Hoạt động cạnh tranh

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của các công ty bảo bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam (Trang 42)

b. Hoạt động đầu tư của các công ty BHNT theo nội dung đầu tư

2.3.6. Hoạt động cạnh tranh

Với số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tham gia vào thị trường ngày càng đông như hiện nay đã làm cho thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam luôn có sự cạnh tranh gay gắt (cạnh tranh về sản phẩm, kênh phân phối, dịch vụ khách hàng. đầu tư...). Quá trình cạnh tranh diễn ra liên tục, thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ liên tục thay đổi, thị trường bảo hiểm phát triển và sôi động cũng làm cho chất lượng dịch vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng được chú trọng và tăng cao.

- Các sản phẩm bổ trợ ra đời và bổ sung cho các sảm phẩm chính. Ví dụ như sản phẩm An Tâm Thượng Lộ của AIA có sản phẩm bổ trợ là Bảo hiểm tử vong và thương tật do tai nạn, Fubon Life có 2 sản phẩm hỗ trợ hiện nay là Phúc Bảo bổ trợ tử kỳ và Phúc Bảo bổ trợ tử kỳ do tai nạn,…

- Các công cụ quảng cáo được các công ty BHNT gia tăng sử dụng. Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo chí,…là lựa chọn đầu tiên của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn sử dụng các câu khẩu hiệu nhanh chóng đi vào tâm trí khách hàng, như “Bảo Việt vì tương lai đất Việt” của Bảo Việt nhân thọ hay với Prudential là “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”…

- Các hoạt động vì cộng đồng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ví dụ như chương trình tặng mũ bảo hiểm cho học sinh phổ thông của AIA, ủng hộ quỹ vì người nghèo của Bảo Việt, Prudential..và các dịch vụ tặng quà, gửi thiệp chúc mừng sinh nhật tới khách hàng…

- Chiến lược giành nhân lực mới là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất của các công ty bảo hiểm, nhất là các công ty nước ngoài, nhằm khai thác thị trường Việt Nam. Sự thay đổi nhân sự ở các công ty bảo hiểm đến nay vẫn diễn ra một cách chóng mặt, không phải nhân viên bỏ việc, mà lời mời ở các công ty bảo hiểm mới vào thị trường quá hấp dẫn. Mộts ố công ty có cả chiến lược “giành” người. Nhất là những người đã có kinh nghiệm, được “chiêu mộ” với mức lương cao gấp nhiều lần, vị trí cũng cao hơn so với chỗ làm cũ, nên các công ty bảo hiểm cứ liên tục “chảy máu” nhân lực và tiếp tục vòng luẩn quẩn giành nhân lực.

- Cạnh tranh thông qua hình thức hạ phí bảo hiểm: Việc hạ phí bảo hiểm nhằm có được thị phần hay giành được dịch vụ không phải là hình thức cạnh tranh mới song lại đang trở thành công cụ cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Tại một số doanh nghiệp BHNT có sự cạnh tranh gay gắt với việc bán bảo hiểm gộp nhóm từ 3-5 người nhằm giảm phí.

Với tổng số 16 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (tính đến cuối năm 2013) trong đó có 1 doanh nghiệp Nhà nước, 11 doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, 1 doanh nghiệp cổ phần và 3 doanh nghiệp liên doanh. Các hoạt động cạnh tranh diễn ra rất quyết liệt kể cả với những doanh nghiệp mới bước vào thị trường. Và 2 cái tên đứng đầu hiện nay đó là Prudential và Bảo Việt Nhân thọ với mức thị phần vượt trội hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác trong thị trương BHNT.

