Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường của Công ty TNHH TMDV & XNK Việt Đức (Trang 25 - 33)

3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

1.2Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:

1.2.1 Vốn và tình hình sử dụng vốn

Khi mới thành lập vốn điều lệ của công ty không lớn lắm. Vốn điều lệ của công ty lúc đó chỉ là 1.200.000.000 đồng và do hai thành viên góp vốn. Hiện nay việc kinh doanh ngày càng phát triển và bền vững, công ty đã không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh mà bắt đầu bằng việc tiến hành huy động vốn từ các nguồn khác nhau như:

- Vay vốn ngân hàng: khoản vay này bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh của công ty, nhưng chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn do công ty luôn hạn chế huy động từ nguồn này do lãi suất vay vốn cao, thủ tục đôi khi rất rườm rà.

- Huy động từ bạn bè người thân: Hình thức huy động này mang lại rất nhiều tiện lợi: lãi suất thấp hoặc có thể là không có, thời gian vay có thể rất dài…

- Huy động từ bạn hàng, khách hàng: được thể hiện trong các khoản trả chậm người bán hay khoản ứng trước của khách hàng. Nguồn vốn này có thời gian rất ngắn nên luôn được sử dụng hợp lý và trong những trường hợp cần kíp.

- Huy động từ công nhân viên: tuy nhiên hình thức huy động này mang lại hiệu quả không cao do phần lớn công nhân viên còn có thu nhập không cao

- Hằng năm công ty còn trích một phần trong lợi nhuận kinh doanh để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Về cơ cấu vốn, thì cũng như hầu hết các công ty thương mại dịch vụ khác, nguồn vốn của Công ty Việt Đức được chia làm hai loại đó là vốn lưu động và vốn cố định.

Cơ cấu nguồn vốn được biểu hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1. Nguồn vốn kinh doanh theo kết cấu tài sản

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2007 2008 2009 Tổng % Tổng % Tổng % Tổng vốn 968.5 100 1172.9 100 1386.2 100 Vốn cố định 678 70 764.7 65.2 844.1 60.9

Vốn lưu

động 290.5 30 408.2 34.8 542.1 39.1

(Nguồn: phòng kế toán) Vốn lưu động là loại vốn mà Công ty sử dụng để chi cho các khoản như mua hàng hóa đầu vào, trả lương công nhân viên và các loại chi phí khác như chi phí marketing, chi phí thuê mặt bằng…

Vốn cố định là vốn mà công ty sử dụng mua các loại thiết bị máy móc phục vụ bảo quản hàng hóa, phục vụ quản lý, xây kho…

Ta thấy rằng nguồn vốn qua các năm tăng lên đáng kể, đó là do chủ chương của công ty Việt Đức là không ngừng đầu tư mở rộng sản suất kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào việc mua hàng, mở các chi nhánh mới, văn phòng đại diện mới chứ ít đầu tư vào các máy móc thiết bị vậy nên vốn lưu động tăng lên nhiều nhưng vốn cố định tăng lên không đáng kể, và ngày càng giảm tỉ trọng trong cơ cấu nguồn vốn.

1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanha) Kết quả hoạt động kinh doanh chung. a) Kết quả hoạt động kinh doanh chung.

Qua 3 năm hoạt động kinh doanh trên thị trường Công ty Việt Đức dù chưa thục sự lớn mạnh nhưng Công ty ngày càng phát triển và khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước. Ta có thể thấy được kết quả kinh doanh của Công ty qua bảng số liệu .

Bảng 2. Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm.

Đơn vị: đồng

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 1,357,437,538 1,987,456,125 1,952,568,234

2. Các khoản làm giảm trừ doanh

thu 0 0 0

cung cấp dịch vụ

4. Giá vốn hàng bán 968,801,680 1,121,902,425 1,194,203,215 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 388,635,858 865,553,700 758,365,019 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,057,500 1,025,500 1,325,200

7. Chi phí tài chính 1,275,000 1,356,241 1,524,325

8. Chi phí bán hàng 56,892,320 72,257,851 79,258,310 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 94,480,865 102,235,358 98,215,356 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 237,045,173 690,729,750 580,692,228 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Thu nhập khác 0 0 0

