Tư vấn nghề

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 25)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.6. Tư vấn nghề

Là lời khuyên bằng lời hoặc các tài liệu có liên quan tới sự lựa chọn nghề của những nhà chuyên môn trên cơ sở những tư liệu do chuẩn đoán nghề mang lại.

cầu của một cá nhân hay của một nhóm người muốn hiểu biết về một đối tượng hoạt động nghề mà họ chưa có điều kiện tiếp cận một cách cặn kẽ và hoàn chỉnh.

Như vậy, tư vấn nghề cũng có thể được hiểu như một hoạt động thông tin nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết về nghề và hoạt động nghề, lĩnh vực nghề riêng biệt.

Tư vấn nghề là một hoạt động có đối tượng, trong đó chủ thể là một cá nhân hay một tổ chức có kinh nghiệm nắm vững một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nào đó. Chủ thể tư vấn là nơi thu nhận, sàng lọc, chuyển tải thông tin nghề và có khả năng ứng xử với đối tượng tư vấn (để thoả mãn những nhu cầu đối tượng ở mức độ cần thiết). Do tính phức tạp về nhu cầu của đối tượng tư vấn, chủ thể tư vấn cũng theo đó mà có thành phần xuất xứ rất đa dạng: Đó có thể là những chuyên gia xã hội học, tâm lý học, y học, những chuyên gia về thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hoá, mỹ thuật...

Đối tượng tư vấn có thể là bất cứ học sinh nào, nhóm học sinh, cha mẹ học sinh nào nếu họ có nhu cầu tư vấn.

Mối quan hệ giữa chủ thể tư vấn và đối tượng tư vấn là mối quan hệ tác động, cải biến, trong đó chủ thể tư vấn ở vị trí tạo nên sự tác động nhờ việc chuyển tải thông tin, phân tích, khuyên nhủ. Đối tượng tư vấn ở vị trí của những người được cải biến nhờ việc tiếp nhận những thông tin chưa rõ ràng hoặc thiếu hụt.

Kết quả cuối cùng của tư vấn có thể là sự chuyển biến về nhận thức và cũng có thể là sự thay đổi những quyết định lớn của cuộc đời. Song, nếu thông tin thiếu toàn diện, ứng xử của chủ thể chưa thấu tình đạt lý, có thể dẫn đối tượng tư vấn tới những nhận thức hoặc việc làm vô bổ - sự cải biến diễn ra theo chiều hướng xấu, kém hiệu quả.

Mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng thông qua nội dung trong hoạt động t ư vấn có thể được biểu hiện qua sơ đồ sau :

Sơ đồ: 1.2. Mối quan hệ giữa chủ thể và đối tƣợng trong hoạt động tƣ vấn

Đối tượng tư vấn đề xuất: Chủ thể tư vấn cung cấp:

- Nhu cầu - Ước muốn - Ý định

1.3. Vị trí, vai trò, tính chất và nhiệm vụ của quản lý giáo dục hƣớng nghiê ̣p cho ho ̣c sinh trung học phổ thông .

1.3.1. Vị trí, vai trò của quản lý giáo dục hướng nghiê ̣p .

Giáo dục hướng nghiệp là một trong những thành phần tạo thành giáo dục tổng thể nhằm hình thành và phát triển nhân cách đối với học sinh.

Quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường trung học phổ thông là một hoạt động tác động hợp lý có kế hoạch, nội dung, phương pháp, chương trình, mục đích của nhà quản lý (hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp người thay mặt hiệu trưởng quản lý lớp) đến từng học sinh, nhằm điều khiển, điều chỉnh, định hướng quá trình tự giáo dục của học sinh giúp các em lựa chọn ngành nghề phù hợp với hứng thú, năng lực, sở thích cá nhân và nhu cầu của xã hội.

Hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông, nhằm dẫn dắt học sinh hòa nhập với đội ngũ những người lao động xã hội. Hướng

- Những thông tin có liên quan

tới nhu cầu, ước muốn, ý định của đối tượng.