Prudential Việt Nam

Giữ vị trí đứng đầu thị trường BHNT ở Việt Nam, với thị phần nhỉnh hơn một chút so với Bảo Việt, Prudential đã thể hiện đẳng cấp của một thương hiệu bảo hiểm nhân thọ lớn trên thế giới. Theo đánh giá của các chuyên gia, sức mạnh của một doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: nhân sự, kênh phân phối và sản phẩm. Sự phát triển ổn định của

Prudential đã được xây dựng trên nền tảng vững chắc đó. Khi đặt chân vào Việt Nam, Prudential đã xây dựng văn hóa “lắng nghe” cho nhân viên để thấu hiểu khách hàng và đó là giá trị cốt lõi xuyên suốt hoạt động của doanh nghiệp.

Để vượt lên các đối thủ, Prudential cũng đã thực hiện khác biệt hóa sản phẩm theo nhu cầu khách hàng. Prudential là doanh nghiệp đầu tiên tung ra các khoản bảo tức đặc biệt, chia lãi bổ sung, kể cả cho các hợp đồng đã đáo hạn từ lâu. Và cuối cùng, kênh phân phối đóng vai trò mở rộng thị trường và tiếp cận sâu rộng đến khách hàng. Hiện tại, sau 14 năm hoạt động, Prudential có hệ thống hơn 230 trung tâm phục vụ khách hàng, văn phòng chi nhánh và văn phòng tổng đại lý trên toàn quốc. Nếu Prudential sau nhiều năm thực hiện động thái mở rộng thị trường thông qua đại lý, tranh thủ mối quan hệ quen biết thì giờ đây, chiến lược mới của hãng là đẩy mạnh Bancassurance (một hình thức hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm để bán sản phẩm bảo hiểm).

Bảo Việt Nhân thọ

Đối thủ đáng gờm nhất của Prudential hiện nay là Bảo Việt, với thị phần khai thác mới đang theo sát nút Prudential. Năm 2013, tổng doanh thu của Bảo Việt ở lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đạt gần 8.000 tỷ đồng, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc là 6.000 tỷ đồng; doanh thu khai thác mới đạt 1.568 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2012. Mức tăng trưởng hai con số có được không chỉ từ hệ thống phân phối phục vụ khách hàng rộng khắp toàn quốc, đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, tiềm lực tài chính mà còn ở chiến lược hợp tác.

Vào năm 2012, Bảo Việt chia tay HSBC để chuyển sang đối tác chiến lược là Sumitomo Life, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn thứ 4 tại Nhật Bản. Sumitomo Life đã cam kết hỗ trợ Bảo Việt trên 4 lĩnh vực gồm: phát triển kênh phân phối, hệ thống công nghệ thông tin, sản phẩm và quản lý chất lượng. Điều này thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của mảng bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt trong dài hạn. Bảo Việt hoàn toàn có khả năng thách thức ngôi vị số 1 của Prudential nếu nhìn theo hệ thống dọc của tập đoàn này. Bảo Việt có đầy đủ từ ngân hàng, quỹ đầu tư cho đến chứng khoán, quản lý quỹ, mà đây là

những kênh phân phối rất tốt cho Bảo Việt nhân thọ. Chỉ tính riêng trong năm 2013, trong lĩnh vực Bancassurance, Bảo Việt đạt 180 tỷ đồng doanh số, tăng 28,5% so với năm 2012.

Các doanh nghiệp mới

Mặc dù hai tên tuổi lớn đã chiếm mất một nửa thị phần bảo hiểm nhân thọ, nhưng vẫn có ngày càng nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ gia nhập thị trường như Generali (năm 2011) Vietinbank – Aviva (năm 2011), PVI Sun life (năm 2013)…Công ty Bảo hiểm nhân thọ Phú Hưng ra đời vào năm 2013 đã trở thành doanh nghiệp thứ 16 hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Có vốn điều lệ 630 tỷ đồng và chỉ đưa ra hai dòng sản phẩm, thế nhưng Phú Hưng hoàn toàn tự tin về khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp đã có mặt trước đó tại Việt Nam với nền tảng cơ sở khách hàng của công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng – cổ đông chính của Phú Hưng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động của các công ty bảo bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w