Tinh thần yêu nƣớc, chống ngoại xâm:

Một phần của tài liệu So sánh truyện Trạng Lợn với truyện Trạng Quỳnh trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (Trang 29)

* Hệ thống truyện Trạng Quỳnh là một bức tranh chân thực về xã hội phong kiến Việt Nam đang trên đà mục nát, suy vong. Với cảm quan yêu nƣớc, truyện Trạng Quỳnh đã thay mặt nhân dân đạp đổ chế độ phong kiến suy tàn bằng tiếng cƣời sảng khoái. Từ đó thể hiện tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, đồng thời bày tỏ thái độ chống lại thế lực phong kiến phƣơng Bắc đƣơng thời lăm le ăn tƣơi nuốt sống nƣớc ta. Có thể thấy, Trạng Quỳnh đã đả kích mạnh mẽ vào thói kiêu ngạo,ngang ngƣợc, hợm hĩnh của sứ thần Trung Hoa qua các truyện "Trạng chọi trâu", "Đánh vỡ chai nƣớc của sứ Tàu", "Thi vẽ rồng", "Sứ Tàu mắc lỡm”…

Truyện "Đánh vỡ chai nƣớc của sứ Tàu": “Vua Tàu lăm le dòm ngó nước ta, nên cử một đoàn sứ bộ sang để dò la tình hình và bày trò đấu trí để kiếm cớ xâm lược.

Tại sân triều, đoàn sứ bộ dâng lên nhà vua một chai bịt kín miệng và bảo: trong chai có một lá thư của nhà vua Bắc quốc, nhờ triều đình lấy hộ.

Quỳnh xăm xăm bước lên, trong tay cầm một cái gậy. Ông quật mạnh vào thân chai, chai vỡ, nước đổ tung toé, rồi quay lại nói với sứ Tàu:

-Yêu cầu của quí quốc chỉ nhờ lấy thư trong chai nước, mà không hề nói tới chai, các ngài không đòi chai. Thiết tưởng muốn lấy nước thì phải đánh mà lấy,mà đánh thì như các ngài thấy. Thiệt hại thuộc về quý quốc.

Sứ Tàu tái mặt vì bị phạm trúng tim đen. Sau đó sứ bộ về nước, cũng không thấy vua Bắc quốc hạch sách gì nữa. Thì ra, Quỳnh đã rất hiểu ý đồ của vua Bắc quốc ông đã giải đúng mẹo đó của sứ bộ bằng một đòn cảnh cáo nghiêm khắc.” [1 , tr.357]

Truyện “Sứ Tàu mắc lỡm” đƣợc dẫn sau đây lại thể hiện mƣu trí của Trạng Quỳnh đã giúp cho triều đình và lính tráng khỏi bao vất vả phải phục dịch cho đoàn sứ Tàu nhũng nhiễu ngay khi mới đặt chân vào nƣớc ta:“Sứ

Tàu sang nước ta để làm lễ phong vương. Sứ đến cửa thành, trông lên tháy cửa đề bốn chữ: “Đại Nam quốc môn”, nghĩ bụng “Ta phụng mạng thiên triều mà chui dưới bốn chữ này, chẳng hoá ra nước Tàu kém nước Nam ư!”.

Sứ Tàu nhất định không chịu, đòi phải làm cầu vồng qua trên cửa thành để đi vào. Trong khi chưa có cầu, đoàn sứ bộ sẽ dừng lại ngay trước cửa thành, và tất nhiên quan quân ta phải phục dịch vất vả.

Vua chúa và các quan đại thần không biết đối phó ra sao, bèn triệu Quỳnh vào.

Quỳnh tâu:

-Xin nhà vua chớ lo. Hạ thần đã có cách bắt sứ Bắc quốc phải chui qua cửa thành.

Sau đó, Quỳnh ăn mặc giả làm một người lính hầu, cầm quạt lông đi theo hầu ông quan, đem đồ ăn thức uống cho sứ Tàu. Đến nơi, Quỳnh quạt phẩy vài cái, rồi thình lình giơ cán quạt gõ vào đầu sứ Tàu.

-“Tiểu nà ma cái nị!”. Nói xong Quỳnh ù té chạy về phía cổng thành.

Sứ Tàu tức quá, liền lên ngựa phóng theo đuổi bắt. Phó sứ và quan hầu cũng chạy theo. Quan quân ta cũng thúc voi cùng đuổi bắt kẻ “phạm thượng”. Sứ Tàu mải mê đuổi bắ, ruổi ngựa rúc qua cổng thành lúc nào không hay. Khi thấy sứ Tàu chui qua cổng thành rồi, Quỳnh mới quay đầu lại, vừa cười vừa reo:

-Sứ Bắc quốc đã chui qua cổng nước Nam?

Ngẩng lên, sứ thấy một đám đông dân chúng đang đứng reo hò, còn sứ thì mải đuổi theo tên tiểu tốt đã chui qua cổng thành nước Nam lúc nào không hay. Biết mắc lỡm rồi, sứ đang khó xử thì Trạng Quỳnh đã quay lại nói:

-Sứ đã chui qua cổng rồi, chả lẽ lại chui qua lần nữa để ra hay sao.

