Trước hết chúng ta cần giáo dục việc nhận diện các quan hệ đạo đức đang vận động trong đời sống xã hội của chúng ta. Việc cổ vũ các quan hệ đạo đức đúng đắn, phê phán các quan niệm đạo đức sai lầm một cách khách quan là điều rất cân thiết để từ đó con người có lòng tin vào những điều thiện và phê phán điều ác một cách khoa học, củng cố ý thức tự giác. Các quan điểm tiêu dùng, thiếu trách nhiệm, ăn bám lười biếng, lừa đảo phải được vạch trần và người tốt, việc tốt phải được cổ vũ nêu gương.
Cùng với việc nhận diện tính tích cực và tiêu cực đạo đức một cách đúng đắn và khoa học, trong xã hội ta cũng cần phải xây dựng các chuẩn mực đạo đức mới. Thực tế cho thấy các chuẩn mực đạo đức có tính bảo thủ cao. Có chuẩn mực nếu chúng ta giữ gìn được, thì trong cơ chế thị trường, các quan hệ đạo đức sẽ trở nên lành mạnh.Song có rất nhiều chuẩn mực đạo đức đã lạc hậu, cần gỡ bỏ để cho cái mới, cái tốt, cái đẹp xâm nhập sâu vào quan hệ xã hội. Những lĩnh vực mới mẻ của cuộc sống chưa hình thành được các chuẩn mực đạo đức tích cực. Chúng ta cần phải hiểu rõ thị trường hiện đại và cơ chế của nó. Việc hình thành những cơ sở đạo đức của thị trường hiện đại ở nước ta trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có một ý nghĩa to lớn trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa và giao tiếp văn minh với nhiều nền văn hoá khác. Tiếng nói đạo đức chung giữa các quan hệ thị trường trong nước
và ngoài nước sẽ làm cho bản sắc dân tộc của đạo đức gắn với cái phổ biến.
Hiện nay nhân dân ta đang xây dựng nếp sống văn minh. Việc xây dựng môi trường đạo đức trong lao động, gia đình, tập thể, làng xã, đô thị gắn với pháp luật vừa là nội dung cơ bản của nếp sống văn minh, vừa là một yêu cầu giáo dục đạo đức quan trọng trong điều kiện nước ta mở rộng cơ chế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Việc tuyên truyền các chuẩn mực và những giá trị đạo đức mới một cách sâu rộng, cổ vũ tính trung thực, vạch trần tính cơ hội bằng hệ thống truyền thông hiện đại cũng như giáo dục, truyền thông đại chúng là cái góp phần tích cực vào việc điều chỉnh hành vi đạo đức cá nhân hướng đến các giá trị đạo đức phổ biến khi mở rộng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
KẾT LUẬN
Sống trong cơ chế thi trường hơn mười lăm năm mà thói quen bị hấp dẫn bởi những giá trị kinh tế, những sinh hoạt có chủ đề kinh tế dường như đã hình thành khá vững chãi trong rất nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ. Thói quen ấy là tất yếu, thậm chí còn cần được khuyến khích. Lý do thật đơn giản: làm sao biến khẩu hiệu “dân giàu, nước mạnh” thành hiện thực một khi tư duy kinh tế, thói quen cân nhắc công việc theo những nguyên tắc kinh tế không trở thành nếp trong một xã hội đang thực sự vận hành theo cơ chế thị trường. Chỉ có điều cả những nhà kinh doanh lẫn nhà văn hoá, cả những người bình thường lẫn nhà chính trị rất cần thường xuyên nhớ rằng chẳng một xã hội nào có thể phát triển bền vững và lành mạnh nếu các giá trị kinh tế và giá trị đạo đức không tìm được lối đi song hành bên nhau. Không thể phủ nhận rằng sự hình thành những thói quen kinh tế (bao gồm cả kiến thức và hành động) là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế nước ta tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Song cũng phải thừa nhận rằng, các quy luật cạnh tranh khắc nghiệt
của kinh tế thị trường đang xô đẩy một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng xã hội vào lối sống vị kỷ, chạy đua với danh lợi, tiền tài, coi nhẹ các giá trị đạo đức như lòng hiếu thảo, sự thuỷ chung, lòng trung thành, sự biết ơn,.... Điều đó rất khó tránh khỏi bởi kinh tế thị trường như con dao hai lưỡi. Một mặt tạo động lực cho phát triển đất nước, cho việc tiếp nhận những giá trị tinh hoa của văn hoá nhân loại, nhất là việc học tập, tiếp thu nền khoa học, công nghệ tiên tiến. Mặt khác, phải thấy rằng kinh tế thị trường vốn là con đẻ của chế độ tư hữu đặc biệt phát triển trong chế độ tư bản chủ nghĩa, bên cạnh mặt tích cực cũng phát sinh nhiều tiêu cực ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa. Do vậy việc giáo dục để nhận thức đúng đắn những chuẩn mực đạo đức mới trong chế độ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là rất cần thiết. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công chúng ta cần phải sống và hành động sao cho “đứng cao hơn đồng tiền, nhìn xa hơn đồng tiền, thấy được những thứ khác ngoài đồng tiền, ngoài lợi nhuận”
SÁCH THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2003.
2. C.Mác – Ăngghen toàn tập. 3. Đạo đức mới
4. Tạp chí Triết học