CHƢƠNG 3: SO SÁNH VỀ NGHỆ THUẬT GIỮA TRUYỆN TRẠNG QUỲNH VỚI TRUYỆN TRẠNG LỢN
3.1.3 Sử dụng biện pháp chơi chữ
- Truyện Trạng Quỳnh có thể tìm hiểu biện pháp chơi chữ trong các truyện "Mầm đá", "Trên câm điếc, dƣới cũng câm điếc", "Lễ Chúa Liễu ba bò", "Đá bèo"...
Với truyện “Mầm đá”, biện pháp nói lái đƣợc thể hiện trong truyện tạo nên một món ăn có thể nói là “nổi danh” qua bao thế hệ, đến tận ngày nay, nhiều ngƣời vẫn nhắc đến: “- À, tương, nhưng sao khanh lại đề là "Đại Phong"?
- Bẩm "đại" là lớn, "Phong" là gió, tức là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, mà tượng lo tức là... Lọ tương ạ!
- Chúa nói quả không sai. Nhưng chúa ngon miệng là do chúa đã đói bụng. Khi lúc nào cũng no thì của dù ngon mấy cũng chán ăn ạ!
Chúa Trịnh hiểu ra, cười bảo:
- Vậy ta hiểu món mầm đá của khanh rồi. Chờ cho đói thì ăn ngon chớ đá thì hầm bao giờ cho chín được.”
Truyện “Mầm đá” sử dĩ Trạng Quỳnh lập công đƣợc với vua là do trạng nắm vững tâm lí và là ngƣời nhanh nhạy, thấu hiểu vấn đề. Trạng biết tâm trạng chán ăn của nhà chúa là do thói xa hoa lãng phí suốt ngày yến tiệc cao lƣơng mĩ vị. Và trạng nắm vững tâm lý “thèm của lạ” của con ngƣời, nên việc đổi món, và tạo tâm thế chờ đợi (thậm chí trạng cho nhà chúa chờ rất lâu) đã giúp nhà chúa tìm lại đƣợc cảm giác ngon miệng. Biện pháp chơi chữ :
“- Bẩm "đại" là lớn, "Phong" là gió, tức là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa,
đổ chùa thì tượng lo, mà tượng lo tức là... Lọ tương ạ!”
có tác dụng kích thích trí tò mò của nhà chúa và làm cho câu chuyện trở nên thú vị hơn. Do đó, đặt tên món ăn “mầm đá” cũng là một cách chơi chữ độc đáo mà ngày nay nhiều ngƣời vẫn quen sử dụng.
Truyện “Trên câm điếc dƣới cũng câm điếc”: “Sinh thời, lúc còn thanh
niên, nổi tiếng là người thông thái, hiểu rộng, biết nhiều, nhưng Quỳnh không ưa gì chuyện cử nghiệp bởi chính ông là người luôn châm chọc cái cảnh phải luồn cúi của các "Bậc công hầu". Vì vậy, mỗi lần triều đình mở khoa thi, nhiều người giục chàng lều chõng ứng thí, chàng đều gạt phăng, tìm cách nói lãng sang chuyện khác. Lần ấy vì nể thầy học, lời khuyên của bạn bè, và lòng kỳ vọng của dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà chúa mừng sinh nhật con trai, các quan trường bèn nảy ra ý định nịnh hót chúa,
bàn nhau ra đề thi nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: Bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca công đức của chúa và sự an vui của mọi người, nhưng nghĩa ẩn của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:
"Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân".
(Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:
"Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường ngu chi đức".
(Nghĩa là: Trên cũng vui vậy thay, dưới cũng vui vậy thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu).
Mới nghe đọc lên lần đầu chúa Trịnh đã khen: Hay quá, người làm hai câu này thật xứng đáng cho giải nhất!
Quan chủ khảo đứng bên cạnh cũng đã từng nghe danh tiếng của Quỳnh, liền tâu với chúa:
- Khải chúa? Trong hai câu ấy, thần thấy có ẩn cái ý không thuận.
- Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy có gì mà không thuận?
- Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo
sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.
- Ta cho phép quan cứ nói.
