3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh:
a) Kết quả hoạt động kinh doanh chung.
Qua 3 năm hoạt động kinh doanh trên thị trường Công ty Việt Đức dù chưa thục sự lớn mạnh nhưng Công ty ngày càng phát triển và khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước. Ta có thể thấy được kết quả kinh doanh của Công ty qua bảng số liệu .
Bảng 2. Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm.
Đơn vị: đồng
CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 1,357,437,538 1,987,456,125 1,952,568,234
2. Các khoản làm giảm trừ doanh
thu 0 0 0
cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán 968,801,680 1,121,902,425 1,194,203,215 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 388,635,858 865,553,700 758,365,019 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,057,500 1,025,500 1,325,200
7. Chi phí tài chính 1,275,000 1,356,241 1,524,325
8. Chi phí bán hàng 56,892,320 72,257,851 79,258,310 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 94,480,865 102,235,358 98,215,356 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 237,045,173 690,729,750 580,692,228
11. Thu nhập khác 0 0 0
12. Chi phí khác 0 0 0
13. Lợi nhuận khác 0 0 0
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 237,045,173 690,729,750 580,692,228 15. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành 66,372,648 193,404,330 162,593,824
16. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại 0 0 0
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 170,672,525 497,325,420 418,098,404
(Nguồn: Phòng kinh doanh) Từ bảng trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Việt Đức đạt kết quả khá tốt. Hàng năm đều đạt lợi nhuận cao, không bị thua lỗ. Năm 2007, là năm đầu tiên đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên lợi nhuận đạt được chưa cao. Các năm sau lợi nhuận tăng mạnh cho thấy công ty đang trên đà phát triển ổn định và bền vững. Riêng năm 2009 ta thấy lợi nhuận thấp hơn so với năm 2008, sở dĩ như vậy là do đây là năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu. Công ty Việt Đức tuy là công ty nhỏ nhưng là công ty xuất nhập khẩu cho nên cũng không tránh khỏi ảnh hưởng.
b) Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: * Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Bảng 3: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm
Đơn vị: đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Thực hiện % Thực hiện % (2008/2007) Thực hiện % (2009/2008) 1,357,437,538 100 1,987,456,125 146 1,952,568,234 98 Nguồn: phòng kế toán
Doanh thu tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh rõ ràng nhất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nó cũng thể hiện rõ nhất tình hình hoạt động của công ty.
Năm 2007 là năm công ty bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh. Do điều kiện ban đầu: vốn ít, đội ngũ lao động chưa phát triển, khách hàng chưa biết đến công ty,…cho nên doanh thu của công ty chưa cao.
Năm 2008, sau một năm hoạt động công ty đã thu hút đưôc một bộ phận khách hàng quen thuộc, làm ăn lâu dài với công ty, đội ngũ lao động ngày càng có nhiều kinh nghiệm, nguồn vốn được huy động thêm từ các nguồn và được đầu tư vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh, cho nên công ty đã nâng mức doanh thu nên nhanh chóng (tăng 146% so với năm 2007).
Năm 2009, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định, doanh thu ở mức cao. Tuy nhiên ở đây có hiện tượng giảm doanh thu so với năm 2008. sở dĩ như vậy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng doanh thu của công ty giảm không nhiều và vẫn giữ được ở mức cao, điều đó cho thấy sự cố gắng của toàn thể công ty trong việc nắm bắt tình hình, cập nhật thông tin, kịp thời đề ra biện pháp đối phó với sức ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, điều mà không có máy công ty làm được, nhất là với những công ty còn non trẻ như công ty Việt Đức..
* Chi phí
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Việt Đức được chia làm hai loại: chi phí hàng hoá (giá vốn hàng bán), chi phí hoạt động kinh doanh
- Chi phí hàng hoá (giá vốn hàng bán): là giá thanh toán hàng mua và toàn bộ chi phí có liên quan đến khâu mua hàng.
- Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các khoản mục chi phí liên quan đến khâu lưu thông hàng bán và khâu quản lý doanh nghiệp.
