Tổ chức hạch toán kế toán thành phẩm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁU SẮC MÀU (Trang 38 - 42)

- Chứng từ: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. - Tài khoản: TK155: Thành phẩm

Kết cấu tài khoản này như sau: Bên nợ:

+ Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho.

+ Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (nếu hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK).

Bên có:

+ Trị giá thực tế thành phẩm xuất kho. + Trị giá của thành phẩm thiếu hụt.

+ Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (nếu theo hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK).

Dư nợ: Trị giá thực tế thành phẩm tồn kho. -Hạch toán chi tiết thành phẩm:

Tổ chức hạch toán chi tiết thành phẩm được thực hiện ở hai nơi: Phòng kế toán và ở Kho. Việc hạch toán ở phòng kế toán được thực hiện trên sổ sách kế toán ghi chép bằng thước đo hiện vật và thước đo giá trị.

Khi có sản phẩm sản xuất xong, nhân viên bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm. Căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ trưởng sản xuất lập “Phiếu nhập kho” và giao thành phẩm vào kho.

Mỗi lần xuất kho thành phẩm để tiêu thụ cần lập “Phiếu xuất kho thành phẩm”. Phiếu xuất kho thành phẩm có thể lập riêng cho mỗi loại hoặc nhiều loại thành phẩm, tùy theo tình hình tiêu thụ thành phẩm.

Trên cơ sở phiếu nhập kho, xuất kho thành phẩm, thủ kho phản ánh tình hình nhập, xuất kho thành phẩm vào thẻ kho.

Hạch toán chi tiết thành phẩm phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm và từng thứ thành phẩm. Phương thức hạch toán chi tiết thành phẩm được áp dụng phổ biến hiện nay là phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ số dư và phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

Hạch toán tổng hợp thành phẩm.

Sơ đồ 2.7: Hạch toán tổng hợp thành phẩm (Theo phương pháp kê khai thường xuyên)

TK154 TK155 TK157,632

Sản xuất (hoặc thuê TP xuất bản, đổi, biếu tặng Ngoài gia công) nhập kho trả lương cho CNV

TK157,632 TK1381

Sản phẩm bán bị trả lại Thiếu khi kiểm kê

TK711,3381 TK221,222,223,228

Thành phẩm phát hiện Góp vốn đầu tư bằng Thừa khi kiểm kê TK811 TK3387,771

TK412 CL CL

Đánh giá tăng

TK412 Đánh giá giảm

2.3.5. Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác, nhanh chóng, cần tiến hành hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tính giá. Tùy theo từng đối tượng tập hợp chi phí, công việc hạch toán chi tiết chi phí sản xuất có thể khác nhau nhưng có thể khái quát lại qua các bước sau: Bước 1: Mở sổ (hoặc thẻ) hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Sổ được mở riêng cho từng tài khoản 621, 622, 627, 154, 142, 242, 335, 641, 642. Căn cứ để ghi vào sổ là sổ chi tiết các tài khoản tháng trước và các chứng từ gốc, các bảng phân bổ, bảng kê chi phí theo dự toán. Sổ có thể mở riêng cho từng đối tượng hoặc mở chung cho nhiều đối tượng.

Bước 2: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan cho đối tượng hạch toán.

Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kỳ làm cơ sở cho việc tính giá thành. Đồng thời lập thẻ tính giá thành sản phẩm theo từng loại. Căn cứ để lập thẻ tính giá thành là thẻ tính giá thành sản phẩm kỳ trước, sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này và biên bản kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng với bảng kê khai khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

b) Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất

Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học. Trình tự này được khái quát như sau:

Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.

Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất-kinh doanh phụ từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ.

Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan.

Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.

PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN SÁU SẮC MÀU

3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁU SẮC MÀU

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức rất gọn nhẹ, tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ cán bộ và nhân viên trẻ, hầu hết đã có trình độ đại học và cao đẳng. Họ sử dụng thành thạo máy vi tính và các công cụ hỗ trợ công tác kế toán giúp công việc kế toán nhanh gọn, chính xác và hiệu quả. Do vậy,công tác kế toán tại công ty luôn được tiến hành một cách nhanh chóng và kịp thời, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, việc tổ chức bộ máy kế toán tại công ty vẫn còn tồn tại nhược điểm chưa được giải quyết. Cụ thể là vẫn còn có sự kiêm nhiệm trong công việc. Ví dụ như kế toán thanh toán, vừa phải theo dõi các phân xưởng, các cửa hàng, vừa phải theo dõi công nợ, ngân hàng, tiền mặt, tiền lương, thiết bị khấu hao…

3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁU SẮC MÀU

Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Đây là phương thức kế toán tiên tiến hiện đại, thuận tiện cho công tác kế toán

tuân thủ theo quy định mẫu sổ sách của chế độ kế toán hiện nay. Một số thiết kế khác biệt so với hệ thống sổ sách của mẫu, tuy nhiên đó cũng chỉ phục vụ cho quản lý, hạch toán kế toán của công ty được tốt hơn. Công ty áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán đã mang lại nhiều tiện ích: Tiết kiệm được thời gian, sức lực và độ chính xác cao trong tính toán, việc xử lý thông tin nhanh mang lại hiệu quả trong quản lý. Nhờ việc sử dụng máy vi tính mà việc truy cập, xây dựng các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sổ nhật ký chung, sổ cái,… rất nhanh chóng lại dễ kiểm tra, đối chiếu, so sánh giảm được khối lượng lớn công việc.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁU SẮC MÀU (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w