Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than khánh hòa, tỉnh thái nguyên (Trang 41)

Đề tài tập trung vào các nội dung nghiên cứu cụ thể sau:

a. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng khu vực mỏ và dự báo các tác động đến môi trƣờng do hoạt động của mỏ đến khi kết thúc mỏ

Để đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường mỏ phù hợp và khả thi cần thiết phải xem xét, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ. Thực hiện nội dung này, đề tài triển khai các nội dung cụ thể sau:

- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực mỏ: Điều tra thu thập các thông tin tự nhiên (khí hậu, địa hình, thủy văn) và các thông tin kinh tế xã hội (hoạt động sản xuất, thu nhập, sức khỏe) tại khu vực mỏ. Các thông tin điều tra được cập nhập vào mẫu phiếu điều tra được chuẩn bị trước. Dự kiến 2 mẫu phiếu: Phiếu điều tra kinh tế xã hội và phiếu điều tra sức khỏe cộng đồng (kèm theo phần phụ lục).

Quy mô điều tra: các phiều điều tra được gửi đến Ủy ban nhân dân các xã chịu ảnh hưởng từ hoạt động của mỏ (xã Phúc Hà, xã An Khánh, xã Sơn Cẩm).

- Khảo sát, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu vực mỏ: Đề tài sử dụng các kết quả phân tích mẫu môi trường đã có tại khu vực mỏ trong thời gian 2009 - 2011 để đánh giá cụ thể chất lượng môi trường khu vực mỏ: Sử dụng kết quả phân tích mẫu không khí, kết quả phân tích mẫu nước mặt, nước thải, nước ngầm, kết quả phân tích mẫu đất.

- Trên cơ sở thu thập tài liệu về công nghệ khai thác mỏ, hệ thống khai thác mỏ, đánh giá các nguồn gây tác động và tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động của mỏ.

- Trên cơ sở kế hoạch phát triển mỏ (mở rộng nâng cao công suất và tuổi thọ của mỏ) dự báo các tác động đến môi trường do hoạt động của mỏ đến khi kết thúc mỏ (2029).

- Đánh giá tổng thể công tác bảo vệ môi trường mỏ (sử dụng phương pháp đánh giá môi trường) nhằm chỉ ra các giải pháp cần ưu tiên giải quyết.

b. Đề xuất các giải pháp kĩ thuật và giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trƣờng khu vực mỏ

- Căn cứ vào thực trạng môi trường, nhận định các vấn đề môi trường còn tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp xử lý và quản lý môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của mỏ.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Áp dụng cách tiếp cận và phƣơng pháp dự báo, đánh giá tiên tiến a. Phương pháp mô hình DSPIR

Mô hình DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Hiện nay mô hình này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu phải áp dụng trong đánh giá hiện trạng môi trường (Thông tư 08:2010/TT-BTNMT ngày 18/3/2010).

- Động lực (Driving Force): là các định hướng, kế hoạch, quy hoạch, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của trung ương hoặc địa phương có thể tạo ra các nguồn gây tác động đến môi trường ở vùng nghiên cứu.

- Áp lực (Pressure) là các yếu tố có thể tác động trực tiếp đến các thành phần môi trường, được tạo ra do động lực phát triển. Thí dụ: lưu lượng nước thải, lưu lượng khí thải, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải, khí thải đưa vào môi trường hàng ngày; số lượng các nguồn thải, diện tích đất rừng bị chuyển đổi/khai thác, số lượng khách du lịch /năm, dân số...

- Hiện trạng môi trường (State): là trạng thái môi trường ở thời điểm nghiên cứu: chất lượng/ô nhiễm môi trường (chất lượng và ô nhiễm không khí, nước, ồn, rung, đất); hiện trạng các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, các vấn đề kinh tế, xã hội (sức khỏe, mức sống, văn hóa, thể chế...). Các thông số hiện trạng môi trường giúp cung cấp thông tin định tính và định lượng về đặc điểm và tính chất vật lý, hoá học, sinh học và xã hội. Môi trường bị suy giảm sẽ ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.

- Tác động (Impact) là các tác động đến môi trường do hiện trạng (trạng thái- State) môi trường gây ra. Thí dụ suy giảm nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng xấu đến cấp nước sinh hoạt do ô nhiễm hồ; gia tăng bệnh hô hấp do ô nhiễm không khí, suy giảm đa dạng sinh học do giảm diện tích rừng tự nhiên; gia tăng mâu thuẫn xã hội do sai lầm trong thể chế, chính sách phát triển.

