Mối quan hệ giữa sản xuất lƣơng thực thực phẩm và môi trƣờng

Một phần của tài liệu KHMT (Trang 47)

I đối với 1 ngƣời Mỹ tƣơng đƣơng:

6.2.2.Mối quan hệ giữa sản xuất lƣơng thực thực phẩm và môi trƣờng

Sản xuất lƣơng thực phẩm về thực chất là điều khiển hoạt động của các hệ sinh thái nông nghiệp làm thế nào để có đƣợc một năng suất sinh học cao nhất, nghĩa là có đƣợc sản

lƣợng lƣơng thực và thực phẩm cao nhất. Lƣơng thực và thực phẩm đƣợc con ngƣời sử dụng chứa nhiều loại phân tử hữu cơ cần thiết để duy trì sức khỏe.

6.2.2.1. Các nền sản xuất nông nghiệp

1. Nền nông nghiệp hái lƣợm và săn bắt, đánh cá

Nền nông nghiệp này kéo dài lâu nhất từ khi có loài ngƣời cho đến thời gian cách đây khoảng 1 vạn năm. Ở thời kỳ này, con ngƣời không khác gì con vật là mấy. Bằng lao động cơ bản đơn giản, kinh nghiệm là chủ yếu, công cụ lao động bằng đá, cành cây, còn lửa thì lấy từ các đám cháy tự nhiên. Sản phẩm thu hoạch đƣợc không nhiều, dân số lúc đó cũng ít nên cũng không có tác động đến thiên nhiên. Thời kỳ này nạn đói cũng thƣờng xuyên đe dọa, lƣơng thực dự trữ không có, tỷ lệ tử vong cao.

2. Nền nông nghiệp trồng trọt và chăn thả truyền thống

Nền nông nghiệp này (cách đây khoảng 10.000 năm) đƣợc đánh dấu bằng việc xã hội loài ngƣời thay thế các hoạt động hái lƣợm và săn bắt ngoài tự nhiên bằng các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi với các giống mà con ngƣời đã thuần hóa đƣợc.

Nền nông nghiệp này bao gồm hai loại hình là du canh và định canh. Nền nông nghiệp du canh là một hệ thống nông nghiệp trong đó nƣơng rẫy đƣợc phát đốt và gieo trồng cây nông nghiệp từ một đến hai năm.

Nền nông nghiệp du canh dần dần đƣợc thay thế bằng nền nông nghiệp định canh: trồng trọt trên những diện tích đất cố định và chăn nuôi cũng vậy.

3. Nền nông nghiệp công nghiệp hoá

Đặc trƣng bởi việc sử dụng triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật của giai đoạn công nghiệp mà nền nông nghiệp này đã thoả mãn cho một dân số thế giới gia tăng nhƣ hiện nay. Mặc dù vậy, nền nông nghiệp này có những hạn chế nhƣ sau:

Những hạn chế của nền nông nghiệp công nghiệp hóa là:

 Coi thƣờng bản tính sinh học của thế giới sinh vật.  Coi thƣờng các hoạt động sinh học của đất.

 Các sản phẩm của nền nông nghiệp này kém chất lƣợng.

 Làm mất đi và lãng quên dần các cây trồng và vật nuôi gốc địa phƣơng.  Làm xuống cấp chất lƣợng môi trƣờng.

 Sự phân hóa xã hội giàu nghèo ngày càng mạnh, tính chất ổn định của xã hội ngày càng mong manh.

Có thể thấy là loài ngƣời đã lạm dụng các tiến bộ công nghệ và kỹ thuật của giai đoạn công nghiệp hóa vừa qua vào nông nghiệp, tuy có mang lại nhiều thành tựu to lớn nhƣng không có triển vọng gì là bền vững.

4. Nền nông nghiệp sinh thái học, nền nông nghiệp bền vững

Trƣớc khi định hƣớng xây dựng nền nông nghiệp sinh thái học, nền nông nghiệp bền vững, các nhà khoa học nông nghiệp ở các nƣớc công nghiệp hóa, có chủ trƣơng xây dựng một nền nông nghiệp sinh học. Xuất phát điểm của nó là:

 Sinh vật kể cả cây, con nuôi trồng, con ngƣời đều tồn tại và phát triển theo những quy luật sinh học.

 Không đƣợc biến cây trồng và vật nuôi thành cổ máy sống dựa vào các điều kiện nhân tạo. Làm sao để các sản phẩm sản xuất ra giống nhƣ chúng đƣợc sản xuất từ các hệ sinh thái tự nhiên.

