Các giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than khánh hòa, tỉnh thái nguyên (Trang 97)

Để nâng cao công tác quản lý môi trường tại mỏ than Khánh Hòa các giải pháp đề xuất:

- Bổ sung cán bộ chuyên trách về môi trường mỏ, thành lập phòng chuyên môn phụ trách môi trường mỏ.

- Định kỳ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, học tập về an toàn mỏ, về quản lý môi trường mỏ nhằm nâng cao nhận thức và năng lực quản lý môi trường cho toàn thể cán bộ công nhân mỏ.

- Thường xuyên học hỏi, cải tiến công nghệ khai thác, ưu tiên công nghệ thân thiện với môi trường.

- Thực hiện giám sát môi trường định kỳ, giám sát sụt lún, dịch động bờ mỏ phòng tránh sự cố trong quá trình khai thác.

- Học tập kinh nghiệm quản lý môi trường tại các mỏ khai thác khác.

- Liên hệ chặt chẽ với địa phương, tham vấn ý kiến cộng đồng trong quá trình khai thác, cải tạo môi trường cho phù hợp với thực tiễn địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Mỏ than Khánh Hòa cũng nằm trong thực trạng chung các mỏ than đang khai thác tại nước ta hiện nay. Bên cạnh những ý nghĩa kinh tế nhất định, hoạt động khai thác than tại mỏ than Khánh Hòa trong những năm qua cũng gây các tác động không nhỏ đến môi trường địa phương xã Phúc Hà – khu vực phía Tây Bắc thành phố Thái Nguyên, xã An Khánh – phía Tây Nam huyện Đại Từ, đặc biệt vấn đề bụi và vấn đề nước thải.

1.2. Các số liệu phân tích mẫu trong thời gian qua đã thể hiện hiện trạng chất lượng môi trường khu vực mỏ than trong đó hai vấn đề môi trường cần quan tâm là vấn đề bụi than và vấn đề nước thải mỏ: Chỉ tiêu bụi tổng số mẫu không khí trong khu vực mỏ có giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,03 đến 2,6 lần so với tiêu chuẩn 3777/2002/QĐ-BYT), chất lượng nước thải đầu ra chưa đạt quy chuẩn theo quy định (chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng mẫu nước thải vượt giá trị cho phép từ 1,03 đến 1,07 lần so với QCVN 40/2011/BRNMT(B).

1.3. Với hoạt động mở rộng nâng cao công suất mỏ từ nay đến 2029 chắc chắn sẽ làm gia tăng lượng chất thải, ảnh hưởng của các chất ô nhiễm xảy ra ở mức độ cao hơn nếu không có biện pháp cải thiện môi trường nào so với hiện tại.

1.4. Dựa trên các tiêu chí xây dựng đánh giá tổng thể công tác quản lý môi trường mỏ cho thấy: các giải pháp giảm thiểu, xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn hiện tại của mỏ chưa đạt yêu cầu.

1.5. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường mỏ được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích đánh hiện trạng chất lượng môi trường, hiện trạng công tác quản lý môi trường, các vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết, tính khả thi và phù hợp với thực tế mỏ. Các giải pháp đề xuất cụ thể: Đầu tư hệ thống phun sương giảm bụi bố trí tại các khu vực phát sinh bụi lớn như phân xưởng sàng tuyển, khu vực đổ thải, tuyến đường vận chuyển. Tăng tần suất tưới nước trong mùa khô; Cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải (sử dụng kết hợp xử lý hóa lý); Phân cấp tầng thải, giám sát nghiêm ngặt quá trình đổ thải; Phân loại chất thải rắn, cải thiện hệ thống thu gom. Bên cạnh các giải pháp kĩ thuật cần thiết kết hợp với các giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực và nhận thức môi trường của cán bộ công nhân mỏ.

Để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại khu vực mỏ cần thiết có sự quan tâm chặt chẽ và đồng bộ của chủ mỏ, của chính quyền địa phương và sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Mỏ than Khánh Hòa cần lập kế hoạch huy động vốn đầu tư cho cải tạo hệ thống xử lý, kế hoạch tập huấn nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên về công tác bảo vệ môi trường mỏ. Ngoài ra, để duy trì mối quan hệ tốt với nhân dân địa phương cần có sự trao đổi, gặp gỡ thường xuyên với nhân dân giải quyết các vấn đề do mỏ tác động, hỗ trợ địa phương trong cải tạo hạ tầng cơ sở đảm bảo những ảnh hưởng của mỏ ở mức thấp nhất.

Chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân các xã Phúc Hà, xã An Khánh, xã Sơn Cẩm) phải thường xuyên lắng nghe ý kiến của dân, phối hợp nhịp nhàng với chủ mỏ đảm bảo an ninh trật tự và phúc lợi cho cộng đồng.

