thêm nhân lực công nghệ tong tin đáp ứng với các yêu cầu thực hiện quy trình đổi mới hiện đại.
-Thực hiện phối hợp giữa Cục Hải quan Hải Phòng với các đơn vị trong và ngoài ngành để tăng tính tự động, xử lý của hệ thống. Phối hợp tích cực, chặt chẽ hơn nữa giữa các Bộ, Ngành liên quan để sớm hoàn thiện việc mã hóa và cấp phép cho các mặt hàng chuyên ngành để tích hợp vào hệ thống.
-Phát triển mối quan hệ đối tác giữa cơ quant hải quan và cộng đồng doanh nghiệp. Cơ quan hải quant tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, vận động các doanh nghiệp đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử, tiến hành rà soát, phân loại các doanh nghiệp để lập danh sách các doanh nghiệp chấp hành tốt để tiếp tục triển khai mở rộng. Cục Hải quan phải lập ra một nhóm hỗ trợ doanh nghiệp, giải quyết những vướng mắc, những vấn đề phát sinh khi các doanh nghiệp tham gia khai báo thủ tục hải quan điện tử. Họ bao gồm những cán bộ hải quan vững về chuyên môn nghiệp vụ,thành thạo tin học, công nghệ thông tin thường trực và cơ động đến các doanh nghiệp.
Nâng cấp trang Web của Cục Hải quan, tạo diễn đàn trao đổi/hỏi đáp giữa Hải quan và Doanh nghiệp, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp.
-Các doanh nghiệp cần trang bị các thiết bị, hệ thống mạng tương thích với cơ quan hải quan để tiến hành khai báo, tiếp nhân thông tin dễ dàng.
3. Một số đề xuất, kiến nghị để đẩy mạnh việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử quan điện tử
3.1. Với Chính Phủ
- Chính phủ trang bị hạ tầng kỹ thuật và pháp lý liên quan đến giao dịch điện tử, điện tử hóa các loại hồ sơ, chứng từ, cung cấp chữ ký điện tử, kết
nối trao đổi thông tin giữa các Bộ, Ngành…nhằm đẩy nhanh lộ trình triển khai Chính phủ điện tử.
- Ra quyết định, chỉ đạo các Bộ, Ngành phối hợp chặt chẽ với Bộ tài chính và Tổng cục Hải quan trong việc mã hóa và cấp phép theo danh mục HS, tiến hành kết nối thông tin với Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan để thuận lợi cho việc quản lý, phối hợp giải quyết thủ tục thuận tiện hơn.
- Ban hành các chính sách tạo thuận lợi cho Đại lý hải quan, cho các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan, động viên, khuyến khích doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia thủ tục hải quan điện tử.
3.2. Với Bộ tài chính
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ: Cục tin học & Thống kê tài chính, Vụ tài vụ, Tổng cục thuế, kho bạc nhà nước… phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan nhằm triển khai nhanh các dự án hiện đại hóa trong ngành theo hướng tốt nhất, hỗ trợ tốt nhất cho công tác triển khai thủ tục hải quan điện tử, thu nộp thuế điện tử…
- Nhanh chóng xét duyệt các dự án nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật cần thiết cho các Cục hải quan mở rộng triển khai thủ tục hải quan điện tử.
- Đẩy nhanh việc hình thành một mô hình quản lý hải quan chuẩn mực, tiếp thu những thành tựu của các nước tiên tiến trên cơ sở thực tiễn của Hải quan Việt Nam, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao mức độ tự động, tiếp nhận và xử lý thông tin, hồ sơ điên tử.
3.3.Với Tổng cục Hải quan
- Bổ sung và điều chỉnh một số quy định nghiệp vụ, phần mềm chương trình chưa thực sự hiệu quả trong thời gian thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, đẩy mạnh hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu, tích hợp thông tin, thực hiện ưu tiên phân luồng và quản lý rủi ro đảm bảo minh bạch, rõ ràng.
- Mở rộng các chế độ ưu đãi, tạo thuận lợi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Đại lý Hải quan trong khai báo, giải quyết các vướng mắc trong quá trình làm
thủ tục hải quan điện tử nhằm tăng số lượng các lô hàng làm thủ tục hải quan điện tử.
- Xác định rõ trách nhiệm của C-VAN, doanh nghiệp, cơ quan hải quan trong triển khai thủ tục hải quan điện tử để tạo triển khai đồng bộ, kịp thời, thực hiện nhanh chóng cho việc thông quan hàng hóa. Thiết kế phần mềm làm thủ tục cho phương tiện xuất nhập cảnh.
- Hỗ trợ Cục Hải quan Hải Phòng xây dựng trụ sở, các khu kiểm tra hàng hóa tập trung, trang bị hệ thong máy soi container cố định, di động, camera giám sát, hoàn thiện hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu, phần mềm…để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành mô hình thông quan điện tử tập trung.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, một tổ chức hải quan kém hiệu quả có thể trở thành một rào cản vô hình đối với nền kinh tế của một quốc gia. Vì vậy, việc cải cách hải quan ở Việt Nam hiện nay mang tính cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tăng trưởng thương mại quốc tế trong nền kinh tế thế giới. Việc ứng dụng mô hình thủ tục hải quan điện tử là một bước đi đúng để hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hải quan cũng như toàn bộ nền kinh tề của Việt Nam ta, là bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Thông qua những phân tích, đánh giá nêu trên, em cũng xin đưa ra một nhận xét để tránh những quan niệm sai lầm của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đó là việc ứng dụng thủ tục hải quan, tiến hành thông quan điện tử không phải là ưu đãi về thuế hay thủ tục mà là sự thay đổi về phương pháp quản lý.Chuyển đổi từ phương thức quản lý thủ công sang quản lý bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại. Điều đó tạo thuận lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp cũng như đối với cơ quant hải quan.
Với đề tài này, em hy vọng sẽ góp thêm ý kiến của mình để thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử được hiệu quả, góp phần vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính, đơn giản và hài hòa hóa thủ tục hải qua , giúp cho ngành hải quan nước ta tương thích với hải quan các nước trên thế giới và phù hợp với tiến trình hội nhập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web Hải quan Việt Nam -www.customs.gov.vn
2. Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng -www.haiphong.gov.vn 3. Trang web Hải quan tỉnh Quảng Ninh -www.quangninhcustoms.vn 4. Các trang web: www.tuoitre.vn
www.tapchitaichinh.vn www.nhandan.com.vn
5. Quyết định số 1820/QĐ-TCHQ ngày 28/07/2010 do Tổng cục Hải quan ban hành
6. Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 do Tổng cục Hải quan ban hành
7. Thông tư số 222/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử
8. Thông tư số 79/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính
MỤC LỤC