12. Chi phí khác 0 0 0

13. Lợi nhuận khác 0 0 0

14. Tổng lợi nhuận trước thuế 237,045,173 690,729,750 580,692,228 15. Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành 66,372,648 193,404,330 162,593,824

16. Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hoãn lại 0 0 0

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 170,672,525 497,325,420 418,098,404

(Nguồn: Phòng kinh doanh) Từ bảng trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Việt Đức đạt kết quả khá tốt. Hàng năm đều đạt lợi nhuận cao, không bị thua lỗ. Năm 2007, là năm đầu tiên đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên lợi nhuận đạt được chưa cao. Các năm sau lợi nhuận tăng mạnh cho thấy công ty đang trên đà phát triển ổn định và bền vững. Riêng năm 2009 ta thấy lợi nhuận thấp hơn so với năm 2008, sở dĩ như vậy là do đây là năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu. Công ty Việt Đức tuy là công ty nhỏ nhưng là công ty xuất nhập khẩu cho nên cũng không tránh khỏi ảnh hưởng.

b) Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: * Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Bảng 3: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm

Đơn vị: đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Thực hiện % Thực hiện % (2008/2007) Thực hiện % (2009/2008) 1,357,437,538 100 1,987,456,125 146 1,952,568,234 98 Nguồn: phòng kế toán

Doanh thu tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh rõ ràng nhất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nó cũng thể hiện rõ nhất tình hình hoạt động của công ty.

Năm 2007 là năm công ty bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh. Do điều kiện ban đầu: vốn ít, đội ngũ lao động chưa phát triển, khách hàng chưa biết đến công ty,…cho nên doanh thu của công ty chưa cao.

Năm 2008, sau một năm hoạt động công ty đã thu hút đưôc một bộ phận khách hàng quen thuộc, làm ăn lâu dài với công ty, đội ngũ lao động ngày càng có nhiều kinh nghiệm, nguồn vốn được huy động thêm từ các nguồn và được đầu tư vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh, cho nên công ty đã nâng mức doanh thu nên nhanh chóng (tăng 146% so với năm 2007).

Năm 2009, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định, doanh thu ở mức cao. Tuy nhiên ở đây có hiện tượng giảm doanh thu so với năm 2008. sở dĩ như vậy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng doanh thu của công ty giảm không nhiều và vẫn giữ được ở mức cao, điều đó cho thấy sự cố gắng của toàn thể công ty trong việc nắm bắt tình hình, cập nhật thông tin, kịp thời đề ra biện pháp đối phó với sức ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, điều mà không có máy công ty làm được, nhất là với những công ty còn non trẻ như công ty Việt Đức..

* Chi phí

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Việt Đức được chia làm hai loại: chi phí hàng hoá (giá vốn hàng bán), chi phí hoạt động kinh doanh

- Chi phí hàng hoá (giá vốn hàng bán): là giá thanh toán hàng mua và toàn bộ chi phí có liên quan đến khâu mua hàng.

- Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các khoản mục chi phí liên quan đến khâu lưu thông hàng bán và khâu quản lý doanh nghiệp.

Tại công ty Việt Đức thì cơ cấu chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm như sau

Bảng 4: Cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh

( Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Thực hiện % Thực hiện % Thực hiện %

I- Giá vốn hàng bán

II- Chí phí kinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh 152,648,185.0 13.6 175,849,450.0 13.6 178,997,991.0 13.0

1- Chi phí lương

công nhân viên 56,072,493.3 5.0 77,865,112.5 6.0 96,124,084.4 7.0

2- Chi phí vận

chuyển 22,428,997.3 2.0 33,741,548.8 2.6 41,196,036.2 3.0

3- Chi phí marketing 44,857,994.6 4.0 38,932,556.3 3.0 27,464,024.1 2.0

4- Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài 23,681,450.5 2.1 19,466,278.1 1.5 6,866,006.0 0.5 5- Chi phí khác 5,607,249.3 0.5 6,488,759.4 0.5 6,866,006.0 0.5 III- Tổng chi phí 1,121,449,865. 0 100 1,297,751,875.0 100 1,373,201,206 100 ( Nguồn: phòng kế toán ) Chí phí chính của công ty là chi phí hàng hoá (giá vốn hàng bán). Chi phí này được giữ ở mức ổn định trong cơ cấu chi phí và chiếm tỉ trọng hợp lý.

