Kinh tế xã hội, sức khỏe cộng đồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than khánh hòa, tỉnh thái nguyên (Trang 79)

a. Sức khoẻ cộng đồng

Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tình hình bệnh tật khu vực có liên quan đến hoạt động của mỏ. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra về tình hình sức khỏe người dân sống gần khu vực mỏ, đã có các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi cấp và mãn tính, bệnh liên quan đến mắt.

Các nguồn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân do hoạt động cuat mỏ gồm:

- Bụi và khí độc hại có khả năng gây các bệnh về đường hô hấp như bụi phổi, viêm phổi, viêm phế quản, khí quản...

- Các chất ô nhiễm và vi sinh vật gây bệnh trong nguồn nước có thể gây ngộ độc, các bệnh về mắt hoặc đường ruột...

- Tiếng ồn do khoan nổ mìn và hoạt động của các máy móc (nén khí, quạt gió..) gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như gây nên các bệnh mãn tính như giảm thính lực, đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh...

b. Đời sống kinh tế - xã hội

Hoạt động của mỏ trong những năm qua cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế địa phương, mang lại những lợi ích thiết thực trong đời sống xã hội như: Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 900 lao động trong đó có nhiều lao động địa phương, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập và làm ổn định xã hội.

Tuy nhiên hoạt động của mỏ ngoài những yếu tố tích cực cũng có những ảnh hưởng tiêu cực không thể tránh khỏi đến đời sống kinh tế, xã hội tại địa phương như:

- Bụi ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt bình thường của các hộ dân sống quanh khu vực mỏ và hai bên tuyến đường giao thông.

- Mỗi quan hệ giữa mỏ với cộng đồng địa phương là hết sức nhạy cảm, đòi hỏi phải có sự mềm dẻo tránh các mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến trật tự địa phương.

- Các hoạt động vận chuyển than và đất đá thải nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy định về vận chuyển, làm rơi vãi nhiều vật liệu thải sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ hệ thống đường xá, cầu cống.

3.1.6. Rủi ro, sự cố môi trƣờng

Hoạt động của mỏ thời gian qua chưa xảy ra sự cố môi trường nào đáng kể. Tuy nhiên những hoạt động của mỏ kéo dài vẫn có thể tiềm ẩn các nguy cơ về rủi ro sự cố như:

- Tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

- Tai nạn do quá trình thi công khoan, nổ mìn, xúc bốc không đảm bảo đúng theo thiết kế gây hiện tượng sạt lở tầng khai thác.

- Đổ xe trong quá trình thi công, vận chuyển.

- Tai nạn do sạt lở núi, lật xe có thể dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng công nhân. - Tai nạn lao động trong quá trình vận chuyển,…

- Tai nạn do chập điện, cháy nổ kho thuốc nổ...

- Cháy nổ do sét đánh (đặc biệt đối với kho vật liệu nổ).

- Sự cố do mưa bão kéo dài gây sụt lún, sạt lở đường giao thông làm gián đoạn sản xuất.

- Sự cố cháy nổ trong quá trình khai thác.

- Sự cố sụt lún bề mặt địa hình, trôi lấp và sạt lở bãi thải.

* Sự cố cháy mỏ: Sự tự cháy mỏ liên quan đến 3 yếu tố: độ nhạy hóa học, dòng không khí và sự tích tụ nhiệt của oxy. Do cacbon là thành phần cơ bản của than đá, gỗ và các vật liệu cháy khác ở trong mỏ nên nguồn gốc của sự cố cháy mỏ chính là cháy cacbon. Do tác dụng tương hỗ của cacbon, hơi nước và các chất khí với nhau trong điều kiện thiếu oxy sẽ sinh khí metan và giải phóng năng lượng. Vì vậy cháy mỏ thường gây hậu quả rất nghiêm trọng.

* Sự cố trôi lấp và sạt lở bãi thải

- Trượt lở và sạt lở đất đá: Do việc khai thác với bờ mỏ có độ dốc lớn nên hiện tượng trượt bờ tầng có thể xảy ra. Để hạn chế tác động này, mỏ đã có bãi thải được thiết kế hợp lý, kiểm tra thường xuyên để xử lý kịp thời khi có sự cố.

