- Phòng tài chính kế toán: Thực hiện công tác tài chính kế toán của toàn doanh nghiệp, xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong toàn thể đơn
2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh
2.3.1.1. Phân tích tình hình tăng, giảm và cơ cấu tổng vốn kinh doanh
Trước khi đi sâu vào phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ta cần phải xem xét và đánh giá sự thay đổi của tổng vốn kinh doanh theo bảng sau:
Bảng 2.3. Phân tích tình hình tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm
ST TT (%) ST (%)TT ST (%)TL (%)TT Tổng nguồn vốn kinh doanh 81.934,67 100 86.850,62 100 4.915,95 6,0 0 1.Nợ phải trả 73.027,34 89,13 75.061,11 86,43 2.033,77 2,78 -2,7 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 8.907,33 10,87 11.798,51 13,57 2.891,18 32,46 2,7 ( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm từ 2011 đến 2012 )
Nhận xét:
Nguồn vốn kinh doanh của DN năm 2012 so với năm 2011 tăng 4.915,95 tr.đ, tỷ lệ tăng 6,0%. Trong đó:
+ Nợ phải trả tăng 2.033,77 tr.đ, tỷ lệ tăng 2,78%
+ Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 2.891,18 tr.đ tỷ lệ tăng 32,46%.
Như vậy, nguồn vốn kinh doanh năm 2012 tăng chủ yếu được huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Mặc dù tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 so với năm 2011 tăng 2,7%, tỷ trọng nợ phải trả giảm 2,7% nhưng nợ phải trả ở cả 2 năm đều chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu (năm 2011 là 89,13% và năm 2012 là 86,43%). Điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của DN thấp. DN cần chú trọng đến việc huy động vốn từ các nguồn vay sao cho xuống mức hợp lý nhất. 2.3.1.2. Phân tích tình hình tăng, giảm và cơ cấu tổng vốn lưu động
Vốn lưu động là loại vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VKD của công ty.Vì vậy, công tác quản lý cơ cấu vốn lưu động là công tác thường xuyên và có ý nghĩa với công ty:
Bảng 2.4. Phân tích tình hình vốn lưu động của công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm
2012/2011ST TT ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) TT (%) Vốn lưu động 69.244,9 6 100 71.304,16 100 2059,2 2,97 0 1. Vốn bằng tiền 1.923,57 2,78 2.838,21 3,98 914,64 47,5 1,2
3. Các khoản phải thu 49.205,6 4 71,1 44.666,39 62,64 -4539,3 -9,2 -8,4 4. Hàng tồn kho 12.969,3 4 18,7 17.745,21 24,89 4775,9 36,8 6,16 5. VLĐ khác 5.146,41 5 7,43 6.054,35 8,491 907,94 17,6 1,06 ( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm từ 2011 đến 2012 )
) Nhận xét:
Qua số liệu trên ta thấy tổng số vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.059,2 tr.đ, tỷ lệ giảm 2,97%. Trong đó:
Vốn bằng tiền năm 2012 so với năm 2011 tăng 914,64 tr.đ, tỷ lệ tăng 47,5%. Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn lưu động của công ty. Và tỷ trọng của vốn bằng tiền năm 2012 tăng lên 1,2%. Điều này cho thấy một dấu hiệu tốt về khả năng tự chủ tài chính của công ty. Vì vậy, công ty cần phát huy hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ tăng của loại vốn lưu động này trong những năm tiếp theo.
Các khoản phải thu năm 2012 so với năm 2011 giảm 4.539,3 tr.đ, tỷ lệ giảm 9,2%, tỷ trọng giảm 8,4%. Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của công ty. Chính vì vậy công tác quản lý tài chính đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục, có các chính sách phù hợp sao cho thu được các khoản phải thu, giảm tình trạng vốn của nhà máy bị chiếm dụng.
Hàng tồn kho của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 4.775,9 tr.đ, tỷ lệ tăng 36,8%, tỷ trọng khá lớn và còn tăng thêm 6,16%. HTK tăng cũng đồng nghĩa với việc VLĐ của công ty bị ứ đọng từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy, công ty cần chú trọng đến xác định HTK thích hợp để dự đoán đúng số nguyên vật liệu cần cung cấp từ đó có quyết định dự trữ HTK hợp lý.
Vốn lưu động khác năm 2012 so với năm 2011 tăng 907,94 tr.đ, tỷ lệ tăng 17,6%, tỷ trọng vẫn lớn hơn của vốn bằng tiền và tăng 1,06%. Mức tăng này vẫn
chưa được hợp lý vì nó là loại vốn lưu động khác nên chiếm tỷ trọng nhỏ. Công ty cần tìm cách giảm bớt tỷ trọng vốn này xuống.
2.3.1.3. Phân tích tình hình tăng, giảm và cơ cấu tổng vốn cố định
Mặc dù vốn cố định chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của công ty nhưng cách thức tổ chức quản lý vốn cố định lại có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VCĐ và VKD của công ty. Vì vậy để đánh giá được thực trạng sử dụng VCĐ ta phải xem xét tình hình tăng, giảm và cơ cấu tổng VCĐ theo bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.5. Phân tích tình hình vốn cố định của công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm
2012/2011ST TT ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) TT (%) Vốn cố định 12.689,71 100 15.546,4 6 100 2.856,7 6 22,5 0 1.Tài sản cố định 12.257,75 96,6 15.114,5 97,22 2.856,7 6 23,3 0,63 2.Tài sản dài hạn khác 431,96 3,4 431,96 2,78 0 0 -0,6
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm từ 2011 đến 2012 ) Nhận xét:
Nhìn chung, lượng vốn cố định trong năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.856,76 tr.đ, tỷ lệ tăng 22,5%. Trong đó:
TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VCĐ và năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,63%. Điều này cho thấy công ty ngày càng chú trọng hơn đến đầu tư TSCĐ bao gồm các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý và nhà cửa, vật kiến trúc.
Giá trị TSCĐ năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.856,76 tr.đ, tỷ lệ tăng 23,3%. Còn tài sản dài hạn khác năm 2012 vẫn không thay đổi nhưng tỷ trọng giảm
0,47%. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng TSCĐ của công ty năm 2012 nhiều nên công ty đã đầu tư mới, điều động nội bộ thêm máy móc thiết bị.