Khái niệm và cấu trúc của ý thứcpháp luậ t

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái niệm và cấu trúc của ý thứcpháp luậ t

t.

Ý thức pháp luật xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước, phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế của xã hội, trước hết phải kể đến các quan hệ sản xuất được thể hiện trong các luật lệ nhà nước. Ý thức pháp luật xuất hiện cùng với sự xuất hiện của pháp luật. Nó là sản phẩm cứa quá trình phát triển của xã hội, chịu ảnh hưởng sâu sắc của các hệ tư tưởng, quan điểm và quan niệm trong xã hội. Ý thức pháp luật dần dần trớ thành yếu tố không ihế thiếu trong đời sống xã hội.

Vấn đề ý thức pháp luật được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau: triết học, luật học... Mặc dù còn những điều phái bàn khi nói đến ý thức

26

pháp luật, nhưng đa sô' các nhà nghiên cứu đều cho rằng: “ý thức pháp luật là một hình thái ý thức x ã hội, là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp vé bủn chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, vê' tính hợp pháp hay không hợp pháp của

hànlĩ vi con người trong x ã hội” [38, tr. 588].

Ý thức pháp luật là hình thái ý thức xã hội có tính độc lập tương đối. Có thể coi ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội là vì theo quan điểm duy vật về lịch sử thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Mác viết: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyếl định ý thức của họ” [19, tr. 15]. Ý thức pháp luật được hình ihành xuất phát từ những điều kiện kinh tế, vật chất nhất định của xã hội; phản ánh những điều kiện vật chất nhất định và chịu sự chi phối của chính những điếu kiện vật chất đó.

Cũng như ý thức xã hội nói chung, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối. Điều đó thể hiện ở chỗ:

Một là, ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội; nghĩa là,

nhiều khi tồn tại xã hội đã thay đổí nhưng ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội đó vẫn còn, nhất là yếu tố tâm lý, tập quán trong ý thức pháp luật vẫn còn tồn tại dai dẳng trong một thời gian dài. Nhưng trong một số trường hợp nhất định, ý thức pháp luật có thể vượt trước, vượt lên trên sự phát triển của tồn tại xã hội. Trường hợp này xảy ra đặc biệt khi đó là những tư tường pháp luật khoa học, tiên tiến, thể hiện ra thành pháp luật tiến bộ, thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Ý thức pháp luật, mặc dù phản ánh tồn tại xã hội ở một giai đoạn lịch sử nào đó, nhưng nó cũng tiếp thu, kế thừa những yếu tố nhất định (nhất là những giá trị văn hóa pháp luật) của ý thức pháp luật thuộc giai đoạn lịch sử trước đó.

Hai là, ý thức pháp luật có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Sự tác động đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực tuỳ thuộc vào ý thức pháp luật đó mang tính chất tiến bộ hay lạc hậu. Như vậyi ý thức pháp luật có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội. “Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục pháp luật là phải biết phát huy mặt tích cực trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật và hạn chế tới mức thấp nhất mặt tiêu cực của những biểu hiện đó” [64, tr. 417].

Bên cạnh đó, ý thức pháp luật có sự tác động qua lại với các hình thái ý Ihức xã hội khác. Các hình thái ý thức xã hội đều phản ánh và đánh giá các hiện tượng xã hội, qua đó, các hình thái ý thức xã hội tác động lẫn nhau nhằm xác định mục đích, tiêu chuẩn của hành vi phù hợp với hình thái ý thức của mình, từ đó các chủ thể sản sinh ra hành vi phù hợp.

Thứ ba, ý Ihức pháp luật mang tính giai cấp. Trong xã hội có giai cấp,

các giai cấp có những điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau, có những lợi ích khác nhau do địa vị xã hội của mỗi giai cấp quy định. Đế duy trì địa vị thống trị của mình, giai cấp thống trị phải tìm cách hợp thức hóa ý chí của giai cấp mình thành pháp luật thông qua con đường nhà nước. Chẳng hạn, bản chất giai cấp của pháp luật tư sản đã được Mác và Ảngghen vạch rõ: “...Cũng như pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định” [18, tr. 691].

Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật, thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội. Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật bao giờ và trước hết cũng luôn vì giai cấp thống trị. Nó là vũ khí chính trị mà giai cấp thống trị sử dụng để chống lại các giai cấp khác và quản lý xã hội theo ý muốn của giai cấp mình. Các giai cấp khác cũng có ý thức pháp luật của họ, song các ý thức pháp luật

này không thể được phản ánh đầy đủ trong pháp luật. Ý thức pháp luật của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác trong xã hội chủ yếu được thể hiện thông qua quan điểm, thái độ, hành vi của họ đối với pháp luật hiện hành và phản ứng của họ trước việc duy trì quản lý xã hội của nhà nước để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, các giai cấp khác nhau có những ý thức khác nhau về pháp luật, phản ánh lợi ích của giai cấp mình. Điều đó nói lên rằng ý thức pháp luật luôn mang tính giai cấp sâu sắc.