- Đáp ứng (Response) là các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã hội do tác động (IMPACT), bao gồm các biện pháp, giải pháp về pháp lý, chính sách, quản lý, khoa học, công nghệ, tài chính...

Sử dụng mô hình DPSIR trong việc đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường khu vực mỏ than Khánh Hòa. Thông số động lực được hiểu là các động lực chi phối đến chất lượng, môi trường khu vực mỏ than Khánh Hòa. Áp lực là các thông số thể hiện tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất mỏ: khai thác, vận chuyển, bốc xúc, nổ mìn... thải ra môi trường mỏ. Hiện trạng là thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, hệ sinh thái khu vực mỏ... Tác động là các thông số thể hiện các ảnh hưởng tiêu cực do các hoạt động sản xuất mỏ... đến môi trường khu vực mỏ. Đáp ứng là thông số thể hiện các giải pháp ứng phó với các tác động tiêu cực nhằm cải thiện chất lượng môi trường khu vực mỏ.

b. Phương pháp đánh giá môi trường

Phương pháp này sử dụng việc xây dựng các tiêu chí đánh giá công tác quản lý môi trường. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cũng dựa theo những phương pháp từ tài liệu tham khảo của Owen và Roger, 1999; hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, 2009; Các bước thực hiện gồm:

Bước 1: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và cho điểm

Bước 2: Xác định mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí đánh giá

Để đánh giá được mức độ quan trọng của các tiêu chí, một phiếu điều tra được gửi đến 10 chuyên gia trong lĩnh vực này với các câu hỏi đơn giản về mức độ quan trọng của các tiêu chí được đánh giá (rất quan trọng, quan trọng vừa, không quan trọng lắm).

- Tiêu chí rất quan trọng : Được đánh trọng số 3 điểm - Tiêu chí quan trọng vừa phải: Được đánh trọng số 2 điểm - Tiêu chí không quan trọng lắm: Được đánh trọng số 1 điểm

Từ các kết quả khảo sát ý kiến của 10 chuyên gia, nếu tổng số điểm của tiêu chí trong khoảng:

- Từ 10 đến 14 điểm gọi là tiêu chí không quan trọng lắm và các chuẩn mực của tiêu chí đó được nhân với 1.

- Từ 15 đến 20 điểm gọi là tiêu chí quan trọng trung bình và các chuẩn mực của tiêu chí đó được nhân với 2.

- Từ 21 đến 24 điểm gọi là tiêu chí quan trọng và các chuẩn mực của tiêu chí đó được nhân với 3.

- Từ 25 đến 30 điểm gọi là tiêu chí rất quan trọng và các chuẩn mực của tiêu chí đó được nhân với 4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Đánh giá mức độ tuân thủ từng hoạt động

Mức độ tuân thủ của từng hoạt động sẽ được xây dựng qua quá trình điều tra khảo sát thực tế. Mức độ tuân thủ của từng hoạt động được phân ra thành 3 loại như sau:

- Tuân thủ tốt – 3 điểm: Tất cả các khâu, các bộ phận đều tuân thủ

- Tuân thủ trung bình – 2 điểm: Theo khảo sát, thấy rằng chỉ có khoảng 1/2 các khâu, các bộ phận tuân thủ

- Tuân thủ kém – 1 điểm: Hầu hết các bộ phận không tuân thủ

Bước 4: Tính toán tổng hợp về công tác quản lý môi trường theo từng hoạt động của tiêu chí

Từ các tiêu chí đã được cho điểm và mức độ quan trọng cũng như mức độ tuân thủ, công tác quản lý môi trường sẽ được tính theo công thức dưới đây:

CT = TC x QT x TT Trong đó:

CT là Đánh giá về công tác quản lý môi trường TC là điểm đánh giá thực hiện của tiêu chí đó QT là mức độ quan trọng của tiêu chí

Kết quả đánh giá định lượng sẽ phản ánh được thực trạng công tác quản lý môi trường đang ở mức độ nào ở từng lĩnh vực, đây cũng cơ cơ sở để đề xuất các giải pháp về quản lý.

c. Các phương pháp thống kê, đánh giá lưu lượng, tải lượng ô nhiễm các nguồn thải

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment) trong thống kê ô nhiễm (Pollution Inventory) của WHO, dựa vào hiện trạng hoạt động của mỏ than Khánh Hòa.

Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích:

- Thống kê, đánh giá, tính toán tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải do hoạt động của mỏ gây tác động đến môi trường khu vực mỏ;

- Trên cơ sở số liệu tính toán xác định nguyên nhân gây tác động chủ yếu chất lượng môi trường khu vực mỏ;

d. Phương pháp thống kê, kế thừa truyền thống

Thu thập tất cả các tài liệu liên quan hiện có. Trên cơ sở phân tích, đánh giá sẽ kế thừa những thông tin, số liệu khoa học và các công trình nghiên cứu đã có phục vụ thiết thực nội dung, nhiệm vụ cho đề tài.

Đề tài sử dụng các kết quả đo đạc hiện có tại khu vực mỏ nhằm các mục tiêu: - Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực mỏ;

- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước khu vực mỏ; - Đánh giá hiện trạng chất lượng đất khu vực mỏ.

2.4.2. Áp dụng các phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa

Tiến hành điều tra khảo sát, đo đạc, phỏng vấn thực tiễn nhằm xác định rõ hiện trạng và các nguồn tác động tới môi trường khu vực mỏ than Khánh Hòa, cụ thể như sau:

- Khảo sát, xác định các nguồn thải phát sinh do hoạt động sản xuất mỏ.

- Khảo sát thu thập các thông tin về kinh tế xã hội khu vực mỏ (Sử dụng phiếu điều tra kinh tế xã hội và sức khỏe cộng đồng gửi đến Ủy ban nhân dân các xã - nơi chịu ảnh hưởng từ hoạt động của mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên).

- Khảo sát thu thập các thông tin về hiện trạng nguồn tiếp nhận nước thải từ hoạt động của mỏ (lưu lượng, chất lượng).

- Khảo sát xác định hiện trạng các công trình xử môi trường hiện có, các giải pháp quản lý môi trường mỏ đang áp dụng.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng và dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng khu vực mỏ

Để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ, đề tài sử dụng chuỗi kết quả phân tích đã có tại khu vực mỏ (mẫu khí, mẫu nước và mẫu đất) dựa trên nguồn tài liệu là các báo cáo quan trắc môi trường định kỳ do mỏ thực hiện hàng năm. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá và dự báo diễn biến chất lượng môi trường khu vực mỏ đến khi kết thúc mỏ. Các vị trí đã được khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích thể hiện trên sơ đồ hình 3.1.

Hình 3.1. Sơ đồ các vị trí quan trắc, lấy mẫu

3.1.1. Môi trƣờng không khí a. Nguồn phát sinh ô nhiễm

Mẫu khí Nước mặt Nước ngầm Nước thải Mẫu đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với khai thác than, hầu hết các công đoạn của hoạt động sản xuất đều phát sinh khí thải, bụi thải là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng môi trường không khí. Mỏ than Khánh Hòa đã đi vào khai thác từ rất lâu (1954), tính đến thời điểm hiện nay đã được gần 60 năm vì vậy những tác động môi trường do các hoạt động khai thác than là không nhỏ. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Nguồn phát sinh khí bụi do khai thác than mỏ Khánh Hòa

TT Nguồn gây ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị Khu vực phát sinh

1 Khoan - nổ mìn khai thác Bụi đất đá, khí độc hại, tiếng ồn, độ chấn động, sóng âm - khu vực khai trường 2 Các hoạt động, bốc xúc và vận chuyển, nguyên vật liệu, đất đá thải... Bụi đất đá, tiếng ồn - Trên tuyến đường v/c; - Sân công nghiệp.

3 Quá trình đốt cháy nhiên liệu của các động cơ

Bụi, khí độc hại (SO2, CO, NOx, ...)

- Trên tuyến đường v/c; - Tại khu vực khai

trường.

4 Công tác sàng tuyển than

Bụi đất đá, bụi than, tiếng ồn, khí thải độc hại (CO,

NOx, SOx).

