Các sơ đồ thành phần được dùng để xây dựng lên diện mạo vật lý của hệ thống. Vậy chúng ta tự hỏi diện mạo vật lý của hệ thống là gì? Diện mạo vật lý của hệ thống là các thành phần giống như các tệp tin, các thư viện, các tài liệu, các tệp tin có thể thực thi tồn tại ở bên trong node. Vì vậy, các sơ đồ thành phần được dùng để mô tả mường tượng về cách tổ chức và mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống. Những sơ đồ này cũng được dùng để tạo các hệ thống có thể thực thi.
Mục đích
Sơ đồ thành phần là một loại sơ đồ đặc biệt trong UML. Mục đích của nó cũng khác với các sơ đồ khác. Nó không miêu tả các chức năng của hệ thống nhưng nó miêu tả các thành phần được dùng để tạo nên các chức năng đó.
Sơ đồ thành phần có thể được miêu tả như là sự thi hành tĩnh của hệ thống. Sự thi hành tĩnh biểu diễn cách tổ chức các thành phần tại các thời điểm riêng biêt.
Một sơ đồ thành phần đơn không thể biểu diễn được toan bộ hệ thống nhưng một tập hợp các sơ đồ được dùng biểu diễn toàn bộ hệ thống. Vì thế những mục đích của sơ đồ thành phần có thể được tóm tắt như sau:
- Hình dung các thành phần của hệ thống.
- Xây dựng khả năng có thể thực thi bằng việc chuyển tới và nhận lại từ các kĩ sư phần mềm.
- Mô tả cách tổ chức và quan hệ giữa các thành phần.
Vẽ sơ đồ thành phần nhƣ thế nào?
Sơ đồ thành phần được dùng để mô tả các phần vật lý của hệ thống. Các phần này có thể là tệp tin, file thực thi, thư viện…Vì thế mục đích của sơ đồ này có khác, Sơ đồ thành phần được sử dụng trong suốt giai đoạn thi hành của ứng dụng. Ban đầu, hệ thống được thiết kế bằng việc sử dụng các sơ đồ UML khác và sau đó khi các dụng cụ là các sơ đồ thành phần được sử để lấy một ý tưởng của việc thi hành.
Sơ đồ này rất quan trọng bởi vì nếu không có nó không một ứng dụng nào có thi hành một cách hiệu quả.
Vì vậy trước khi vẽ sơ đồ thành phần các dụng cụ sau phải được xác định rõ ràng:
- Các tập tin được dùng trong hệ thống.
- Các thư viện và các dụng cụ khác liên quan tới ứng dụng.
- Quan hệ giữa các vật dụng.
Sau khi xác định các dụng cụ, vật dụng, một số điểm sau cần được lưu ý:
- Sử dụng một tên đầy đủ nghĩa để xác định thành phần cho mỗi sơ đồ được vẽ
- Chuẩn bị các tài liệu trước khi sử dụng công cụ.
- Sử dụng node để ghi chú những điểm quan trọng.
Dưới đây là sơ đồ thành phần cho hệ thống quản lý đơn đặt hàng của ví dụ ở phần trước. ở đây dụng cụ là các tệp tin. Vì thế sơ đồ biểu diễn các tệp tin trong ứng dung và mối quan hệ giữa chúng. Trong thực tế sơ đồ thành phần chứa dlls, các thư viện, các thư mục…
Trong sơ đồ thành phần dưới đây 4 tệp tin được xác đinh và quan hệ giữa chúng được tạo ra. Sơ đồ thành phần không giống như các sơ đồ UML khác bởi vì nó có mục đích khác các sơ đồ trước.