- Trôi lấp bãi thải và bồi lấp các dòng chảy bề mặt: Khi có mưa, mái dốc của bãi thải có thể bị bào mòn tạo ra các dòng chảy tập trung cuốn theo đất đá làm bồi lấp lòng suối trong khu vực và bề mặt địa hình, làm giảm chất lượng đất, nghèo hóa môi trường đất khu vực. Để giảm thiểu tác động này, quá trình đổ thải phải tuân thủ đúng thiết kế, phải có đê chắn tại những vị trí dễ xảy ra trôi lấp.

3.2. Đánh giá tổng quan hiện trạng công tác quản lý môi trƣờng khu vực mỏ 3.2.1. Các giải pháp quản lý môi trƣờng đang thực hiện

Nhận biết được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, trong quá trình hoạt động mỏ cũng thường xuyên quan tâm và có các biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường khu vực:

Về cơ cấu tổ chức nhân sự cho môi trường: Hiện nay mỏ có phòng An toàn môi trường với hơn 10 cán bộ chuyên phụ trách các vấn đề về an toàn mỏ, vấn đề môi trường mỏ trong đó có 01 cán bộ chuyên trách về môi trường.

Về thực các quy định chung liên quan đến bảo vệ môi trường: Trong hoạt động quản lý môi trường, mỏ luôn có ý thức tuân thủ các quy định chung liên quan đến bảo vệ môi trường theo Luật môi trường như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định.

- Đã thực hiện các chương trình kiểm soát ô nhiễm định kỳ và báo cáo môi trường định kỳ đến cơ quan quản lý.

- Đã thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường môi trường và nộp tiền ký quỹ môi trường hàng năm cho Quỹ bảo vệ môi trường Thái Nguyên theo đúng quy định: Theo báo cáo của Quỹ bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2012): Tính từ năm 2010 đến tháng 8 năm 2012, công ty đã nộp số tiền ký quỹ với tổng giá trị 5.917.863.216 đồng (Bằng chữ: Năm tỷ chín trăm mười bảy triệu tám trăm sáu mươi ba nghìn hai trăm mười sáu đồng).

Về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cụ thể đang áp dụng tại mỏ gồm:

a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, tiếng ồn

Để giảm ảnh hưởng của bụi và tiếng ồn tại các công đoạn khoan, nổ mìn, sàng tuyển, bốc xúc vận chuyển, mỏ áp dụng các biện pháp giảm thiểu sau:

- Máy khoan có bộ phận phun nước chống bụi và lọc bụi.

- Để giảm thiểu bụi và khí độc hại phát thải trong khâu nổ mìn, dự án đã lựa chọn chất nổ ANFO và nhũ tương là các loại chất nổ có cân bằng ôxy bằng “0” và xấp xỉ “0”, khởi nổ bằng phương tiện nổ phi điện. Phương tiện nổ phi điện cho phép điều khiển nổ vi sai tới từng lỗ khoan do vậy giảm được một cách đáng kể khối lượng chất nổ phát nổ đồng thời dẫn đến giảm bụi, đá bay, sóng chấn động mặt đất và sóng va đập không khí. Nổ vi sai phi điện còn tránh được những sự cố rò điện, sự cố chập mạch do dông, sét..

- Bao che cô lập thiết bị gây bụi như máy nghiền sàng, băng tải, ...

- Tưới nước, làm ẩm trong khu vực bốc xúc và trên tuyến đường vận chuyển trong khu vực mỏ, xưởng chế biến than, trạm chuyển tải than, sân công nghiệp. Tần suất tưới là 2h/lần. Quá trình tưới nước do mỏ trực tiếp đảm nhận. Chi phí cho tưới nước trung bình là 50 triệu đồng/ tháng. Hiện nay mỏ đang sử dụng 04 xe tưới nước (02 xe Kraz, 02 xe Belaz – 7522) tưới nước trên các tuyến đường vận chuyển cụ thể: đường ô tô từ văn phòng mỏ đến ngầm qua suối Tân Long (dài 1700m, đường bê tông); đường ô tô từ Quốc lộ 3 vào kho than (dài 2000m, đường bê tông); đoạn đường

ô tô phía Bắc khai trường nối từ ngầm qua suối Tân Long đến mặt bằng phân xưởng cơ điện, khai thác, vận tải (đường cấp phối bằng đất đá thải) và tuyền đường vận chuyển trong khu vực moong và khu vực bãi thải.

- Sử dụng các xe tải có chất lượng tốt và có ca bin kín nhằm chống ồn và bụi cho công nhân vận tải.

