Đạođức trong tình yêu, hôn nhân

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lênin và thực tiễn xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 28)

D. CÁC PHẠM TRÙ ĐẠOĐỨC KINH TẾ XÃ HỘI

2. Đạođức trong tình yêu, hôn nhân

Tình yêu sâu sắc, chân thành và chung thuỷ giữa vợ chồng luôn luôn là cơ sở bảo đảm cho gia đình bền vững, hạnh phúc. Trong xã hội cũ, tình yêu chân chính gặp muôn vàn cản trở vì nó bị lệ thuộc vào quan hệ tài sản, tiền của, địa vị, những cách biệt về giai cấp và đẳng cấp, những khác biệt về tôn giáo, những sự thù địch về chủng tộc, gia tộc, những quyền lực gả bán, ép buộc của cha mẹ... Trong xã hội mới, thanh niên nam nữ hoàn toàn được tự do khi lựa chọn tình yêu cho mình. Đây là một giá trị đạo đức mới có ý nghĩa quan trọng trong xã hội với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tinh thần trách nhiệm vẫn được đề cao trong tình yêu thời hiện đại : trách nhiệm giữa hai người yêu nhau, trách nhiệm đối với việc nuôi dạy con cái, trách nhiệm đối với gia đình, và hết thảy những cái đó đều liên hệ với trách nhiệm lớn lao của mỗi người đối với xã hội. Thiếu cái đó, tình yêu sẽ mất hết cơ sở đạo đức và sẽ trở thành một thức tình yêu ích kỷ, lừa dối, bội bạc và đe hèn. Trong một xã hội có nền kinh tế thị trường thì mọi việc đều phải được tiến hành trên cơ sở thực tế. Vì vậy hiếm khi thấy một thứ tình cảm yêu đương uỷ mị và mù quáng thiếu sự suy xét cân nhắc đầy đủ về lý trí thường dẫn tới một sự nông nổi và dễ tan vỡ.

Tuy nhiên cũng đã xuất hiện những tư tưởng tiêu cực trong tình yêu và nảy sinh một thứ tình yêu đầy tính toán và “lợi nhuận”. Tính lợi ích cá nhân quá cao đã làm nhuốm đen tình yêu trong sáng. Giờ đây không phải cha mẹ tính toán lợi ích cho con cái mình trong tình yêu nữa mà chính những bạn trẻ cũng đang tự tính toán quá nhiều cho mình trong tình yêu. Chẳng phải họ đang nhằm tìm những anh bạn trai, những cô bạn gái sinh ra trong những gia đình giàu có để đảm bảo một tương lai chắc chắn cho bản thân mình đó hay sao? Chẳng phải những thanh niên ngoại tỉnh cũng muốn dựa vào người bạn đời tương lai của mình để kiếm tìm một chiếc

hộ khẩu ở thành phố lớn? Tất cả những bất cập đó đang làm không những những bạn trẻ phải phẫn nộ mà cả xã hội cũng lên án gay gắt. Bên cạnh đó còn nảy sinh một thứ tình yêu giả tạo, gian dối. Chẳng thế mà xuất hiện những câu nói như “thay người yêu như thay áo”. Một bộ phận không nhỏ trong lớp thanh niên ngày nay coi tình yêu như một trò đùa không hơn không kém. Họ đùa giỡn với tình yêu, coi người yêu như một thứ tạm thời lấp chỗ trống hoặc để lên mặt với bạn bè như kiểu “ta đây không thua kém ai”. Những kiểu tình yêu như vậy sẽ không bao giờ bền vững và chỉ đem đến đau khổ khi kết thúc.

Nếu tình yêu là cơ sở thì hôn nhân là một giai đoạn mới của tình yêu. Hôn nhân là tình yêu được phát triển và củng cố trong cuộc sống chung, được sâu sắc và bền vững hơn qua mọi thử thách. Theo lý luận Mác – Lênin, chúng ta kiên quyết tẩy trừ quan niệm tư sản và tiểu tư sản cho rằng hôn nhân là sự kết thúc của tình yêu. Quan niệm đó xem tình yêu chỉ là hưởng thụ đơn thuần. Tình yêu chân chính bao giờ cũng là một quá trình xây dựng, xây dựng tình cảm yêu nhau suốt đời, khi chưa kết hôn cũng như khi đã lập gia đình, có con cái và nuôi dạy con cái. Vì thế người ta có hạnh phúc không chỉ ở buổi đầu của sự yêu đương mà còn có hạnh phúc sâu sắc hơn trong quá trình lâu dài săn sóc và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau nuôi nấng và dạy dỗ con cái, cùng nhau chia sẻ những đắng cay và ngọt bùi của cuộc sống, cùng nhau phấn đấu cho lý tưởng rực rỡ của ngày mai. Tình yêu mãi mãi nảy nở phong phú trong cuộc sống nhiều mặt đó.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày nay bắt đầu lại xuất hiện những tư tưởng cho rằng hôn nhân là kết thúc của tình yêu, xem tình yêu chỉ là sự hưởng thụ. Đó là những kẻ trốn tránh trách nhiệm trong tình yêu và gia đình. Chẳng bao lâu sau khi kết hôn họ đã không chịu được những thử thách cụ thể của cuộc sống chung, và ngay sau khi có một con họ đã cảm thấy gia đình là một gánh nặng, đã phát sinh những lục đục giữa vợ chồng, thậm chí đi đến chỗ xin ly hôn. Mặc dù dư luận xã hội nghiêm khắc lên án những cuộc hôn nhân cẩu thả và ly

hôn dễ dàng kiểu đó nhưng thực tế nó lại đang nảy nở rất nhanh trong xã hội chúng ta.

Ngày nay ly hôn đã trở thành tự do và không còn bị quy vào vô đạo đức. Chính C.Mác cũng nói rằng “Sự ly hôn chỉ là việc xác lập một sự thực: cuộc hôn nhân ấy là cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là cái vỏ bề ngoài và là sự giả dối”. Nếu có tất cả những căn cứ để xác nhận sự thực đó, sự thực là một quan hệ hôn nhân đã mất hết tình yêu làm cơ sở thì đương nhiên “ly hôn sẽ là điều hay cho cả đôi bên cũng như cho cả xã hội”. Dư luận không còn lên án những người phụ nữ ly hôn nữa bởi họ đã sử dụng đúng đắn quyền ly hôn của họ. Tuy nhiên chúng ta lại chỉ trích rất mạnh mẽ những cặp vợ chồng dễ dàng thay đổi, coi thường trách nhiệm với vận mệnh của con cái, không suy nghĩ đầy đủ về những hậu quả đối với gia đình và xã hội do việc ly hôn bừa bãi của họ gây ra. Đáng tiếc thay hiện tượng đó lại đang xuất hiện rất nhiều trong một cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta. Đồng tiền xâm nhập quá sâu vào cuộc sống gia đình đã và đang gây ra những rạn nứt, những chia rẽ giữa các thành viên. Những giá trị vốn đảm bảo cho tình yêu và gia đình của chúng ta bền chặt và hạnh phúc đang bị lung lay một cách nguy hiểm.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về đạo đức trong triết học Mác Lênin và thực tiễn xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w