Ý thức pháp luật của xã hội ta hiện nay là ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa. Do sự thống nhất cao về mặt lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhàn và nhân dân lao động, nên hệ lhô'ng pháp luật do Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, trong khi thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, cũng đồng thời phản ánh và thể hiện lợi ích cúa dân tộc ta, nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.2.2. Cấu trúc của ý thức pháp luật.

Ý thức pháp luật có cấu trúc khá phức tạp. Việc xem xét và phân tích cấu trúc của ý thức pháp luật là cợ«ở để đánh giá vai trò và sự tác động của dư luận xã hội đối với sự hình thành và nâng cao ý thức pháp luật. Cấu trúc của ý thức pháp luật có thể được nhìn nhận từ những góc độ khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu.

+ Căn cứ vào nội dưng và tính chất của các bộ phậ n hợp thành, ý

thức pháp luật bao gồm hệ tư tường pháp luật và tàm lý pháp luật.

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật bao gồm hệ tư tưởng pháp luật (toàn bộ những lư tưởng, quan điếm, quan niệm khoa học về pháp luật) và tâm lý pháp luật (phản ánh những tâm trạng, cám xúc, thái độ, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp luật cụ thế khác). Ý thức

pháp luật còn thể hiện ở động cơ hành vi, tinh thần sẵn sàng thực hiện những hành vi theo yêu cầu của pháp luật [41, tr. 20].

Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, quan niệm

có tính chất lý luận và khoa học về pháp luật; phản ánh về pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa học. Hệ tư tưởng pháp luật phản ánh trình độ nhận thức cao, có tính hộ thống về các vấn đề có tính chất bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật trên lập trường của một giai cấp nhất định. Nó là cơ sở để sáng tạo các giá trị pháp luật, phổ biến các tư tướng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn trong xã hội. Đồng thời, nó cũng là cái nền tảng góp phần làm sâu sắc thêm nội dung các phán xét đánh giá của dư luận xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.

Tâm lý pháp luật là một bộ phận quan trọng của ý thức pháp luật, hình

thành một cách tự phát dưới dạng tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của các cá nhân và các nhóm xã hội đối với pháp luật cũng như các hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hôị. Tâm lý pháp luật chỉ biểu hiện cấp độ nhận thức • thông thường dựa trên cơ sở tình cảm pháp luật truyền thống, kinh nghiệm sống, tập quán và tâm lý xã hội. rtói cách khác là ở cấp độ này, ý thức pháp luật mới chỉ thể hiện ở sự thừa nhận, tiếp thu và xử sự theo sự thừa nhận và tiếp thu đó: điều hay lẽ phải, việc nên làm, điều nên tránh... theo tình cảm hướng

thiện. Có thể nói, tâm lý pháp luật là “nguồn sữa” nuôi sống hệ tư tưởng pháp luật, bảo vệ sự tồn tại và phát triển hệ tư tưởng pháp luật. Bới vì, nếu không có cảm xúc lành mạnh, con người không thể và không bao giờ tìm kiếm được chân lý.

Tâm lý pháp luật của cá nhân thường bị quy định bới tư tưởng pháp luật của cá nhân đó. VI vậy, đối với từng cá nhân nói riêng, nếu không có tâm lý pháp luật tích cực thì không có hệ tư tưởng pháp luật và do đó cũng không có ý

thức pháp luật. Với ý nghĩa đó, có thể nói rằng tâm lý pháp luật là mánh đất nuôi sống tư tưởng pháp luật, hình thành ý thức pháp luật một cách đầy đủ nhất.

Y thức pháp luật nói chung, tâm lý pháp luật nói riêng có quan hệ mật thiết với pháp luật. Nói như vậy không có nghĩa là khi ban hành pháp luật mọi người đều có ý Ihức và thái độ đúng đắn đối với pháp luật, mà thái độ đúng đắn đối với pháp luật chỉ có thể hình thành và xây dựng trên cơ sở ý pháp luật nói chung, tâm lý pháp luật nói riêng đã được định hướng phù hợp với nội dung của pháp luật. Ý thức pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Định hướng cho việc bồi dưỡng ý thức pháp luật nói chung và tâm lý pháp luật nói riêng chính là tạo ra những điều kiện cần thiết để mỗi công dân tôn trọng và tuân Ihủ pháp luật. Tâm lý pháp luật đúng đắn có vai trò thiết thực trong việc thực hiện pháp luật, nghĩa là vận dụng pháp luật để xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể. Không có tâm lý pháp luật đúng đắn sẽ không thể có ý thức pháp luật đầy đủ để thực hiện các quy định của pháp luật trong thực tế. •

Sự kết hợp hài hoà giữa tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật, được biểu hiện thành hành vi pháp luật. Hành vi pháp luật là hành động có ý thức của con người diễn ra trong môi trường điều chỉnh của pháp luật. Nói cách khác, hành vi pháp luật là hành động có ý thức của công dân, cơ quan, tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội được xác định trước bằng các quy phạm pháp luật. Trong mọi trường hợp, hành vi pháp luật chỉ có thể là hành vi hợp pháp hay hành vi bất hợp pháp. Hành vi pháp luật hợp pháp là hành vi phù hợp với đòi hỏi của pháp luật, trong khuôn khổ quy định của pháp luật; hành vi pháp luật bất hợp pháp là hành vi

trái với quy định của pháp luật hiện hành. Dù là loại hành vi nào thì chúng cũng đều có thể là đối tượng của dư luận xã hội.

