CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NAM ĐỊNH (Trang 34 - 38)

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NAM ĐỊNH

3.1. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của NHCT tỉnh Nam Định

Hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Nam Định diễn ra trong điều kiện tình hình kinh tế chính trị xã hội của tỉnh Nam Định nói chung ổn định, cơ sở hạ tầng đang được quan tâm đầu tư, công nghiệp trong tỉnh tăng trưởng khá, có nhiều làng nghề truyền thống. Đó là môi trường thuận lợi để Ngân hàng tiếp cận đầu tư vốn cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ.

Tuy nhiên so với tốc độ phát triển chung của cả nước, Nam Định là một trong những tỉnh kinh tế phát triển tương đối châm, mức thu nhập của người dân chưa cao, ít dự án khả thi. Trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động, chịu sức ép cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh việc cơ chế lãi suất tiền gửi biến động tăng, có nhiều yếu tố khách quan khác gây khó khăn cho công tác huy động vốn của chi nhánh, trong khi lãi suất đầu ra không tăng theo nên phần nào cũng gây áp lực cho chi nhánh. Việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại chưa có điều kiện phát triển mạnh như các tỉnh và thành phố khác. Nhưng NHCT Nam Định có sự tăng trưởng đều đặn và vững chắc trong các hoạt động kinh doanh, nên kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Nam Định trong thời gian qua không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong các năm gần đây luôn ở mức cao.

Bảng 14: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm.

1 Doanh thu Tỷ đồng 265,471 323,822 21,98 488,05 38,36

Thu lãi cho vay Tỷ đồng 141,523 172,629 21,97 206,18 19,43

Thu lãi nộp vốn Tỷ đồng 107,224 130,792 21,24 197,124 15,07

Thu dịch vụ Tỷ đồng 8,724 10,562 21,06 15,919 50,72

2 Chi phí Tỷ đồng 187,314 233,141 24,4 360,185 54,49

Chi lãi huy động vốn Tỷ đồng 158,151 196,843 24,46 304,108 54,5 Trích bảo hiểm tiền gửi Tỷ đồng 1,233 1,873 51,9 2,893 54,45

3 Lợi nhuận Lợi nhuận (chưa trích DPRR) Tỷ đồng 78,157 85,681 9,6 110,49 7 28,9 4 Trích DPRR Tỷ đồng 57,461 62,993 9,63 81,238 28,93

Tổng lượng vốn huy động được từ các nguồn trong dân cư và các tổ chức kinh tế cũng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Năm 2005 lượng vốn huy động được là 984.298 triệu đồng chiếm 36% tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh, đến năm 2006 tông lượng vốn mà ngân hàng huy động được đã tăng lên đến 1.153.784 triệu đồng và năm 2009 là 1.475 tỷ đồng. Đảm bảo đáp ứng đủ nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư kinh doanh của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Năm 2009 với môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn thách thức nhưng chi nhánh đã có những cố gắng toàn diện trên mọi mặt nghiệp vụ, hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản được giao. Đáp ứng đầy đủ vốn và kịp thời cho hoạt động kinh doanh và đầu tư của các dioanh nghiệp trong tỉnh. Thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất theo đúng các quyết định của chính phủ và thông tư hướng dẫn của ngân hàng nhà nước. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, công tác hạch toán kế toán và kho quỹ được đảm bảo thực hiện một cách nhanh chóng chính xác và an toàn.

Năm 2004, 2005 chi nhánh ngân hàng công thương Nam Định đã được xếp vào những đơn vị xuất sắc đạt được 3 bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, 3 bằng khen của thống đóc ngân hàng nhà nước, 8 giấy khen của HĐQT NHCT VN và nhiều bằng khen của tổng liên đoàn lao động VN.

Chi nhánh NHCT Nam Định là chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT VN hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh cùng các tổ chức tín dụng khác. Năm 2009, kinh tế trong nước tiếp tục bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới. Mặc dù các giải pháp tháo gỡ khó khăn của chính phủ đã bước đầu phát huy tác dụng, kinh tế trong nước đã có những dấu hiệu phục hồi, nhưng nhìn chung vẫn chưa ổn định tác động đến sự phát triển kinh tế của tỉnh và hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nói chung, chi nhánh NHTMCPCT Nam Định nói riêng.

Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của NHTMCPCT Việt Nam, sự quan tâm tạo điều kiện của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, của NHNN và các cơ quan ban

ngành trong tỉnh, sự hợp tác chặt chẽ của khách hàng, đặc biệt là sự cố gắng không ngừng của đội ngũ CBCN, năm 2009 chi nhánh NHCT Nam Định đã vượt qua khó khăn thu được những kết quả đáng khích lệ, hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh được giao, góp phần vào thành công chung của NHTMCPCT Việt Nam và phát triển kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà ngân hàng đạt được thì chi nhánh cũng còn nhiều hạn chế cần phải tìm biện pháp khắc phục như: các hoạt động trong ngân hàng còn chưa thực sự chuyên nghiệp, nhiều thời điểm còn chưa đáp ứng được nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng, số lượng khách hàng lớn còn ít, kinh nghiệm về nghiệp vụ Ngân hàng còn thiếu, thiếu thông tin thị trường quốc tế, việc ứng dụng các thành tựu kho học thế giới vào hệ thống Ngân hàng còn nhiều hạn chế nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin…