Ở bảng trên thì chi phí hoạt động kinh doanh đã được cụ thể hoá thành các loại chi phí cụ thể phát sinh trong cả quá trình bán hàng lẫn quản lý doanh nghiệp. Trong đó các loại chi phí chính của Công ty là chi phí lương công nhân viên, chi phí vận chuyển, chi phí marketing, chí phí dịch vụ mua ngoài thuê ngoài và một số loại chi phí khác như chi phí quà tặng, thuế…các loại chi phí này chiếm khoảng 13 – 14% doanh thu, con số này tương đối nhỏ là do sự quản lý hợp lý của Công ty.

Trong đó chi phí cho lương công nhân viên chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng tăng qua các năm, điều này là hợp lý bởi số lượng nhân viên tăng qua các năm, và mức lương cho nhân viên cũng tăng do mức sống chung của con người tăng và do lạm phát.

Chi phí vận chuyển cũng tăng đó là do các đơn đặt hàng tăng lên, song công ty Việt Đức sẽ cố gắng giảm chi phí này xuống mức thấp nhất có thể bằng các biện pháp như xây dựng hệ thống kho tram, quản lý tốt thời gian và địa điểm.

Chí phí marketing trong năm đầu tiên hoạt động cao đó là do công ty tiến hành các biện pháp thu hút khách hàng, nhằm tìm kiếm khách hàng cho công ty. Các năm sau chi phí marketing giảm xuống do công ty đã có được những khách hàng trung thành với mình và một đội ngũ những khách hàng mới đang tìm đến với công ty, bởi vậy công ty giảm các hoạt động marketing và xúc tiến bán

xuống.

Nhìn chung các chi phí đều có xu hướng tăng một cách hợp lý do việc mở rộng kinh doanh trên mọi mặt.

* Tỉ suất lãi gộp/ doanh thu:

Bảng 5: Tỷ suất lãi gộp/ doanh thu qua các năm

(Đơn vị tính: đồng)

chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh thu 1,357,437,538 1,987,456,125 1,952,568,234

Lãi gộp 388,635,858 865,553,700 758,365,019

Lãi gộp/ doanh thu

(%) 28.6 43.5 38.8

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Lãi gộp thể hiện hiệu quả của việc mua hàng, công ty luôn muốn tỷ suất này thật cao để việc kinh doanh có hiệu quả. Trên bảng kết quả ta thấy tỷ lệ này tăng hợp lý tương đương với từng bước phát triển của công ty: năm đầu hoạt động – phát triển mạnh ở năm tiếp theo - vẫn phát triển mạnh nhưng có sự ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô. Việc tăng tỷ suất này có thể bằng cách giảm giá vốn hàng bán. Nhận biết được điều này nên công ty Việt Đức luôn chú trọng đến việc tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý cũng như xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi nhằm giảm giá vốn hàng bán, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

*Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu:

Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, thể hiện lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại. Tại công ty Việt Đức thì chỉ tiêu này đạt được như sau.

Bảng 6: Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh thu 1,357,437,538 1,987,456,125 1,952,568,234

Lợi nhuận 170,672,525 497,325,420 418,098,404 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuân / doanh thu (%) 12.5 25 21.4

(Nguồn: phòng kinh doanh) Tỷ suất này biểu hiện một đồng doanh thu của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận là bao nhiêu. Tỷ suất này càng cao thể việc kinh doanh của công ty càng hiệu quả. Qua bảng trên ta thấy năm 2008 và 2009 tỷ suất này khá cao, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả khá tốt

2. Khái quát chung thực trạng thị trường và phát triển thịtrường của Công Ty TNHH TMDV & XNK Việt Đức trường của Công Ty TNHH TMDV & XNK Việt Đức

2.1 Tình hình phát triển thị trường về sản phẩm

Một doanh nghiệp thương mại muốn thành công là phải biết bán những sản phẩm mà thị trường cần và phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp. Khi mới thành lập, công ty chưa có khả năng phát triển về sản phẩm mà chỉ ổn định ở những sản phẩm hiện có của mình. Sở dĩ như vậy là do lúc đó khách hàng còn ít, chưa biết đến công ty, bởi vậy công ty tập trung vào việc phát triển khách hàng. Dùng chính những sản phẩm hiện có ban đầu kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ marketing, xúc tiến bán để thu hút khách hàng như: giới thiệu, chào hàng, khuyến mãi, tư vấn miễn phí. Phát triển sản phẩm trong giai đoạn này công ty chỉ tập chung vào việc lắng nghe nhu cầu của khách hàng.