- Khải chúa, nếu vậy thần xin nói, hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm, thì rõ ràng là câu chưởi tục.
- Chửi tục cũng không sao, mà người cứ trình bày ta nghe thử! - Vậy thần mạo muội thưa:
"Quan tắc cổ, dân tắc cổ"
Nghĩa là "Trên cũng câm, dưới cũng câm" (thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ!). Còn " đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân" tức là "đái vào hàm bọn quan lại dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn". - Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!
- Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. "Thượng ung tai, hạ ung tai", nghĩa là "Đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai".
(Ung tai tức thối tai, là cả trên dưới đều là một lũ điếc đấy ạ). Vì điếc hết nên không biết rằng "ỷ đầu lai Đường ngu chi đức" nghĩa là hắn bảo " ỉa vào đầu lũ nha lại dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu".
- Lão quát! Thật láo quá! Vậy thì nên xử lý như thế nào?
- Khải chúa! Đối với Quỳnh phải hết sức thận trọng. Không thể bắt bẻ hắn ta, vì trên giấy trắng mực đen không thể luận tội được. Chí có một cách bí
mật đánh hỏng y. Thần là chủ khảo, nên điều ấy không khó, xin chúa hãy yên lòng.
- Mà đánh hỏng Quỳnh có nghĩa là làm theo đúng ý của Quỳnh đâu có cần đỗ đạt. Quỳnh đi thi là để đáp lại tấm thịnh tình của mọi người thân, lại có cơ hội đả kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và "Chọc" nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết”.
Việc chơi chữ trong truyện này quả nhiên đã kích thích vào trí tò mò và sự thích thú của ngƣời đọc. Không chỉ đạt đƣợc hiệu quả thể hiện tài trí của trạng, với việc chơi chữ này, trạng đã giúp những ngƣời dân thấp cổ bé họng đƣợc một dịp trả đũa những tên tham quan, những kẻ cƣờng hào ác bá một cách hả hê sung sƣớng.
Hoặc ở truyện “Lỡm quan thị” kể sau đây, cho thấy một lối chơi chữ thông minh của Trạng Quỳnh, lại có thêm công dụng hạ bệ đối phƣơng mà chính đối phƣơng không nhận ra: “Một quan thị, mới năm chục tuổi, cũng học
làm sang,bắt chước các bậc hưu quan, mở đám, ăn mừng thượng thọ.Hắn còn muốn lưu danh thiên cổ, nên nhờ người mày mò đến xin chữ Trạng Quỳnh. Trạng vờ lấy sách, cứu, ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi viết hai chữ “Thiện Đức”trao cho người kia mang về. Viên quan thị đưa ra ướm hỏi những người biết chữ nho, ai cũng khen hai chữ ấy vừa thâm thúy, vừa có hậu. Chủ nhân mừng lắm, cho phóng thành đại tự, khảm vào bức hoành phi sơn son thiếp vàng treo ngay trên trung đường tại tòa tư thất mới xây xong.
Ít lâu sau, viên quan thị đến đâu cũng bị người ta gọi cái tên mới là quan “đực thiến”. Hắn gân cổ mắng trả, liền được nghe giải thích:
-Cái tên mĩ tự ấy là tự ngài treo ở giữa nhà, nên chúng tôi mới dám gọi thế, ngài còn nói gì nữa?
Thì ra, “thiện đức” nói lái là “đực thiến” [1, tr. 386]
- Trong truyện Trạng Lợn có thể tìm hiểu biện pháp chơi chữ ở các truyện "Thiện tích thong manh", "Dốt chữ thành thần", "Mua lợn"...