+ Căn cứ vào cấp độ và giới hạn nhặn thức, ý thức pháp luật được chia thành hai bộ phận cơ bản: ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật lý luận.

Thứ nhất, ý thức pháp luật thông tlĩường: Ý thức pháp luật thông thường

ihể hiện mức độ nhận thức còn hạn chế, thông qua sự phản ánh trực tiếp, giản đơn về các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội. Ý thức pháp luật thông thường có thể có được ở đa số các thành viên trong xã hội; được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sống, sinh hoạt hàng ngày và kinh nghiệm của các cá nhân, trong đó yếu tố tâm lý xã hội chiếm vị trí quan trọng. Ớ cấp độ nhận thức này, ý thức pháp luật nhìn chung mới chỉ biểu hiện ở sự thừa nhận, tiếp thu các nguyên tắc, quy định chung của pháp luật và xử sự theo sự thừa nhận, tiếp thu đó. Như vậy, ý thức pháp luật thông thường có tính phổ quát, phong phú, dược đặc trưng bằng các yếu tô' tâm lý xã hội. Xét trong mối quan hệ với dư luận xã hội, ý thức pháp luật thông thường tạo nên tính đa dạng, phong phú của các ý kiến cá nhân trong quá trình hình thành dư luận xã hội về đời sống pháp luật.

Thứ hai, ỷ thức pháp luật lỷịuận: Ý thức pháp luật lý luận thể hiện trình

độ nhận thức cao, mang tính hệ thống và sâu sắc về các vấn đề có tính bán chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật dưới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa học pháp lý. Đó là sự nhận thức có căn cứ khoa học, được hình thành qua quá trình học tập, đào tạo, nghiên cứu một cách có hệ thống và được kiểm nghiệm trong thực tiễn đời sống pháp luật. Ý thức pháp luật lý luận là cơ sở cho hoạt động sáng tạo pháp luật, truyền bá tư tưởng, quan điểm pháp lý cũng như những hoạt động pháp luật thực tiễn. Như vậy, ý thức pháp luật lý luận thể hiện tính tư tướng và tính khoa học sâu sắc. Qua đó nó đảm báo cho nội dung các phán xét đánh giá cùa dư luận xã hội cũng sâu sắc thêm.

Bên cạnh ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật lý luận, có

nhà nghiên cứu còn đề cập đến cấp độ ỷ thức p h á p luật Iigliề nghiệp, coi nó là

ý thức của các luật gia và của các nhà chức trách mà nghề nghiệp có liên quan đến việc hoạch định chính sách pháp luật, nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật. Ý thức pháp luật nghề nghiệp là sự kết hợp hài hoà của những yếu tố hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật. Nó không chỉ biểu hiện ở trình độ hiểu biết cao về pháp luật mà còn phản ánh trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng và áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các công việc của thực tiễn đời sống. Có thể coi ý thức pháp luật nghề nghiệp là nhịp cầu nối giữa ý thức pháp luật lý luận và ý thức pháp luật thông thường [41, tr. 19].

+ Căn cứ vào chủ th ể của ỷ thức pháp luật, ý thức pháp luật được chia

thành: ý thức pháp luật của cá nhân, ý thức pháp luật của nhóm xã hội và ý thức pháp luậl xã hội nói chung.

Một là, ỷ thức pháp luật của cá nhản: Ý thức pháp luật của cá nhân

phản ánh những tư tưởng, quan điểm, tâm lý, tình cảm, thái độ của mỗi người về pháp luật và đối với pháp luật. Ý' thức pháp luật của cá nhân được hình thành và phát triển do sự tác động của các yếu tố xã hội (điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục...) và của các điều kiện, hoàn cảnh riêng của từng người (môi trường sống, lao động, sức khỏe, trình độ học vấn...). Ý thức pháp luật của cá nhân hết sức đa dạng, phong phú và thể hiện nhiều vẻ: nó có thể cao hoặc thấp, tiến bộ hoặc lạc hậu, tích cực hoặc tiêu cực, mức độ ảnh hưởng có thể sâu rộng hoặc hạn hẹp... Trước mỗi sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong thực tiễn cuộc sống thu hút được sự chú ý của dư luận xã hội, ý thức pháp luật của cá nhân chính là cơ sớ để mỗi người đưa ra phán xét đánh giá của mình.

Hai là, ý tliức pliáp luật của nhóm x ã hội: Ý thức pháp luật nhóm phán

định về pháp luật và đối với pháp luật. Nhóm xã hội là tập hợp người có những nét tương đồng về điều kiện sống, lao động, sinh hoạt; về mục đích, nhu cầu, lợi ích cơ bản... nên về ý chí, nhận thức cũng có những điếm chung tương đối

Một phần của tài liệu Vai trò của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)