- Để giảm thiểu bụi, ồn mỏ đã có kế hoạch trồng cây trên tuyến đường vận chuyển than (đoạn từ kho than đi Quốc lộ 3), tuyến đường ô tô phía Bắc khai trường nối từ ngầm qua suối Tân Long đến mặt bằng phân xưởng khai thác, cơ điện và vận tải), trồng cây trên bãi thải Nam (đã kết thúc đổ thải) và các khu đất trống xung quanh mặt bằng sân công nghiệp; loại cây sử dụng là cây keo lai với mật độ cây trồng là 1100 cây/ha, cự li 3x2m.

- Các xe vận chuyển than, trước khi ra khỏi mỏ được rửa sạch và che phủ bạt kín. - Các phương tiện vận tải khi chuyên chở đất đá đảm bảo được che phủ bạt. Không chở quá tải làm ảnh hưởng tới phương tiện và chất lượng đường giao thông.

- Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị định kỳ để hiệu suất đốt là cao nhất, giảm thiểu lượng khí thải và giảm tiếng ồn.

- Trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang phòng độc, quần áo, mũ bảo hộ lao động, bảo vệ khỏi chấn động và ồn, ...cho những công nhân làm việc tại những nơi có nồng độ bụi, khí độc, chấn động, ồn cao.

- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cán bộ công nhân viên chức mỏ.

b. Biện pháp giảm thiểu ảnh hƣởng do nƣớc thải

- Xử lý nước thải moong:

Hiện tại để xử lý nước thải từ moong khai thác, mỏ sử dụng 02 trạm bơm công suất 1000 m3/h và 01 hồ lắng nước thải dung tích 22.500m3 (diện tích 4500m2, chiều sâu 5m). Nước thải từ moong C và moong D được bơm lên các mức -142m, -57 qua các hố lắng trung gian rồi đưa lên hồ lắng. Nước sau khi lắng được xả ra suối Tân Long.

- Đối với nước mưa chảy tràn:

Hiện nay mỏ đang áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của nước mưa như: thu gom vật liệu, đất đá rơi vãi trên bề mặt, định hướng dòng chảy bằng hệ thống mương rãnh thoát nước và các hố ga lắng cặn trước khi thoát ra ngoài môi trường. Cụ thể:

+ Tại khu vực bãi thải mỏ: Nước mưa chảy tràn qua bãi thải được thoát vào hệ thống rãnh xung quanh có kích thước rộng 1,5m, sâu 1,2m nhằm thu gom tập trung nước mưa chảy tràn xung quanh bãi thải vào suối Trầm Hồng sau đó đổ ra suối Tân Long.

+ Đối với mặt bằng sân công nghiệp: Hiện nay để hạn chế ô nhiễm do nước mưa cuốn theo bụi than, than vãi và bụi đất đá tại khu vực này, mỏ đã cho xây tường chắn tránh trôi than, hệ thống rãnh thu nước và các hố ga lắng cặn. Nước mưa cuốn theo các chất thải rắn, bùn than được thu bởi hệ thống rãnh thu nước vào hố ga lắng cặn để loại bỏ vật liệu thô, tách cặn mới cho tiêu thoát ra môi trường. Hệ thống rãnh thu gom nước mưa được thiết kế với kích thước cụ thể là: chiều sâu 0,7m, rộng 0,5m, cách 50m thiết kế một hố ga lắng cặn.

- Đối với nước thải sinh hoạt

Hiện nay mỏ đã xây dựng 3 khu nhà vệ sinh, được bố trí trên mặt bằng các phân xưởng sàng, phân xưởng cơ khí và khai thác và phân xưởng vận tải. Bể xử lý hiện tại được thiết kế với cấu tạo bao gồm 3 ngăn. Các thông số của các ngăn như sau:

+ Ngăn thứ nhất có thể tích 10 m3

+ Ngăn thứ 2 có thể tích 15 m3

+ Ngăn thứ ba có thể tích 10 m3

Nước thải sinh hoạt sau xử lý qua bể tự hoại được xả ra suối tiếp nhận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Biện pháp giảm thiểu ảnh hƣởng do chất thải rắn

- Đối với đất đá thải: Hiện nay đất đá thải của mỏ được vận chuyển đổ thải tại cả hai bãi thải: Bãi thải Tây và bãi thải Nam. Đất đá thải được đổ thải theo đúng quy trình, chân bãi thải có hệ thống đê chắn (đề phòng trường hợp sạt lở) và rãnh thoát nước mặt định hướng dòng chảy.

