Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của các công ty bảo bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam (Trang 46)

b. Hoạt động đầu tư của các công ty BHNT theo nội dung đầu tư

2.4.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, hoạt động của các doanh nghiệp BHNT cũng còn nhiều hạn chế, đó là:

- Mức phí bảo hiểm không ổn định khiến khách hàng khó nắm bắt và mất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn.

- Hợp đồng bảo hiểm:

+ Số lượng hợp đồng khai thác mới giảm trong khi số lượng hợp đồng hủy bỏ vẫn ở mức cao. Điều này một phần xuất phát từ phía doanh nghiệp BH có thể là do sản phẩm và dịch vụ chưa thực sự phù hợp, năng lực doanh ngiệp còn hạn chế…

+ Các điều khoản trong hợp đồng BHNT còn chưa rõ ràng. Ví dụ như các DNBH kinh doanh BHNT trong điều khoản bảo hiểm đều thỏa thuận cung cấp cho khách hàng 1 số quyền lợi như duy trì hợp đồng bảo hiểm với STBH giảm dần, chuyển đổi thành hợp đồng khác đã trả phí một lần…Tuy nhiên, những thỏa thuận này thường được hiểu là những ưu đãi của doanh nghiệp bảo hiểm cho khách hàng chứ không phải quyền lợi chính đáng của bên mua bảo hiểm được pháp luật đảm bảo. Nguyên nhân là do Luật về hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng BHNT nói riêng còn khá nhiều bất cập, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Điều khoản mẫu trong hợp đồng BHNT đã làm giảm đi khả năng lựa chọn của bên mua bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm “chỉ có thể mua những gì đang có, không thể mua những gì đang thật sự cần”. Và với ưu thế là bên soạn thảo các điều khoản mẫu hợp đồng, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nói chung chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.

- Xuất hiện nhiều đại lý hoạt động không hiệu quả, hoạt động ngoài phạm vi cho phép và trái với quy định của pháp luật gây lãng phí nguồn kinh phí đào tạo của các DNBH. Hiện nay trên thị trường thống kê được có hơn 500 đại lý ma hiện đang tồn tại và hoạt động.

- Một số doanh nghiệp mải chạy theo doanh thu, thị phần nên đưa ra nhiều kênh phân phối mà không chú ý đến chất lượng. Đặc biệt là tại các đại lý, việc nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo, quản lý và sử dụng đại lý chưa được chú trọng đúng mức. Công tác kiểm tra giám sát hoạt động của đại lý BHNT chưa thường xuyên. Chính vì vậy

khi đại lý có những vi phạm thì DNBH chưa xử lý kịp thời, ảnh hưởng đến uy tín của DNBH.

- Các vụ trục lợi bảo hiểm (khai tăng số tiền tổn thất trong vụ tai nạn, kê khai thông tin khách hàng không đầy đủ hoặc khai sai, khai khống tai nạn của người tham gia bảo hiểm…) vẫn còn tồn tại nhiều. Điều này cũng cho thấy chất lượng khai thác và công tác giám định bồi thường của các doanh nghiệp BHNT chưa được tốt, còn có các đại lý và môi giới hoạt động không đúng chức năng cua mình.

- Hoạt động đầu tư:

• Về cơ cấu đầu tư và xu hướng đầu tư

+ Đầu tư dưới hình thức gửi tiền còn chiếm tỷ lệ cao

+ Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư ngắn hạn trong tổng vốn đầu tư cao

Qui mô vốn đầu tư ngành BHNT VN tăng lên rất nhanh nhưng cơ cấu đầu tư còn đơn điệu, hơn 90% vốn đầu tư vào tiền gởi và TPCP. Với cơ cấu đầu tư như trên đã đảm bảo đựơc nguyên tắc an toàn nhưng cái giá phải trả là hiệu quả đầu tư quá thấp. Điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm BHNT VN kém hơn so với các sản phẩm tài chính khác trên thị trường.

• Về hiệu quả đầu tư:

Hiệu quả đầu tư còn khiêm tốn do các DN BHNT đầu tư chủ yếu dưới hình thức gián tiếp là gửi tiền ngân hàng. Với cơ cấu đầu tư như trên thì có lãi nhưng còn thấp xa so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Điều này đã ảnh hưởng đến kinh doanh bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nhân thọ.

• Về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư:

Nhìn chung các doanh nghiệp BHNT chưa chuyên môn hóa cao trong đầu tư và chưa đánh giá đúng vai trò to lớn của công tác đầu tư trong bảo hiểm. Nguyên nhân là

các doanh nghiệp bảo hiểm chưa có tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, hoạt động đầu tư chưa tập trung mà còn khá phân tán.Vì vậy các doanh nghiệp, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư về tổ chức cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ; sớm xây dựng đội ngũ các chuyên gia về đầu tư... Trước mắt, cần khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm có đủ tiêu chuẩn “thành lập quỹ đầu tư, quỹ tín thác và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật”.

- Các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn tiếp diễn, gây tổn thất cho bản thân các doanh nghiệp trong ngành cũng như là những người tiêu dùng trên thị trường.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp BHNT ở Việt Nam là doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp này có chiến lược chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần bảo hiểm bằng nhiều hình thức, trong đó có quảng cáo, tiếp thị và chấp nhận lỗ kỹ thuật trong thời gian dài (thậm chí hơn 5 năm). Chiến lược của các công ty nước ngoài mạnh về tiềm lực tài chính này tạo ra sự cạnh tranh không cân sức nhưng được phép với các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại. Chính sức ép cạnh tranh khốc liệt này đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường BHNT.

Nhiều doanh nghiệp đua nhau hạ phí, mở rộng quá mức quyền lợi bảo hiểm mà không tính đến hiệu quả kinh doanh. Hậu quả của cách làm này là công ty phải bù lỗ nếu tái bảo hiểm. Hạ phí quá mức sẽ gây rủi ro cho chính công ty bảo hiểm bởi trong trường hợp nếu có rủi ro xảy ra, tổn thất lớn vượt quá khả năng thanh toán, hơn nữa lại không được tái bảo hiểm, các doanh nghiệp này sẽ phải chịu toàn bộ tổn thất.

Còn tồn tại những hành động cạnh tranh thiếu tính chuyên nghiệp bằng cách dùng các mối quan hệ để gạt các đối thủ tiếp cận khai thác dịch vụ. Những hành động phi cạnh tranh nói trên không chỉ khiến phí khai thác dịch vụ bảo hiểm chủ yếu tập trung vào một doanh nghiệp trong một ngành, một lĩnh vực, mà còn gây nên tình trạng chia cắt trên thị trường. Thực tế này là một trong những nguyên nhân của việc thị trường bảo hiểm nói

chung và BHNT Việt Nam nói riêng không thể phát triển lành mạnh gắn liền với sự vận động của các quy luật giá trị, quy luật cung – cầu trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của các công ty bảo bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w