- Sơ bộ khẳng định sự đúng sai đối với nhu cầu của đối tượng. - Đưa ra những lời khuyên bổ ích cho đối tượng

Tôi muốn

nghiệp là quá trình điều chỉnh hứng thú nguyện vọng của học sinh trong chọn nghề, để tránh chọn nghề một cách tự phát. Hướng nghiệp còn là việc cung cấp kiến thức, hình thành một số kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh để các em có thể tiếp tục học tập và hành nghề trong tương lai.

Đối với từng cá nhân học sinh, hướng nghiệp giúp các em có điều kiện nhìn nhận khả năng của bản thân, điều chỉnh xu hướng chọn nghề và chọn được một nghề phù hợp với năng lực và hứng thú của mình.

Đối với xã hội, hướng nghiệp giúp vào việc phân công lao động, sử dụng nguồn nhân lực một cách tối ưu, đào tạo một đội ngũ đồng bộ những người lao động phù hợp với cơ cấu lao động xã hội ở từng thời kỳ, để phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội.

1.3.2. Tính chấ t củ a quản lý giáo dục hướng nghiê ̣p .

* Quản lý giáo dục hướng nghiệp có tính chất xã hội rộng rãi:

Để tiến hành công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đòi hỏi phải có sự tham gia của nhà trường, gia đình, nhà máy và các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội khác cùng hợp tác với nhau. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng không thể riêng một cơ quan nào đảm nhiệm giáo dục hướng nghiệp mà đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Tính chất xã hội của quản lý giáo dục hướng nghiệp còn được thể hiện trong tính chất hai mặt của bản chất vấn đề hướng nghiệp. Một mặt nó phản ánh những quy luật chung của sự vận hành và phát triển một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, mặt khác phản ánh những quy luật hoàn thành con người và các quy tắc hành vi của mỗi cá nhân có chú ý đến những đặc điểm nhân cách của từng con người cụ thể.

từ những năm học ở trường phổ thông đến quá trình học nghề và hành nghề của con người ở tất cả các giai đoạn:

Nguyện vọng của mỗi cá nhân không phải lúc nào cũng phù hợp ngay với yêu cầu của xã hội, hơn nữa nguyện vọng, năng lực và yếu tố tâm lý của con người nhất là lứa tuổi học sinh luôn biến đổi và có khả năng biến đổi lớn dưới sự tác động của quá trình giáo dục và rèn luyện, cho nên quá trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh phải là quá trình quan sát theo dõi, phát hiện, bồi dưỡng tri thức, kỹ năng thực hành và thái độ lao động cần thiết; quá trình củng cố sức khỏe và khả năng tâm, sinh lý để định hướng nghề cho học sinh.

Quá trình hướng nghiệp cho học sinh không chỉ kết thúc ở bậc phổ thông mà còn tiếp tục trong trường dạy nghề, trường THCN, trường cao đẳng, đại học. Với quan điểm hướng nghiệp là một quá trình giáo dục liên tục với mục đích cuối cùng là đào tạo thế hệ trẻ trở thành người lao động có nhiều công trình đóng góp xây dựng xã hội theo chuyên môn của mình; là thời kỳ chuyển dần từ học sinh thành cán bộ, thành nhà quản lý hoặc kỹ thuật viên bậc cao hoặc công nhân lành nghề. Thời kỳ này còn gọi là thời kỳ thích ứng nghề với mục đích và nội dung đào tạo nghề nghiệp, giáo dục lòng yêu nghề, lòng tự hào về đất nước, tính cần cù sáng tạo và kỷ luật lao động, tính tổ chức, tính tập thể, …

Hơn nữa, cơ cấu nghề nghiệp xã hội luôn thay đổi dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỹ thuật và kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân, cho nên công tác hướng nghiệp luôn cần thiết đối với tất cả những người đang tham gia lao động sản xuất để tăng cường sự phù hợp nghề, giảm bớt tối đa hiện tượng chuyển đổi nghề.

