hành vi đó đúng hay sai? phù hợp hay không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành? Nếu thực hiện hành vi thì có bị dư luận xã hội lên án hoặc phải chịu sự xử lý theo các nguyên tắc luật định không?.v.v. Như vậy, dư luận xã hội có tác động quan trọng tới cách thức cá nhân tự đánh giá về hành vi xử sự của mình.

1.3.2. S ự tác động của d ư luận x ã hội đôi với ý thức pháp luật của cá nhàn,

ý thức pháp luật nhómý thức pháp luật x ã hội.

1.3.2.1. Đối với ỷ thức pháp luật của cá nhãn.

Như chúng ta đã biết, ý Ihức pháp luật của cá nhân phản ánh những tư tưởng, quan điểm, tâm lý, tình cảm, thái độ của mỗi người về pháp luật và đối với pháp luật. Ý thức pháp luật của cá nhân được hình thành và phát triển do sự tác động của các yếu tố xã hội như điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo' dục... chung của xã hội cũng như của các điều kiện, hoàn cảnh riêng của từng người, chẳng hạn, môi trường sống, lao động, sức khỏe, trình độ học vấn...

Sự hình thành của một luồng dư luận xã hội nào đó trước hết xuất phát từ ý thức cá nhân. Mỗi cá nhân được trực tiếp chứng kiến hoặc được nghe kể lại về các sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong thực tế xã hội. Từ đó nảy sinh tâm lý tình cảm, ý kiến bước đầu về nội dung, tính chất của các sự kiện, hiện tượn" pháp lý đó. Những tình cảm, ý kiến bước đầu đó hoàn toàn thuộc lĩnh vực ý thức cá nhân. Đây là cơ sở đầu tiên để dư luận xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của cá nhân, đồng thời, ý thức pháp luật của cá nhân lại chi phối nội dung các phán xét đánh giá về hiện

tượng pháp lý mà cá nhân đó đưa ra. Tính chất sâu sắc hay hời hợt trong nội

dung các phán xét đánh giá về hiện tượng pháp lý mà cá nhân đưa ra phụ thuộc

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 40)