Sứ biết mình dại, đành vuốt bụng vào cung yết kiến vua Nam!”[ 1 ,tr. 345]

* Truyện Trạng Lợn - nhƣ trên đã nói, phản ánh về một xã hội phong kiến buổi xế chiều, gồm những kẻ ngu dốt, dựa dẫm cái may, trƣờng thi tƣởng là nơi tuyển chọn ngƣời tài thì thực chất lại là nơi mua quan bán tƣớc. Do vậy, Trạng Lợn là một hình mẫu trong ƣớc nguyện của ngƣời dân đƣơng thời, mang sự tài trí để giúp dân giữ nƣớc giữ nhà. Tinh thần yêu nƣớc, chống ngoại xâm của ngƣời dân đƣợc gửi gắm trong nhân vật này một cách tha thiết qua các mẩu truyện: "Giúp vua đánh cờ", "Thử gỗ"...

sai sứ sang nước ta để phong vương cho vua Thánh Tôn. Như vua Tàu còn có ý muốn thử xem vua ta ra sao. Một hôm sứ Tàu rủ nhà vua đánh cờ. Vua lo lắm, gọi Trạng Lợn vào hỏi làm cách gì để thắng cờ. Trạng tâu:

- Bệ hạ cứ cho bầy bàn cờ ra giữa sân rồi sai Trạng Cờ ăn mặc giả làm lính che lọng đứng hầu. Trên lọng, dùi một lỗ thủng. Hễ Trạng Cờ xoay lọng, ánh nắng chiếu vào chỗ nào thì bệ hạ cứ nhắc quân đi vào chỗ ấy.

Vua khen phải sai lập bàn cờ. Quả nhiên, sứ Tàu bị dồn vào nước bí và chịu thua lẫn khâm phục.”[1, tr. 134]

Truyện “Thử gỗ” đã thể hiện Trạng Lợn biết vận dụng kinh nghiệm dân gian vào ứng đối để xử lí thách đố của sứ Tàu để phân biệt đầu ngọn của cây gỗ đƣợc bào nhẵn đầu đuôi: “Tuy vậy sứ Tàu chưa chịu thôi. Hôm sau y lấy

cây gỗ lớn ngầm đem bào nhẵn đầu đuôi như nhau rồi đố vua Thánh Tôn xem đầu nào là ngọn.

Vua lại hỏi Trạng, Trạng tâu:

- Bệ hạ chớ lo, hạ thần đã có cách…

Đêm đến bèn sai người ra phóng uế bừa bãi vào mấy cây gỗ,. Sáng, Trạng kêu rầm lên là dơ bẩn bắt khiêng gỗ ra sông rửa và dặn hễ thả xuống hấy đầu nào chìm thì đánh dấu. Khi đem gỗ về, trạng ung dung chỉ vào đầu có dấu bảo đó là gốc.

Truyện “Chống giặc ngoài”: Khi biết mình bị âm mƣu của Thái sƣ họ Dƣơng trả thù, đẩy trạng vào nơi nguy hiểm, trạng vẫn ung dung, điềm tĩnh nghiên cứu binh cơ, lên đƣờng dẹp giặc đầy lạc quan, bày binh bố trận cẩn thận, tính toán kĩ càng trƣớc sau: “ … Trạng mừng lắm, giao cho Trạng Vật ba nghìn

quân đi tiên phong. … Trạng sai bốn đạo quân mở nhiều trận đánh lớn làm cho giặc thua to, từ đấy cứ lẩn lút trong rừng sâu. Nhưng hễ quân Trạng xông vào là chúng bắn tên ra như mưa.

Giặc thủ thế, ta khiêu chiến, chúng cũng không ra. Đến đêm, Trạng ngầm sai quân lính để nhựa thông vào những đống củi khô chất sẵn và cho quân mai phục. Quả nhiên đầu canh năm, giặc kéo ra cướp phá. Trạng Vật lập tức nổi hiệu phóng lửa tứ phía, rồi bắn tên vào như mưa. Voi ngựa xô nhau sa hố gần hết, còn binh tướng giặc bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.

Sau đó, Trạng dẫn quân vào trận tiền, bắt sống được tướng giặc, đóng cũi giải về kinh đô.

Nhà vua nghe tin mừng lắm, ngự giá ra khỏi hoàng thành đón rước về triều, khao thưởng quân sĩ, ban phong chức tước…”[1, tr. 123]

Trong truyện “Cầm đầu sứ bộ sang Tàu”, ta đƣợc biết đến một loạt những mẩu chuyện nhỏ kể về sự ứng đối của Trạng Lợn từ lúc mới đặt chân lên đất Trung Hoa, cho đến khi lập bao công trạng, đƣợc vua xứ Tàu tin tƣởng, yêu mến, giữ lại làm thầy dạy cho hoàng tử, trạng lại bày kế, để vua Tàu không thể giữ mình lại mà phải cho trạng về nƣớc…

Nhƣ thế, Trạng Lợn mang sự tài giỏi của một vị tƣớng biết dụng binh, có mƣu lƣợc và kế sách trong việc dùng ngƣời, đúng ngƣời đúng việc, trọng dụng đƣợc nhân tài. Truyện Trạng Lợn còn là lời của nhân dân, đề cao trí khôn dân gian, khẳng định vai trò của kinh nghiệm thực tiễn từ dân gian.

Một phần của tài liệu So sánh truyện Trạng Lợn với truyện Trạng Quỳnh trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)