Quá trình hướng nghiệp trên bình diện xã hội được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ: 1.3. Quá trình hƣớng nghiệp

1.3.3. Nhiệm vụ quản lý giáo dục hướng nghiê ̣p cho học sinh trung học phổ thông .

Nhiệm vụ đầu tiên là qua hướng nghiệp, giúp các em được làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ở ngay địa phương mình. Nhiệm vụ này được thể hiện trong suốt những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ đó giúp các em có điều kiện tìm hiểu nghề trong xã hội (đặc biệt là nghề của địa phương). Từ sự làm quen này, sẽ giúp cho các bạn trẻ trả lời câu hỏi: Trong giai đoạn hiện nay, những nghề nào đang cần phát triển nhất, thái độ đối với nghề như thế nào là đúng, v.v.. Đồng thời, học sinh còn phải biết những yêu cầu tâm sinh lý mà nghề đặt ra, những điều kiện vào học nghề v.v… Tóm lại, nhiệm vụ thứ nhất là hình thành ở học sinh những biểu tượng đúng đắn về những nghề cần phát triển.

Nhiệm vụ thứ hai là hướng dẫn phát triển hứng thú nghề nghiệp: Trong quá trình tìm hiểu nghề, ở học sinh sẽ xuất hiện và phát triển hứng thú nghề nghiệp. Em học sinh này thích nông nghiệp, em khác thích công nghiệp, có em lại chỉ chú ý đến nghệ thuật, v.v.. Người làm hướng nghiệp

Đào tạo lại

Thích ứng nghề Học nghề Phù hợp nghề Hành nghề Bồi dưỡng Đào tạo lại Bồi dưỡng Định hướng nghề Chọn nghề Thích ứng nghề Học nghề Phù hợp nghề Hành nghề

sẽ hướng dẫn sự phát triển hứng thú của các em trên cơ sở phân tích những đặc điểm, những điều kiện, những hoàn cảnh riêng của từng em một. Hứng thú là một động lực hết sức quan trọng để con người gắn bó với nghề, vì vậy hứng thú được coi như một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù hợp nghề của con người. Ở một số nước, người ta đề ra nguyên tắc: Không bố trí vào nghề nếu không có hứng thú với nghề. Trên quan điểm chủ nghĩa nhân đạo cũng như quan điểm tâm lý học, nguyên tắc đó là đúng, song việc giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị có ý nghĩa đối với sự hình thành và phát triển hứng thú. Trong xã hội, không ít nghề ở ngoài sự định hướng của học sinh, nhưng khi thấy được hết tầm quan trọng của một nghề, có những học sinh đã dứt khoát chọn nghề ấy và cảm thấy thoải mái hoặc hài lòng với sự lựa chọn của mình, từ đó nảy nở hứng thú với nghề.

Nhiệm vụ thứ ba là giúp học sinh hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng: Người ta chỉ có thể yên tâm sống lâu dài với nghề nếu họ có năng lực chuyên môn thực sự, đóng góp được sức lực, trí tuệ một cách hữu hiệu với nghề của mình. Xét đến cùng, ai cũng muốn có năng suất lao động cao, có uy tín trong lao động nghề nghiệp; mặt khác, nghề nghiệp cũng không chấp nhận những người thiếu năng lực. Vì vậy, trong quá trình hướng nghiệp, phải tạo điều kiện sao cho học sinh hình thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã có. Đối với học sinh phổ thông, con đường hình thành năng lực nghề nghiệp là tổ chức lao động sản xuất kết hợp với dạy nghề, học sinh sẽ được thử sức trong các hình thức hoạt động nói trên, từ đó năng lực nghề nghiệp sẽ nảy nở và phát triển.

Nhiệm vụ cuối cùng của hướng nghiệp là giáo dục cho học sinh thái độ lao động, ý thức tôn trọng người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công… Đây là những phẩm chất nhân cách

không thể thiếu được ở người lao động trong xã hội của chúng ta. Có thể coi đây là nhiệm vụ giáo dục đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, là nhiệm vụ chủ yếu đối với thế hệ trẻ. Cùng với các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ này góp phần vào việc làm cho những phẩm chất nhân cách của người lao động được hài hòa và cân đối.