Truyện “Dốt chữ thành thần” tạo nên bởi sự nhầm lẫn của trạng từ chữ “Thủ chƣ dự” mà Trạng Lợn lại đọc nhầm sang thành “Thủ chƣ” (nghĩa là sỏ lợn): “Hôm sau, ba người đi đến một làng kia, xin vào trọ đêm. Qua cổng
thấy đề ba chữ "Thủ chư dự" lấy ở trong quẻ dự Kinh Dịch, trạng đọc thủ chư lại tưởng nghĩa là sỏ lợn, bảo hai ông kia:
- Tối nay, anh em ta có thủ lợn đánh chén. Hai ông kia đùa:
- Đi đường xa mà có người lại cho nhắm thủ lợn, chẳng là may lắm sao ! Ngờ đâu tối hôm ấy họ vào trọ nhà ông thủ chi, nhân ngày xuân tế, ông pha một cái thủ lợn ra mời ba người đánh chén cho vui. Hai người bạn phục trạng biết việc sắp tới như thần và nói:
- Chắc là bác giỏi lý số, tiên tri lắm mà bác giấu chúng tôi. - Không biết tiên tri, lý số, sao là trạng được.
Đến một làng khác, thấy có một các bảng đề hai chữ "hạ mã", trạng đọc lầm là bất yên (vì chữ nho hai chữ hạ mã và bất yên gần giống nhau) trạng nói:
- Làng này bất yên.
Hai ông bạn tủm tỉm cười, không cải chính, và cũng chiều ý trạng không vào làng ấy. Thì vừa đi qua làng một lát, cả ba nghe thấy tiếng kêu la ầm ỹ, thì ra là đám cháy, cháy một lát một nửa làng ra tro.”
Truyện “Mua lợn” trong hệ thống truyện Trạng Lợn cũng thể hiện một trò chơi của nho sĩ – trò chơi chữ nghĩa : “Một hôm, hai cha con đi sang làng
bên mua lợn tại nhà một vị quan hồi hưu. Quan ông đang ngủ, quan bà đi vắng. Đợi cho quan dậy, Lương ông cùng con tiến vào. Ngái ngủ, ông quan thấy người mua lợn, đứng lên lấy tay chùi ngang mắt, vuốt bộ râu rẽ sang hai bên, đoạn búi tóc rồi quay vào trong nhà.
Thấy thế, Trạng bảo cha cứ vào trong nhà mà bắt lợn, Lương ông hỏi tại sao thì Trạng đáp:
- Thì vừa đây quan đã bằng lòng rồi mà. Ngài lại nói cho biết giá cả lợn là bao nhiêu, cha không trông thấy à?
- Quái, mày nói làm sao, chớ tao có thấy quan nói gì đâu?
- Quan không nói vì quan khinh cha con mình nghèo, nhưng quan ra hiệu bằng tay.
Bắt lợn xong, Trạng bảo người nhà quan cho Trạng nộp tiền. Người làm hỏi: "Thế anh đã thỏa thuận về giá heo với quan rồi à? Bao nhiêu?
Trạng đáp:
Người nhà quan la lên:
- Mười tám quan, rẻ quá. Ta phải vào bẩm quan mới được. Tên người nhà vào bẩm quan thực. Ngài hét lên:
- Ai bán cho nó mười tám quan đâu.
Trạng nói: - Bẩm quan, khi nãy chúng con hỏi giá, quan gật đầu rồi lấy tay chùi ngang mắt rồi lại vuốt từ hàm rồi vuốt hai bên râu mép. Như thế chẳng là thập bát là gì?
Quan phì cười:
- Mày nhỏ mà biện bác giỏi. Thôi, tao cũng bán cho mày.”[1, tr. 71]
Ở truyện “Mua lợn”, trạng dùng sự liên tƣởng của mình để chuyển từ hành động của quan, biện bác thành lời đồng ý bán lợn với giá hời cho cha mình: “ - Bẩm quan, khi nãy chúng con hỏi giá, quan gật đầu rồi lấy tay chùi
ngang mắt rồi lại vuốt từ hàm rồi vuốt hai bên râu mép. Như thế chẳng là thập bát là gì?
Suy cho cùng, truyện trạng phần nào cũng đã thể hiện một trò chơi của bậc nho sĩ – trò chơi chữ nghĩa. Và chính yếu tố này đã tô điểm thêm cho truyện trạng một màu sắc tƣơi sáng, lôi cuốn, hấp dẫn cho bức tranh muôn màu nhiều yếu tố khác đã góp phần tạo nên.