Một số nhận xét về thuật toán Wu-Lee

Một phần của tài liệu Kỹ thuật giấu tin thuận nghịch (Trang 45)

Thứ nhất: ảnh môi trường để thực hiện giấu thông tin cũng phải được chọn kỹ càng. Nếu một ảnh có quá nhiều điểm trắng (hoặc đen) thì tỉ lệ bit giấu được sẽ rất thấp.

Thứ hai: Vì trong mỗi ma trận điểm ảnh F thuật toán chỉ biến đổi tối đa là một phần tử (từ 1 thành 0 hoặc từ 0 thành 1), do vậy nếu chọn m, n đủ lớn thì sự thay đổi này khó có thể nhận biết bằng mắt thường nhưng khả năng giấu của thuật toán lại giảm đáng kể.

Thứ ba: Khi cần biến đổi ma trận F, thuật toán luôn thay đổi ngẫu nhiên một phần tử Fij ứng với Kij 1. Do vậy, trong một số trường hợp ảnh sau khi được giấu tin sẽ xuất hiện những điểm khác biệt so với ảnh gốc và dễ dàng phân biệt được bằng mắt thường. Do đó, để tăng tính che giấu cho thuật toán chúng ta nên chọn phần tử (i,j) có định hướng theo một tiêu chí nào đó.

Xét ví dụ giấu bit 0 vào ma trận có kích thước 54 với các giá trị cụ thể như sau: 1 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 1 0 1 F= 1 0 1 0 K= 1 1 0 0 b = 0 0 1 1 0 0 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 0

Hình 2.5. Ma trận F và ma trận K trước khi thay đổi

Giải sử chọn ngẫu nhiên phần (1,4) để thay đổi ta thu được G và thay đổi trên biên (có định hướng) ta chọn phần tử (5,3) kết quả ta được G‟. Trong trường hợp này, chúng ta thấy rằng khả năng che giấu của G‟ cao hơn G giống như trong hình 2.6.

1 0 0 1 1 0 0 0

0 0 0 0 0 0 0 0

G= 1 0 1 0 G’= 1 0 1 0

0 1 1 0 0 1 1 0

0 1 0 1 0 1 1 1

Một phần của tài liệu Kỹ thuật giấu tin thuận nghịch (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)