Tại công ty Việt Đức thì cơ cấu chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm như sau
Bảng 4: Cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh
( Đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Thực hiện % Thực hiện % Thực hiện %
I- Giá vốn hàng bán
II- Chí phí kinh
doanh 152,648,185.0 13.6 175,849,450.0 13.6 178,997,991.0 13.0
1- Chi phí lương
công nhân viên 56,072,493.3 5.0 77,865,112.5 6.0 96,124,084.4 7.0
2- Chi phí vận
chuyển 22,428,997.3 2.0 33,741,548.8 2.6 41,196,036.2 3.0
3- Chi phí marketing 44,857,994.6 4.0 38,932,556.3 3.0 27,464,024.1 2.0
4- Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài 23,681,450.5 2.1 19,466,278.1 1.5 6,866,006.0 0.5 5- Chi phí khác 5,607,249.3 0.5 6,488,759.4 0.5 6,866,006.0 0.5 III- Tổng chi phí 1,121,449,865. 0 100 1,297,751,875.0 100 1,373,201,206 100 ( Nguồn: phòng kế toán ) Chí phí chính của công ty là chi phí hàng hoá (giá vốn hàng bán). Chi phí này được giữ ở mức ổn định trong cơ cấu chi phí và chiếm tỉ trọng hợp lý.
Ở bảng trên thì chi phí hoạt động kinh doanh đã được cụ thể hoá thành các loại chi phí cụ thể phát sinh trong cả quá trình bán hàng lẫn quản lý doanh nghiệp. Trong đó các loại chi phí chính của Công ty là chi phí lương công nhân viên, chi phí vận chuyển, chi phí marketing, chí phí dịch vụ mua ngoài thuê ngoài và một số loại chi phí khác như chi phí quà tặng, thuế…các loại chi phí này chiếm khoảng 13 – 14% doanh thu, con số này tương đối nhỏ là do sự quản lý hợp lý của Công ty.
Trong đó chi phí cho lương công nhân viên chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng tăng qua các năm, điều này là hợp lý bởi số lượng nhân viên tăng qua các năm, và mức lương cho nhân viên cũng tăng do mức sống chung của con người tăng và do lạm phát.
Chi phí vận chuyển cũng tăng đó là do các đơn đặt hàng tăng lên, song công ty Việt Đức sẽ cố gắng giảm chi phí này xuống mức thấp nhất có thể bằng các biện pháp như xây dựng hệ thống kho tram, quản lý tốt thời gian và địa điểm.
Chí phí marketing trong năm đầu tiên hoạt động cao đó là do công ty tiến hành các biện pháp thu hút khách hàng, nhằm tìm kiếm khách hàng cho công ty. Các năm sau chi phí marketing giảm xuống do công ty đã có được những khách hàng trung thành với mình và một đội ngũ những khách hàng mới đang tìm đến với công ty, bởi vậy công ty giảm các hoạt động marketing và xúc tiến bán
xuống.
Nhìn chung các chi phí đều có xu hướng tăng một cách hợp lý do việc mở rộng kinh doanh trên mọi mặt.
* Tỉ suất lãi gộp/ doanh thu:
Bảng 5: Tỷ suất lãi gộp/ doanh thu qua các năm
(Đơn vị tính: đồng)
chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu 1,357,437,538 1,987,456,125 1,952,568,234
Lãi gộp 388,635,858 865,553,700 758,365,019
Lãi gộp/ doanh thu
(%) 28.6 43.5 38.8
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Lãi gộp thể hiện hiệu quả của việc mua hàng, công ty luôn muốn tỷ suất này thật cao để việc kinh doanh có hiệu quả. Trên bảng kết quả ta thấy tỷ lệ này tăng hợp lý tương đương với từng bước phát triển của công ty: năm đầu hoạt động – phát triển mạnh ở năm tiếp theo - vẫn phát triển mạnh nhưng có sự ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô. Việc tăng tỷ suất này có thể bằng cách giảm giá vốn hàng bán. Nhận biết được điều này nên công ty Việt Đức luôn chú trọng đến việc tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý cũng như xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi nhằm giảm giá vốn hàng bán, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
*Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu:
Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, thể hiện lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại. Tại công ty Việt Đức thì chỉ tiêu này đạt được như sau.
Bảng 6: Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
(Đơn vị tính: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu 1,357,437,538 1,987,456,125 1,952,568,234
Lợi nhuận 170,672,525 497,325,420 418,098,404
Lợi nhuân / doanh thu (%) 12.5 25 21.4
(Nguồn: phòng kinh doanh) Tỷ suất này biểu hiện một đồng doanh thu của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận là bao nhiêu. Tỷ suất này càng cao thể việc kinh doanh của công ty càng hiệu quả. Qua bảng trên ta thấy năm 2008 và 2009 tỷ suất này khá cao, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả khá tốt