Sở tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên cần giám sát chặt chẽ trong công tác quản lý đối với hoạt động mỏ, mời đại diện mỏ tham gia các hội thảo, tập huấn liên quan đến luật, nghị định, các quy định về bảo vệ môi trường, hỗ trợ mỏ trong công tác cải tạo xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.Bộ công thương (2009), Thông tư số 20/2009/TT-BCT quy định quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toan toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, Hà Nội.

2. Bộ Công thương (2008), Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công thương về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy Vật liệu nổ công nghiệp, Hà Nội.

3.Bộ Công thương (2011), Thông tư số 03/2011/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Hà Nội.

5. Lê Xuân Cảnh (2006), Báo cáo hiện trạng tài nguyên sinh vật tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội

6. Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng (2001), Kỹ thuật môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

7. Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than - Khoáng sản Việt Nam (2010), Báo cáo tổng hợp tài liệu, tính lại trữ lượng và chuyển đổi cấp trữ lượng, cấp tài nguyên mỏ than Khánh Hoà - Thái Nguyên, Hà Nội.

8. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa-VVMI (2009), Thuyết minh dự án khai thác nâng cao công suất mỏ than Khánh Hòa, Thái Nguyên.

9. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2009), Báo cáo kết quả thực hiệncông tác bảo vệ môi trường quý 1 năm 2009, Thái Nguyên.

10. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2009), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường quý 3 năm 2009, Thái Nguyên.

11. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2010), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường quý 1năm 2010, Thái Nguyên.

12. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2010), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường quý 3/2010, Thái Nguyên.

13. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2010), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường quý 4/2010, Thái Nguyên.

14. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2011), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường quý 1 năm 2011, Thái Nguyên.

15. Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam (2005), Tài nguyên khoáng sản Thái Nguyên, Hà Nội.

16. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011, Thái Nguyên.

17. Đỗ Cảnh Dương (2004), Giáo trình Địa chất các mỏ than, dầu và khí đốt, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

18. Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

19. Phùng Mạnh Đắc (2007), "Nguồn nhiên liệu than đá của Hải Phòng, Quảng Ninh Việt Nam", http://www.geosoftvn.com/forums/viewtopic.các tư liệu về mỏ than. 20. Hồ Sĩ Giao, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản (2010), Bảo vệ môi trường trong khai

thác mỏ lộ thiên, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

21. Bùi Thanh Hải (2010), Đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lân Thái Nguyên, Thái Nguyên.

22. Trần Đức Hạ (2002), Giáo trình quản lý môi trường nước, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

23. Hoàng Văn Huệ và Trần Đức Hạ (2002), Thoát nước tập II – Xử lý nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

24. Lê Tuấn Lộc, Hồ Sĩ Giao (2006), Cẩm nang công nghệ và thiết bị mỏ, Quyển 1- Mỏ khai thác lộ thiên, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

25. Trần Miên (2012), "Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải mỏ than trong điều kiện Việt Nam", http:// nangluongvietnam.vn.

26. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2000), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

27. Sở Tài nguyên môi trường Thái Nguyên (2009), Báo cáo Kết quả thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng sản tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên. 28. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh (2003), Quản lý chất thải nguy hại, NXB Đại

29. Nguyễn Thị Thu Thủy (2010), "Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh", http://vea.gov.vn/truyenthong/tapchimt/cccs.

30. Thủ tướng chính phủ (2008), Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Hà Nội.

31. Lê Minh Triết (2009), "Hoàn nguyên môi trường trong khai thác than chưa tốt", http://www.cand.com.vn.

32. Lê Trình (2000), Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

33. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Đề án khắc phục ONMT tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên. 34. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh

Thái Nguyên giai đoạn 2005-2010, Thái Nguyên.

35. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2005), Quyết định số 1009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ngày 3/6/2005 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2015 có tính đến năm 2020, Thái Nguyên.

36. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.

Tiếng anh

37. Dr. Horst Hejny (2005), Mining Industry Research Handbook, NESMI coordinator, Europe.

38. Stanley E.Manahan (2000), Environmental chemistry, Lewis Publishers U.S.

39. U.S Energy Information Administration (2010), "Non renewable coal",

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý môi trường tại mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên

Phụ lục 2: Tổng hợp ý kiến và phiếu ý kiến đánh giá của các chuyên gia về mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá công tác quản lý môi trường tại mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên.

Phụ lục 3: Phiếu điều tra kinh tế xã hội, sức khỏe cộng đồng tại các khu vực chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của mỏ.

Phụ lục 4: Một số hình ảnh hiện trạng khu vực mỏ. Phụ lục 5: Một số bản vẽ khu vực mỏ.