Tóm lại, hướng nghiệp có mục đích cơ bản là hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào các ngành nghề mà đất nước hay ở từng địa phương đang cần. Quá trình giáo dục hướng nghiệp phải làm cho học sinh có những hiểu biết cần thiết về thị trường lao động, biết cách lựa chọn nghề nghiệp có cơ sở khoa học, được làm quen với nghề để có hứng thú và thái độ đúng đắn, yêu quý nghề, điều quan trọng là học sinh có được tình cảm, thói quen lao động để tiến tới có thể biết làm một số nghề truyền thống, nghề thông dụng đang cần duy trì và phát triển ở địa phương.

1.4. Nội dung quản lý giáo dục hƣớng nghiê ̣p trong nhà trƣờng trung học phổ thông.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp là một trong các nội dung quản lý của hiệu trưởng trong nhà trường trung học phổ thông bao gồm các nội dung sau :

- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và trang thiết bị trong nhà trường nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh, trong đó có giáo dục hướng nghiệp. Quản lý tốt không đơn thuần chỉ là bảo quản tốt cơ sở vật chất, mà phải phát huy tốt năng lực của chúng cho việc dạy học và giáo dục, đồng thời huy động từ các lực lượng xã hội, trang bị những thiết bị mới, có giá trị đảm bảo cho công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.

- Quản lý tốt nguồn tài chính trong nhà trường, đồng thời huy động nguồn tài chính ngoài nhà trường nhằm trang bị, xây dựng mới cơ sở vật

chất phục vụ tốt công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường.

- Tổ chức tốt đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác GDHN giáo viên phụ trách tư vấn học đường đủ về chất lượng và số lượng, đáp ứng công tác giảng dạy và tư vấn hướng nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời quản lý tốt giáo viên và tập thể học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình giáo dục hướng nghiệp trong giờ chính khoá và ngoại khóa.

- Thực hiện đúng, đủ chương trình, thời gian, chất lượng giáo dục hướng nghiệp phù hợp với tình hình phát triển ngành nghề của địa phương, bảo đảm nghiêm túc, có phương pháp, đúng chương trình và giáo trình hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo. Có biện pháp quản lý, theo dõi và kiểm tra, thanh tra kịp thời, tư vấn, uốn nắn để công tác GDHN đạt hiệu quả cao.

1.5. Các con đƣờng quản lý giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông.

1.5.1. Hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy học các môn văn hóa.

Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống, tham gia lao động sản xuất và đào tạo nghề, nhà trường không những cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học tự nhiên và xã hội, mà còn cung cấp những tri thức chung nhất về các ngành nghề trong xã hội. Những kiến thức cần thiết và tối thiểu của những ngành, nghề lại chứa đựng trong nội dung các môn học. Vì vậy, thông qua các môn học nhằm khai thác giữa chúng với các ngành, nghề là một trong những biện pháp hướng nghiệp rất quan trọng. Quá trình đó làm cho nội dung bài giảng gắn liền với cuộc sống, mở rộng nhãn quan nghề nghiệp của học sinh, kích thích cho học sinh hăng say học tập. Do đó, hướng nghiệp qua các môn học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Hướng nghiệp qua các môn học, trước hết gắn việc truyền thụ kiến thức cơ bản của các môn học với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức lý tưởng nghề nghiệp cho thanh niên. Đây là yêu cầu rất quan trọng để giáo dục lẽ sống, là cơ sở để xác định mục đích chọn nghề của thanh niên. Tùy thuộc vào nội dung giảng dạy, các môn học phải có trách nhiệm hướng vào yêu cầu này, đặc biệt các môn khoa học xã hội.

Ý nghĩa hướng nghiệp của công tác giáo dục tư tưởng chính trị qua các

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)