Qua nhiều năm thực hiện phát triển nông nghiệp theo định hƣớng này, đã chứng minh đƣợc rõ ràng là chất lƣợng sản phẩm tốt hơn hẳn so với nền nông nghiệp công nghiệp hoá nhƣng năng suất và nhất là tổng sản lƣợng thu đƣợc cũng nhƣ giá thành không đáp ứng đƣợc với điều kiện kinh tế xã hội ở nhiều nƣớc hiện nay.

Hiện nay, thay vào phát triển nông nghiệp công nghiệp hóa, đƣợc nói đến nhiều là nền nông nghiệp sinh thái, nền nông nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp sinh thái không loại trừ việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, giống chọn lọc nhân tạo,... mà là sử dụng một cách hợp lý nhất, tiếp tục phát huy nền nông nghiệp truyền thống, tránh những giải pháp kỹ thuật công nghệ đem đến sự hủy hoại môi trƣờng. Sản xuất nông nghiệp phải đƣợc bền

vững, đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm không những cho hôm nay mà còn cả mai sau nữa.

Có thể nói nền nông nghiệp sinh thái là nền nông nghiệp kết hợp cái tích cực, cái đúng đắn của hai nền nông nghiệp: nông nghiệp công nghiệp hóa và nông nghiệp sinh học. Bằng các tiến bộ khoa học sinh thái học, phải làm sao cho năng suất sinh học của các hệ sinh thái nông nghiệp không ngừng đƣợc nâng cao mà các hệ sinh thái này vẫn bền vững để tiếp tục sản xuất.

6.2.2.2. Sản xuất lương thực trên thế giới và Việt Nam

1. Sản xuất lƣơng thực trên thế giới

An ninh lƣơng thực luôn là vấn đề đƣợc cộng đồng thế giới quan tâm.

Mặc dù sản xuất lƣơng thực trên thế giới tính trên đầu ngƣời gia tăng và năng suất cũng tăng, nhƣng nạn đói và suy dinh dƣỡng vẫn xảy ra phổ biến.

Trong số hơn 6 tỷ ngƣời đang sống trên trái đất ngày nay thì cứ 10 ngƣời có một ngƣời đang bị đói. Trong số 60 triệu ngƣời chết hàng năm, thì chết do đói ăn là 10 - 20 triệu. Ngoài số ngƣời bị đói, thƣờng xuyên có khoảng 850 triệu ngƣời thiếu ăn, hầu hết tập trung ở các nƣớc đang phát triển.

Theo ƣớc tính, đến năm 2025, thế giới cần một sản lƣợng lƣơng thực là 3 tỷ tấn/năm để nuôi sống khoảng 8,5 tỷ ngƣời trong khi sản lƣợng lƣơng thực mấy năm cuối thế kỷ XX mới đạt 1,9 tỷ tấn/năm và tính theo đầu ngƣời mới khoảng 350 kg, trong khi đó theo tiêu chuẩn của FAO, bình quân lƣơng thực phải là 500 kg/ngƣời/năm mới đạt đƣợc điều kiện cần thiết để bảo đảm an ninh lƣơng thực.

Để có thể sản xuất đủ số lƣơng thực và thực phẩm cho dân số hiện nay, ngƣời ta tính rằng phải tăng thêm 40% số lƣơng thực và thực phẩm đang sản xuất cũng nhƣ phải tăng năng suất cây trồng lên 26%.

2. Sản xuất lƣơng thực ở Việt Nam

Nếu năm 1989 (năm bắt đầu tự túc lƣơng thực), sản lƣợng đạt 21,51 triệu tấ n, đến năm 1994 là 26,19 triệu tấn thì đến năm 1999 đã là 31,3 triệu tấn. Năng suất lúa năm 1985 là 28 tạ/ha, đến năm 1990 là 32 tạ/ha và đến năm 1999 là 41 tạ/ha, đƣa nƣớc ta từ một nƣớc phải nhập khẩu lƣơng thực sang một nƣớc tự cấp lƣơng thực và xuất khẩu hằng năm từ 3 - 4 triệu tấn gạo, đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.

Năm 2000 bình quân lƣơng thực đầu ngƣời ở nƣớc ta đã tăng lên 444 kg. Phấn đấu đến năm 2005 đƣa tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt khoảng 37 triệu tấn và đến năm 2010 là 40 triệu tấn. Phấn đấu đến năm 2005 về cơ bản không còn hộ đói và chỉ còn khoảng 10% hộ nghèo.

Sản xuất nông nghiệp và sản xuất lƣơng thực nƣớc ta về lâu dài tất yếu sẽ phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá trên cơ sở bảo vệ môi trƣờng, xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Một phần của tài liệu KHMT (Trang 47)