- Phân xưởng sàng tuyển than

b. Hiện trạng

Qua thực tế khảo sát tại khu vực mỏ và căn cứ vào kết quả phân tích mẫu môi trường không khí định kỳ hàng năm cho thấy môi trường không khí tại khu vực mỏ đã có dấu hiệu bị ô nhiễm đặc biệt là vấn đề ô nhiễm do bụi than và tiếng ồn. Kết quả đo, phân tích bụi, ồn tại khu vực mỏ được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu môi trƣờng không khí khu vực mỏ than Khánh Hòa Kết quả Vị trí mẫu 2009 (16/7-20/7) Ồn (dbA) SO2 (mg/m 3) NO2 (mg/m3) CO (mg/m3) Bụi (mg/m3) KK1 80 0,056 0,056 2,95 4,31 KK2 86 0,034 0,066 2,94 4,25 KK3 75 0,048 0,061 2,89 4,5 KK4 76 0,071 0,072 3,97 4,35 KK5 80 0,041 0,062 3,94 3,93 KK6 89 0,043 0,065 3,98 9,33 KK7 88 0,036 0,072 3,97 9,31 KK8 86 0,063 0,057 2,88 7,23 KK9 86 0,055 0,071 3,85 6,91 KK10 75 0,037 0,065 2,76 5,22 KK11 68,1 0,049 0,059 2,89 2,41 3733/2002/QĐ-BYT 85 5 5 20 4 2010(10/12-16/12) Vị trí mẫu Ồn (dbA) SO2 (mg/m3) NO2 (mg/m3) CO (mg/m3) Bụi (mg/m3) KK1 81 0,068 0,058 2,87 4,42 KK2 84 0,042 0,067 2,90 4,32 KK3 74 0,05 0,065 2,98 4,6 KK4 75 0,08 0,075 3,88 3,98 KK5 81 0,042 0,063 3,92 4,12

KK6 90 0,041 0,065 2,84 8,75 KK7 89 0,031 0,071 2,67 9,21 KK8 86 0,028 0,058 3,64 6,88 KK9 87 0,06 0,074 2,92 5,97 KK10 74 0,035 0,069 2,75 4,85 KK11 69 0,051 0,064 2,87 2,96 3733/2002/QĐ-BYT 85 5 5 20 4 2011(28/3-5/4) Vị trí mẫu Ồn (dbA) SO2 (mg/m3) NO2 (mg/m3) CO (mg/m3) Bụi (mg/m3) KK1 84 0,051 0,061 2,41 4,51 KK2 86 0,044 0,057 2,36 4,22 KK3 78 0,055 0,063 2,33 4,31 KK4 76 0,07 0,054 3,25 4,63 KK5 82 0,045 0,067 3,31 4,22 KK6 88,2 0,052 0,07 2,56 10,5 KK7 89,5 0,061 0,058 2,57 9,51 KK8 85,6 0,082 0,06 3,21 7,12 KK9 75 0,063 0,058 2,87 5,2 KK10 73 0,042 0,077 2,68 5,1 KK11 70 0,036 0,06 2,86 3,4 3733/2002/QĐ-BYT 85 5 5 20 4 Nguồn: [10][13][14] Chú thích các vị trí lấy mẫu:

- KK1: Tại lòng moong khai thác. Tọa độ X: 425798,67; Y: 2390688,05;

- KK2: Phía Bắc bờ moong khai thác. Tọa độ X: 425791,35; Y: 2390936,93;

- KK3: Phía Đông bờ moong khai thác. Tọa độ X: 426289,1; Y: 2390651,45;

- KK4: Trên đường vận chuyển phía Tây mỏ, sát miệng moong. Tọa độ X: 425612,01; Y: 2390739,29;

- KK5: Tại miệng moong khai thác, phía Nam mỏ. Tọa độ X: 426018,26; Y: 2390395,26;

- KK6: Khu sàng tuyển 1, phía Đông moong khai thác. Tọa độ X: 426135,38; Y: 2390633,15;

- KK7: Trên đường vận chuyển phía Đông Nam moong khai thác. Tọa độ X: 425553,46; Y: 2389912,15;

- KK8: Đỉnh bãi thải phía Nam. Tọa độ X: 425202,1; Y: 2389923,13;

- KK9: Phía Tây của bãi thải Nam, ven đường vận chuyển đất đá. Tọa độ X: 424817,81; Y: 2390666,09;

- KK10: Đỉnh bãi thải phía Tây. Tọa độ X: 425868,21; Y: 2390409,9;

- KK11: Mặt bằng cửa hầm lò. Tọa độ X: 426029,24; Y: 2390962,55;

Qua bảng kết quả phân tích 3.1 cho thấy môi trường không khí trong phạm vi khu vực khai thác của mỏ than Khánh Hòa có dấu hiệu ô nhiễm tiếng ồn và bụi, các

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than khánh hòa, tỉnh thái nguyên (Trang 41)