3. Đánh giá về việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Hải Phòng
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ ĐẨY MẠNH VIỆC ỨNG DỤNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
ỨNG DỤNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
1.Định hướng của Chính Phủ đối với việc ứng dụng hải quan điện tử ở Việt Nam
Tổng cục Hải quan đã khẳng định rằng nhiệm vụ thực hiện mô hình thủ tục hải quan điện tử nói chung không chỉ là yêu cầu đối với ngành hải quan mà còn nằm trong chiến lược Chính phủ điện tử mà Chính phủ đang triển khai, vì vậy cần phải đẩy mạnh vai trò tiên phong của ngành trong lĩnh vực này. Trên thực tế hiện nay mô hình này mới được ứng dụng và hướng tới mục tiêu quản lý ở cấp cục, chưa triển khai được trên toàn quốc, lãnh đạo Tổng cục sẽ có trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo thí điểm hải quan điện tử đến khi nào có thể triển khai mở rộng trên địa bàn toàn cục.
Chính phủ có quyết định hoàn thành thời gian thí điểm thủ tục hải quan điện tử đến hết năm 2011. Vì vậy:
•Ngành Hải quan đã đặt mục tiêu nâng tỉ trọng kim ngạch thực hiện thủ tục hải quan điện tử đạt 80% trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, 50% số lượng tờ khai thực hiện được là hình thức khai điện tử.
•Trong thời gian tới, đối tượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ không còn hạn chế mà được mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu tham gia làm thủ tục hải quan điện tử.
•Hiện nay, Hải quan Việt Nam đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 03 loại hình là hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài hoặc gia công tại nước ngoài và hàng hoá sản xuất xuất khẩu tại chỗ. Đến năm 2011, ngành hải quan sẽ cố gắng triển khai ứng dụng hải quan điện tử cho tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo
loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài hoặc gia công ở nước ngoài; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư; hàng hóa đưa vào kho ngoại quant; hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ; hàng hóa xuất khẩu bị trả lại; hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu; hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp được ưu tiên đặc biệt.
•Tích cực cải tiến công nghệ, đảm bảo cho hệ thống thủ tục hải quan được tích hợp đầy đủ các chức năng xử lý tờ khai hải quan điện tử, các giấy pháp điện tử, thanh toán điện tử…với mục tiêu đưa thủ tục hải quan điện tử trở thành một phương thức phổ biến tại những địa bàn trọng điểm có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, hạn chế sử dụng thủ tục hải quan truyền thống. Đồng thời, Tổng cục Hải quan sẽ triển khai mở rộng áp dụng thủ tục hải quan điện tử cả về chiều rộng (địa bàn) cả về chiều sâu (đối tượng và loại hình). Khi mở rộng như vậy, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ do các Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện thay cho Chi cục Hải quan điện tử như trước. Tổng cục Hải quan sẽ quy hoạch lại hệ thống các Chi cục đảm bảo thuận tiện cho doanh nghiệp tham gia đồng thời phù hợp với địa bàn hoạt động, tập trung được nguồn lực, phát huy được thế mạnh của hệ thống thông quan điện tử. Tháng 5/2010, Cục hải quan Hải Phòng vừa quyết định đổi tên Chi cục Hải quan điện tử Hải Phòng thành Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ nhằm đáp ứng thủ tục hải quan điện tử khu vực này.Việc thành lập Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ thực hiện thông quant hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh là hết sức cần thiết đối với cảng biển Hải Phòng đồng thời cũng là cơ sở để nâng cấp thành Cục Hải quan điện tử Hải Phòng.
•Tổng cục Hải quan đã tổ chức, giới thiệu về mô hình thủ tục hải quan điện tử cho các Cục hải quan địa phương, xây dựng cơ sở, vật chất kỹ thuật,
đào tạo cán bộ để triển khai ứng dụng mô hình vào thực tế. Những Cục hải quan tỉnh, thành phố đã được thí điểm thủ tục hải quan điện tử cần chuẩn bị, sẵn sàng thực hiện thủ tục hải quan điện tử còn những Cục hải quan khác cần đẩy mạnh việc tiếp nhận khai hải quan từ xa, qua mạng để làm tiền đề mở rộng sang thủ tục hải quan điện tử
•Trong thời gian triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử, mô hình làm việc, xử lý dữ liệu sẽ chia thành 3 khối:
• Để thực hiện thành công thủ tục hải quan điện tử, một điều rất quan trọng đó là cần phải tập trung hóa hệ thống công nghệ thông tin. Công việc này sẽ giúp đảm bảo tập trung hóa thông tin phục vụ cho xử lý thông quan, giảm phí tổn đầu tư cho nhiều trung tâm, tập trung được nguồn lực vận hành mô hình, đảm bảo an toàn cho hệ thống,
• Do thời điểm ứng dụng thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam muộn hơn so với mặt bằng chung các nước trong khu vực, công nghệ còn yếu kém cần từng bước hoàn thiện nên Hải quan Việt Nam đặt mục tiêu tới năm
2015 thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ đạt trình độ ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại thời điểm 2010. Để đạt được kết quả như vậy, đòi hỏi ngành hải quan phải tiếp tục triển khai mô hình thủ tục hải quan điện tử, triển khai thí điểm hệ thống thanh toán điện tử và Manifest điện tử để kết nối với hệ thống thông quan điện tử.
Trải qua một quá trình ứng dụng thủ tục hải quan điện tử từ năm 2005 tới nay, với những nỗ lực, cố gắng cả về con người và điều kiện cơ sở vật chất, khắc phục khó khăn cả về chủ quant và khách quan, Cục Hải quan Hải Phòng đã thu được nhiều kết quả to lớn tạo điều kiện cho mở rộng, phát triển nền kinh tế ngoại thương, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cục Hải quant Hải Phòng định hướng mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử sẽ triển khai rộng rãi tại 9 Chi cục hải quan trực thuộc gồm: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng KV I, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng KV II, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng KV III, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ, Chi cục Hải quan khu chế xuất và khu công nghiệp, Chi cục Hải quan đầu tư gia công, Chi cục Hải quan Hải Dương, Chi cục Hải quan Hưng Yên và chi cục Hải quan Thái Bình. Ngày 12/4/2010, Hải quan Hải Phòng đã chính thức triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng KV II. Như vậy đã có 2/9 chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan Hải Phòng ứng dụng thủ tục hải quan điện tử. Đề ra mục tiêu đến hết năm 2010, Cục Hải quan Hải Phòng đạt 50% tờ khai tham gia thủ tục hải quan điện tử - tương đương 250.000 tờ khai, đẩy mạnh công tác giám sát, tăng cường triển khai các giải pháp thu hồi nợ đọng nhằm hoàn thiện việc thí điểm thông quant điện tử 100% Chi cục, đạt chỉ tiêu thu từ 29.000-30.000 tỷ đồng, vượt mức được giao của Bộ Tài chính (24.350 tỷ đồng) gần 6.000 tỷ đồng, đào tạo được đội ngũ cán bộ công chức hải quan
phải đủ khả năng vận hành được hai quy trình thông quan truyền thống và thông quant điện tử. Lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng đôn đốc, chỉ đạo, tập trung thực hiện việc rà soát, xóa bỏ những yêu cầu không cần thiết đối với doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan, đơn giản hóa các thủ tục trong hoạt động thông quan hàng hóa.