Khi khách hàng đã biết đến công ty, và đã có một bộ phận khách hàng trung thành với công ty thì công ty tập trung vào việc phát triển sản phẩm để nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Việc phát triển sản phẩm được công ty thực hiện theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

- Phát triển sản phẩm theo chiều rộng: Bắt đầu bằng việc tìm hiểu nhu cầu trên thị trường, căn cứ vào khả năng của công ty để có những quyết định chính xác về việc phát triển thêm danh mục sản phẩm của công ty.

- Phát triển sản phẩm theo chiều sâu: Danh mục sản phẩm tăng phải đi kèm với số lượng bán tăng, chất lượng sản phẩm tăng. Điều này giúp công ty giữ chân lại các khách hàng quen thuộc của mình đồng thời thu hút các khách hàng mới.

Các kế hoạch phát triển sản phẩm được công ty ưu tiên thực hiện, và đã bước đầu đem lại những hiệu quả khá tốt: danh mục sản phẩm đã tăng lên gấp đôi: ban đầu chỉ có những sản phẩm chính như máy bơm nước, máy cứu hoả, phụ tùng, và một số thiết bị viễn thông với một số nhãn hiệu. Cho đến nay với mỗi nhóm sản phẩm thì các nhãn hiệu, chủng loại đã ngày càng phong phú, đa dạng, đồng thời có một số sản phẩm mới như máy xây dựng, máy lọc nước…

Ta có thể theo dõi bảng số liệu sau để thấy rõ tình hình phát triển thị trường theo mặt hàng.

Bảng 7: Doanh thu tiêu thụ của công ty theo mặt hàng

(Đơn vị:đồng)

Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Máy bơm nước 1,004,503,778 74 1,430,968,410 72 1,425,374,811 73 Phụ tùng, vật liệu máy móc 108,595,003 8 178,871,051 9 175,731,141 9 Thiết bị viễn thông 122,169,378.4 9 198,745,613 10 195,256,823 10 Dịch vụ gia tăng trên mạng viến thông 95,020,627.66 7 158,996,490 8 136,679,776 7 Mặt hàng khác 27,148,750.76 2 19,874,561.25 1 19,525,682.34 1 Tổng 1,357,437,538 100 1,987,456,125 100 1,952,568,234 100

(nguồn: phòng kinh doanh) Theo bảng trên ta thấy doanh thu của các mặt hàng đều tăng mạnh. Riêng năm 2009 xuất hiện việc giảm doanh thu đối với các loại hàng hoá so với năm 2008, nguyên nhân như đã phân tích ở phần kết quả hoạt động kinh doanh chung. Tuy nhiên việc giảm doanh thu này là không đáng kể.

Xét theo cơ cấu doanh thu theo mặt hàng ta thấy sản phẩm chính và có kết quả tiêu thụ mạnh nhất của công ty là mặt hàng máy bơm nước. Còn các mặt hàng còn lại chiếm tỉ lệ rất ít. Trong tương lai bên cạnh việc phát triển mặt hàng máy bơm nước công ty còn cần phải chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của các mặt hàng khác.

Doanh thu của công ty theo các mặt hàng tăng nhưng không chỉ do số lượng mà còn do chất lượng. Khi mà khách hàng mục tiêu mà Công ty hướng vào chuyển từ người tiêu dùng lẻ sang các tổ chức lớn có nhu cầu cao hơn, Công ty cũng đã bổ xung thêm các mặt hàng cùng loại nhưng có chất lượng cao hơn, của các hãng nổi tiếng hơn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Điều này làm cho doanh thu của các loại mặt hàng tăng.

Ngoài việc tăng số lượng các loại mặt hàng truyền thống Công ty còn

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường của Công ty TNHH TMDV & XNK Việt Đức (Trang 25 - 33)