Sơ đồ statechart

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH vàTHIẾT KẾ HỆ THỐNG HƢỚNG ĐỐI TƢỢNG (Trang 33)

Mục đích của việc sử dụng sơ đồ Statechart là miêu tả các trạng thái khác nhau của một thành phần trong hệ thống. Các trạng thái là là riêng biệt, cụ thể đối với một thành phần, đối tượng của một hệ thống

Việc sử dụng sơ đồ statechart cũng thể hiện được các trạng thái của từng thành phần, đối tượng trong hệ thống được điều khiển bởi các sự kiện trong và ngoài hệ thống như thế nào.

Mục đích:

Sơ đồ trạng thái là một trong 5 sơ đồ UML được dùng để xây dựng lên tính năng động của một hệ thống. Sơ đồ trạng thái định nghĩa các trạng thái khác nhau của một đối tượng trong suốt vòng đời của nó. Và những trạng thái này được thay đổi bởi các sự kiện.

Vì vậy, sơ đồ trạng thái rất hữu ích trong việc xây dựng lên hệ thống tác động trở lại. Hệ thống tác động trở lại có thể được định nghĩa như là một hệ thống mà đáp trả lại các sự kiện bên ngoài và bên trong.

Sơ đồ trạng thái mô tả luồng điều khiển từ trạng thái đầu tiên tới trạng thái khác. Các trạng thái được định nghĩa nuhư là một điều kiên trong đó một đối tượng tồn tại và đối tượng đó thay đổi khi một vài sự kiện được gây ra. Vì vậy mục đích quan trọng nhất của sơ đồ trạng thái là xây dựng vòng đời của một đối tượng từ khi khởi tạo tới khi kêt thúc.

Tóm lại, mục đích của sơ đồ trạng thái của thế mô tả tóm tắt như sau:

- Để xây dựng diện mạo thay đổi của hệ thống.

- Để xây dựng vòng đời của một hệ thống tương tác.

- Mô tả các trạng thái khác nhau của đối tượng trong suốt thời gian sống của nó.

- Định nghĩa trạng thái của bộ máy để xây dựng lên trạng thái của một đối tượng.

Vẽ sơ đồ trạng thái nhƣ thế nào?

Sơ đồ trạng thái được sử dụng để mô tả các trạng thái của các đối tượng khác nhau trong toàn bộ vòng đời của nó. Vì vậy, điểm nổi bật được đưa ra là trạng thái thay đổi dựa trên các sự kiện

và triển khai chúng một cách đúng đắn, chính xác.

Trước khi vẽ một sơ đồ trạng thái chúng ta phải rõ ràng một số điểm sau:

- Nhận biết các đối tượng quan trọng được phân tích.

- Nhận biết các trạng thái.

- Nhận biết các sự kiện.

Ví dụ dưới đây mô tả sơ đồ trạng thái của đối tượng Order.

Trạng thái đầu tiên là trạng thái khởi đầu mà từ đó tiến trình bắt đầu. Các trạng thái tiếp theo được đến từ các sự kiện như là send request, confirm request, và dispatch order. Những sự kiện này chịu trách nhiệm cho việc thay đổi trạng thái của đối tượng Order.

Trong suốt toàn bộ vòng đời của hệ thống nó đi qua một chuỗi các trạng thái và có thể bị thoát không đúng quy trình. Việc thoát không đúng quy trình có thể xảy ra trong một vài trường hợp của hệ thống. Khi toàn bộ vòng đời được hoàn thành nó được xem như là hoàn thành một giao dịch.

Sơ đồ trạng thái của đối tượng Order được mô tả như hình dưới đây:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH vàTHIẾT KẾ HỆ THỐNG HƢỚNG ĐỐI TƢỢNG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)