- Đối với chất thải rắn nguy hại

Hiện nay, mỏ than Khánh Hòa đã có hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải đối với các chất thải có tính chất nguy hại như găng tay, giẻ lau máy, dầu thải, bao bì có chứa thành phần nguy hại. Công tác thu gom và bảo quản được thực hiện cụ thể như sau:

+ Phương án thu gom:

- Phương tiện thu gom gồm có: Xô tôn, khay, phễu, thùng phuy 200 lít cắt bỏ đáy trên và thùng phuy 200l nguyên chiếc.

Đối với giẻ lau dính dầu thu gom hằng ngày (sau mỗi ca sản xuất), được đưa vào thùng phuy cắt bỏ đáy trên.

Đối với dầu thải, thực hiện thu gom ngay tại chỗ, dầu thải được tháo và hứng vào xô sau đó được rót qua phễu vào các phuy chứa nguyên chiếc có nắp đậy kín.

- Số lượng công nhân thực hiện công tác thu gom: 07 người, trong đó Phân xưởng Cơ điện (02 người); Phân xưởng khoan – xúc – vận tải (02 người); kho cấp phát nhiên liệu (03 người);

+ Phương án bảo quản chất thải nguy hại

- Phương tiện để lưu giữ chất thải nguy hại: Thùng phuy kim loại, dung tích 200l có nắp đậy kín, không phản ứng với các chất thải và đủ độ bền cơ học, các phuy này khi lưu giữ chất thải nguy hại được tách riêng thành hai loại đó là:

Dầu thủy lực tổng hợp thải (có nhãn ghi ngoài vỏ phuy: tên chất thải, mã số chất thải, biển cảnh báo theo TVVN 6707-2000).

Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải (có nhãn ghi ngoài vỏ phuy: tên chất thải, mã số, biển cảnh báo theo TCVN 6707-2000).

- Số lượng 151 phuy.

- Thời gian lưu giữ tối đa: trong vòng 90 ngày. Sau đó Công ty sẽ chuyển giao cho Công ty TNHH Văn Đạo theo hợp đồng xử lý.

- Vị trí đặt thiết bị lưu giữ chất thải nguy hại: Là gian nhà có diện tích khoảng 22m2, có mái che, có tường bao cao 1m, mặt nền được đổ bê tông và cao hơn mặt sân 0,4 m, xung quanh có rãnh thoát nước đảm bảo khi có mưa to nước không tràn qua mặt nền, có biển cảnh báo chất thải nguy hại theo TCVN 6706-2000 (gian nhà này liền kề kho dầu đảm bảo xa khu dân cư và các nguồn nước mặt).

+ Phương án kiểm soát ô nhiễm và phòng chống sự cố

- Nhân sự tham gia quản lý chất thải nguy hại: Trưởng phòng An toàn môi trường; Trưởng phòng vật tư; Quản đốc phân xưởng khoan – đúc – vận tải; Quản đốc phân xưởng cơ điện.

- Phương tiện, thiết bị phòng chống cháy nổ có:

Bảng 3.24. Phƣơng tiện, thiết bị phòng chống cháy nổ

Thiết bị Số lƣợng

Câu liêm 01 cái

Xô tôn 03 cái

Xẻng 03 cái

Bình MFZ8 02 bình

Bình MFZ4 02 bình

Cát chữa cháy 01 m3 (có bể chứa)

Nước chữa cháy 01 bể (01 m3

)

Tiêu lệnh chữa cháy 01 cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội quy PCCC 01 bảng

Biển báo cấm lửa 03 cái

Biển báo cấm hút thuốc 02 cái

+ Kế hoạch xử lý: Giẻ lau dính dầu và cặn dầu rửa sau khi rửa các chi tiết máy móc phục vụ sửa chữa được công nhân làm công việc đó thu gom ngay sau khi hoàn thành công việc cho vào các thùng phuy cắt bỏ đáy trên, lưu giữ tạm thời sau đó chuyển cho cơ quan có đủ năng lực được cơ quan nhà nước cấp phép xử lý.

Đối với dầu thải và bao bì thải có chứa thành phần nguy hại (vỏ phuy chứa dầu), sau khi thực hiện đầy đủ biện pháp thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại, Công ty than Khánh Hòa hợp đồng vận chuyển về nơi xử lý với tổ chức có năng lực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

- Đối với rác thải sinh hoạt: Lược rác thải sinh hoạt sẽ được phân loại để tận dụng những thứ có thể tái chế được như kim loại, giấy, nhựa bán cho những cơ sở thu mua

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than khánh hòa, tỉnh thái nguyên (Trang 79)