Phụ lục 1

Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý môi trƣờng tại mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên

1. Tiêu chí nhóm 1: Tiêu chí thực hiện các quy định chung về bảo vệ môi trƣờng mỏ

Chuẩn mực đánh giá Trích dẫn

- 5 điểm: Đáp ứng cả 6 yêu cầu trích dẫn

- 4 điểm: Đáp ứng 5/6 yêu cầu trích dẫn - 3 điểm: Đáp ứng 4/6 yêu cầu trích dẫn - 2 điểm: Đáp ứng 3/6 yêu cầu trích dẫn - 1 điểm: Đáp ứng 2/6 yêu cầu trích dẫn

1. Thực hiện lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định 2. Thực hiện lập dự án cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ môi trường theo đúng quy định

3. Thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng quy định.

4. Thực hiện xin cấp phép khai thác nước mặt trong trường hợp sử dụng nước mặt 5. Thực hiện xin cấp phép khai thác nước ngầm trong trường hợp sử dụng nước ngầm.

6. Thực hiện các chương trình quan trắc môi trường định kỳ

2. Tiêu chí nhóm 2: : Nhóm tiêu chí về hệ thống quản lý và xử lý khí bụi từ hoạt động của mỏ

Chuẩn mực đánh giá Trích dẫn

Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các quy định chung hệ thống xử lý khí bụi

- 5 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trích dẫn.

- 4 điểm: Đáp ứng yêu cầu 1, 2, 4. - 3 điểm: Đáp ứng yêu cầu 1 và 2 hoặc 1 và 4.

- 2 điểm: Đáp ứng yêu cầu 1.

- 1 điểm: Không đáp ứng yêu cầu nào.

1. Có hệ thống giảm bụi trong quá trình khai thác, sàng tuyển, vận chuyển.

2. Thực hiện chương trình quan trắc giám sát định kỳ.

3. Có hệ thống cây xanh xung quanh và ven đường vận chuyển giảm phát tán bụi ra xung quanh.

4. Sử dụng công nghệ khoan nổ mìn tiến tiến .

Đánh giá hệ thống xử lý khí bụi - 5 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trích dẫn.

- 4 điểm: Đáp ứng yêu cầu 1, 2, 3 và 4 - 3 điểm: Đáp ứng yêu cầu 1, 2 và 4 - 2 điểm: Đáp ứng yêu cầu 1 và 2 - 1 điểm: Không đáp ứng yêu cầu nào

1. Có hệ thống xử lý bụi khu vực khai thác, sàng tuyển đảm bảo kết quả đo đạt quy chuẩn môi trường.

2. Có xe chuyên dụng tưới nước đảm bảo đủ tần suất tưới bụi (4 lấn/ngày vào mùa khô).

đảm bảo độ dày của dải cây không nhỏ hơn 15m.

4. Tất cả các xe vận chuyển than đi tiêu thụ phải có bạt che phủ.

5. Định kỳ 3 tháng /lần bảo dưỡng xe vận chuyển, thiết bị khai thác

3. Tiêu chí nhóm 3: Nhóm tiêu chí về hệ thống quản lý và xử lý nƣớc thải mỏ

Chuẩn mực đánh giá Trích dẫn

Tiêu chí đánh giá công tác thực hiện quy định về xử lý nước thải

- 5 điểm: Đáp ứng đầy đủ 5 yêu cầu

- 4 điểm: Chỉ đáp ứng 4 yêu cầu - 3 điểm: Chỉ đáp ứng 3 yêu cầu - 2 điểm: Chỉ đáp ứng 2 yêu cầu - 1 điểm: Chỉ đáp ứng 1 yêu cầu

1. Có hệ thống thu gom và tiêu thoát nước mưa chảy tràn.

2. Có hệ thống thu gom nước thải 3. Có hệ thống xử lý nước thải

4. Nước thải đáp ứng được các quy chuẩn môi trường hiện hành trước khi thải ra ngoài môi trường

5. Thực hiện kiểm tra giám sát định kỳ

Tiêu chí đánh giá về hệ thống thu gom nước thải

- 5 điểm: Đáp ứng đầy đủ 4 yêu cầu

- 4 điểm: Chỉ đáp ứng 3 yêu cầu - 3 điểm: Chỉ đáp ứng 2 yêu cầu - 2 điểm: Chỉ đáp ứng 1 yêu cầu - 1 điểm: Không thực hiện

1. Có hệ thống thu gom và tiêu thoát nước mưa chảy tràn riêng cho từng khu vực mỏ đảm bảo hạn chế mức thấp nhất nước chảy vào khai trường.

2. Có hệ thống thu gom và bơm thoát nước thải từ moong khai thác đảm bảo đủ công suất.

3. Hệ thống thu gom nước mưa đảm bảo đủ kích thước và có bố trí các hố lắng trước khi tiêu thoát ra ngoài môi trường.

4. Hệ xử lý nước thải phải có bể thu gom bùn.

Tiêu chí đánh giá về hệ thống xử lý nước thải

- 5 điểm: Đáp ứng đầy đủ 5 yêu cầu

- 4 điểm: Đáp ứng 4 yêu cầu

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than khánh hòa, tỉnh thái nguyên (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)