Sử dụng biện pháp phóng đạ

Một phần của tài liệu So sánh truyện Trạng Lợn với truyện Trạng Quỳnh trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (Trang 58)

CHƢƠNG 3: SO SÁNH VỀ NGHỆ THUẬT GIỮA TRUYỆN TRẠNG QUỲNH VỚI TRUYỆN TRẠNG LỢN

3.1.2 Sử dụng biện pháp phóng đạ

Truyện Trạng Quỳnh sử dụng biện pháp phóng đại để phê phán sự việc tạo tiếng cƣời hay có ý nghĩa trào lộng nhƣ ông Văn Tân đã nhận xét: "Nhƣng tác giả "Truyện Trạng Quỳnh" không đƣa ra những sự việc đó thật trân trân đúng nhƣ nó có, mà đƣa những sự việc ấy ra bằng cách nói ngoa một chút để phê phán sự việc ấy hay trào lộng, đả kích sự việc ấy. Cái lối nói ngoa sự việc ra một chút để phê phán sự việc có khả năng gây cƣời, hay có ý nghĩa trào lộng".

Truyện “Tạ Chúa Liễu ba bò”: Chuyện Quỳnh lừa bà Chúa Liễu chỉ cúng bò bằng lời khấn suông, lại còn làm đổ gãy cả tai ngai, làm Chúa giận lắm, nên Chúa bắt vợ Quỳnh ốm lăn ốm lóc. Theo yêu cầu của vợ, Quỳnh đành phải đến đền khấn, để Chúa Liễu giải hạn cho. Quỳnh đến, khấn:

- Em lỡ đùa với chị, em có lỗi, thì chị quở em, sao chị lại phạt vợ con em bắt phải ốm, mà họ có tội tình gì? Em xin chị tha cho vợ con em, và xin lần này sẽ tạ chị ba bò, em sẽ để ở ngoài sân, chứ không dám vào đền, chị yên tâm, khỏi phải lo gãy đổ.

Chúa Liễu nghe Quỳnh nói lễ những ba bò thì mừng lắm. Lại hứa cúng ở ngoài sân, như thế, thì Quỳnh cũng tỏ ra biết điều.

Khi vợ con hết ốm, Quỳnh lững thững đến đền với đôi tay không, rồi đứng trước bàn thờ Chúa Liễu, chắp tay khấn:

- Chị đã phù hộ cho vợ con em tai qua nạn khỏi, biết ơn chị, nay giữ đúng lời hứa, em xin tạ chị đủ "Ba bò" ở ngay tại sân đền.

Nói xong, Quỳnh từ từ lui ra, rồi quỳ xuống, bò đúng ba vòng trước sân. Bò xong, Quỳnh phủi tay, đứng dậy, ngoảnh mặt vào phía bàn thờ Chúa Liễu cười:

- Thế là chị sướng nhá! Em tạ chị lần này những "Ba bò" đấy!

Xong, Quỳnh ung dung bước ra về, để lại nỗi tức giận tràn hông cho Chúa Liễu.”

Đó là trong truyện Trạng Quỳnh. Còn trong truyện Trạng Lợn sử dụng biện pháp phóng đại, nói quá lên để tô đậm sự dốt nát của nhân vật Trạng Lợn, dốt đến mức một chữ bẻ đôi không biết, nhƣng hết lần này đến lần khác đều lập đƣợc công trạng.

Ví dụ nhƣ trong truyện “Dốt chữ… thành thần”: “… Đến một làng khác, thấy có một các bảng đề hai chữ "hạ mã", trạng đọc lầm là bất yên (vì chữ nho hai chữ hạ mã và bất yên gần giống nhau) trạng nói:

- Làng này bất yên.

Hai ông bạn tủm tỉm cười, không cải chính, và cũng chiều ý trạng không vào làng ấy. Thì vừa đi qua làng một lát, cả ba nghe thấy tiếng kêu la ầm ỹ, thì ra là đám cháy, cháy một lát một nửa làng ra tro.”

Truyện “Thâm tinh huyền lý”: “Lại một lần khác, đi đến một ngôi chùa

kia, cả ba rủ nhau vào vãn cảnh. Nhà sư thấy ba ông cùng là thơ sinh, đề nghị làm thơ tức cảnh, Hai ông kia vẫy bút đề thơ nét bút như rồng bay phượng múa lời thơ hàm sức chứa chan ý vị. Thấy thế Trạng nghĩ "Mình không làm thơ thì chết". Nhưng làm thơ thì biết làm thế nào. Đánh liều. Trạng cũng viết "Thâm tinh lập lái" những vì dốt, Trạng lại viết thành "Thâm tinh huyền lý”. Nhà sư đọc xong bốn chữ thấy nét không đẹp nhưng ý vị xâu xa, đập tay vào đùi bôm bốp thán phục trạng hết lời.

- Tuyệt tác ! Tuyệt tác ! "Thâm tinh huyền lý" tức là tình xâu xa, lẽ nhiệm mầu, hay quá ! Thật hợp cảnh nhà chùa.

Có biết đâu rằng chính ra trạng định viết bốn chữ "thâm tinh lập lái" tức là tiếng lóng của bọn lái lợn, có nghĩa là ba quan và mười hai quan.

Nhà sư lưu ba thày ở chùa trọng đãi và ngâm không tiếc bốn chữ thần của trạng và cũng ngâm luôn cả hai bài thơ của ông học trò cùng đi với trạng. Trạng cúi đầu nghe và chỉ một lát thì thuộc lòng cả hai bài.”

Rõ ràng, sự dốt nát của Trạng Lợn đƣợc phóng đại đến mức đúng nhƣ lời nói “Một chữ bẻ đôi không biết”. Chữ “Hạ mã” mà có thể nhầm thành “bất yên”, biết chữ “Thâm tinh tập lái” mà viết lại xiên ra thành “Thâm tinh huyền lý. Nhƣng chỉ nhờ sự may mắn (mà có lẽ sự may mắn này cũng mang tính phóng đại) khiến không những sự dốt nát của Trạng Lợn không bị phanh phui mà lại giúp Trạng Lợn lập công, đƣợc ca tụng, đƣợc sùng bái khi những ngƣời bạn cùng đi với trạng thoát khỏi đám cháy lớn thiêu cả ngôi làng ra tro, còn vị sƣ thầy thì hài lòng hết mực với bốn chữ viết nhầm của trạng, khiến trạng và các bạn đƣợc nhà chùa trọng đãi.

Một phần của tài liệu So sánh truyện Trạng Lợn với truyện Trạng Quỳnh trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)