3.2. Nguyên nhân của những kết quả trên

3.1.1. Nguyên nhân đạt được những thành tựu

−Chi nhánh đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh, sự chỉ đạo của NHCT VN và NHNN tỉnh, đồng thời có sự gắn kết chặt chẽ có hiệu quả giữa khách hàng với ngân hàng công thương Nam Định. Tất cả đã tạo điều kiện để ngân hàng công thương tỉnh Nam Định có bước tăng trưởng và phát triển vững chắc

−Chi nhánh đã biết phát huy sức mạnh tập thể, đoàn kết thống nhất nội bộ, làm tốt công tác thi đua khen thưởng , động viên tinh thần kịp thời động viên tinh thần đối với CBCNV và tổ chức có thành tích tốt. Từ đó thúc đẩy tinh thần làm việc của CBCNV trong chi nhánh

−Thực hiện tốt việc đào tạo nguồn nhân lực, được NHCT VN trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, và đặc biệt là đưa công nghệ tin học vào các nghiệp vụ của ngân hàng, tạo điều kiện đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh phù hợp với xu thế kinh doanh hiện đại

3.1.2. Nguyên nhân của hạn chế

Nguồn vốn huy động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng qua các năm song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Nguồn vốn nhàn dỗi ở trong dân vẫn còn nhiều nhưng ngân hàng chưa tìm cách huy động được. Các hình

thức huy động còn chưa phong phú. Trong thời gian tới, rất nhiều những ngân hàng thương mại cổ phẩn khác sẽ mở chi nhánh tại tỉnh, nếu NHCT NĐ không có những giải pháp thích hợp để tăng cường huy động vốn hơn nữa thì khó có thể giữ vững được doanh số huy động như hiện nay.

− Trình độ công nghệ của một số cán bộ nghiệp vụ còn nhiều bất cập, chưa đồng đều, dẫn đến hiệu quả công việc bị hạn chế . các tiện ích của ngân hàng còn chưa khai thác được hết để phục vụ cho công tác kinh doanh

−Một số cán bộ còn thiếu ý thức vươn lên, làm việc còn thụ động, thiếu tính năng động sáng tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu mới. Thái độ của nhân viên còn nhiều điểm chưa tốt:Rất nhiều khách hàng phàn nàn về thái độ kém niền nở và thân thiện của nhân viên giao dịch với khách hàng. Có thể nhiều nhân viên còn chưa nhân thức được rằng ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và cần đến khách hàng. Trong điều kiện khách hàng có rất nhiều lựa chon, các ngân hàng thương mại cổ phẩn thậm chí coi khách hàng là thượng đế, săn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho dù ảnh hưởng chút ít đến lợi ích của mình.

−Hoạt động Marketing chưa chuyên nghiệp và hiệu quả: Các hoạt động tuyên truyền chưa làm cho người dân thấy được những lợi ích từ việc gửi tiền vào ngân hàng. Thậm trí khi người dân muốn gửi tiền vào ngân hàng nhưng lại không năm được quy trình gửi tiền như thế nào dẫn đến tâm lí ngại quan hệ với ngân hàng. Điều này rất phổ biến ở nông thôn. Công tác tiếp thị nhất là tiếp thị nguồn vốn huy động và các dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ chi trả kiều hối, dịch vụ thẻ AMT của ngân hàng cần phải được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa để quảng bá cho thương hiệu của ngân hàng công thương

−Bên cạnh đó còn chịu các tác động của môi trường kinh doanh. Thị trường tài chính trong vài năm trở lại đây cũng có những diễn biến tương đối phức tạp. chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh dẫn đến lãi suất cũng phải tăng cao. Cuối năm 2007, nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế tăng cao, các ngân hàng không thể đáp ứng hết, dẫn đến cuộc chay đua lãi suất của các ngân hàng, đẩy lãi suất lên rất cao. Do đó chi phí sử dụng vốn cao gây khó khăn trong việc huy động.

−Do thói quen thích giữ tiền mặt (vàng) trong nhà của đại bộ phận dân cư ở địa phương, và tâm lí ngại thủ tục giấy tờ khi đến giao dịch với ngân hàng

3.2. Đề xuất đề tài

Trước tình hình hội nhập của toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như của ngành ngân hàng nói riêng, vấn đề đặt ra đối với hệ thống Ngân hàng Công thương và Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định là phải hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đó là chất lượng công tác thẩm định các dự án của các đơn vị xin vay vốn. Chỉ khi công tác thẩm định được thực hiện tốt, đúng quy trình nghiệp vụ và chính xác thì ngân hàng mới có thể quyết định được nên hay không nên cung cấp vốn cho dự án đó. Từ đó có thể hạn chế được các rủi ro tín dụng có thể xảy ra và đưa tỷ lệ nợ xấu xuống thấp nhất.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và sau một thời gian thực tập tại NHCT tỉnh Nam Định, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư xin vay vốn của doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng Công

Thương tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp”. Rất mong được sự góp ý

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NAM ĐỊNH (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w