PAOLO ROSSI

Một phần của tài liệu HUYỀN THOẠI VỀ CÁC HUYỀN THOẠI (Trang 56)

Bị "đá" như quả bóng!

Chưa đầy 17 tuổi, Paolo Rossi, chàng trai trẻ chuyên chơi ở vị trí trung phong cho Câu lạc bộ Cathlica Virtus, một đội bóng nhỏ của khu phố ngoại ô Florence đã thu hút sự chú ý của các nhà tuyển chọn lành nghề tới từ câu lạc bộ thành Turin.

Hợp đồng thi đấu cho Juventus nhanh chóng được ký, một điều đáng ao ước đối với bất cứ một chàng trai chưa đầy 17 tuổi nào sinh ra tại nước Ý. Nhưng đối với Paolo Rossi thì nó nhanh chóng biến thành một cơn ác mộng.

Ngay trong những mùa bóng đầu tiên thi đấu cho Juventus, khi còn chưa được chơi ở đội hình 1 của câu lạc bộ mà mới chỉ ở đội trẻ, Paolo Rossi đã dính chấn thương nặng liên tiếp. Thể hình mảnh dẻ của anh không đối chọi lại được với lối đá cương mãnh của các hậu vệ đối phương và kết quả thường là Rossi rời sân trên cáng thương. Nặng nhất là một lần bị gãy cổ tay, sau đó thêm ba lần phải phẫu thuật vết chấn thương sụn chêm ở đầu gối. Các nhà lãnh đạo của Juventus không còn kiên nhẫn được nữa. Họ mua về một người hứa hẹn sẽ trở thành ngôi sao, chứ không phải là một thương binh quen thuộc với bệnh viện hơn là sân thi đấu. Hơn thế nữa, trong đội hình Juventus, Paolo Rossi cũng rất khó để có thể cạnh tranh với những ngôi sao đang ở thời kỳ đỉnh cao phong độ khi đó đang chơi cho Juventus như Altafmi hay Anastasi.

Paolo Rossi ghi bàn đầu tiên trong trận chung kết World Cup

Thế nên đến mùa xuân năm 1975, Rossi được đưa vào danh sách các cầu thủ cần bán của Juventus. Tuy nhiên, cái giá do Juventus đưa ra quá cao, không có câu lạc bộ nào kham nổi nên cuối cùng, Juventus đành thực hiện một chiêu thức thường thấy trong làng bóng đá Ý, đó là đem Paolo Rossi cho một câu lạc bộ nào đó - chịu chi khoản tiền lương hằng năm - mượn. Câu lạc bộ đó là Como, khi ấy đang chơi ở giải hạng B. Vậy là ngày 9.11.1975, Paolo Rossi lần đầu tiên khoác áo Como ra sân thi đấu ở Serie B của nước Ý. Đó có thể coi như là trận đầu tiên Paolo Rossi thi đấu trong giải đấu chuyên nghiệp. Como thua trận và đó là điềm báo những lận đận của Paolo Rossi vẫn còn chưa chấm dứt. Trong năm đó, những vết chấn thương ở cả hai đầu gối của Paolo Rossi vẫn chưa lành hẳn và anh tiếp tục là khách hàng quen thuộc của các khoa chấn thương chỉnh hình ở bệnh viện.

Mùa hè năm sau, đến lượt Como chán nản với Palo Rossi và anh tiếp tục được Juventus chuyển cho một câu lạc bộ khác mượn! Đó là Câu lạc bộ Vicenza, một câu lạc bộ khiêm tốn nằm ở thành phố hẻo lánh Lanerossi ở miền Bắc nước Ý, cũng đang thi đấu ở Serie B như Como. Bước đột biến đã xảy ra tại đây, khi huấn luyện viên của câu lạc bộ này quyết định chuyển Paolo Rossi - đang ở vị trí tiền đạo cánh quen thuộc - chơi bó vào giữa, vị trí của một trung phong thực thụ. Chính ở vị trí mới này, Paolo Rossi đã thực sự bùng nổ. Ngay trong mùa bóng đầu tiên 1976-1977 chơi cho Vicenza, Paolo Rossi đã ghi được 21 bàn thắng cho câu lạc bộ này và đưa ngay Vicenza lên chơi ở Serie A!

Tuy nhiên, trong cuộc đua tranh với các "đại gia" có tiềm lực tài chính hùng hậu ở Serie A, Vicenza không thể nào đọ được trên những chặng đua dài đòi hỏi phải có sức bền dựa trên những đồng lire. Mùa bóng 1978-1979, Paolo Rossi vẫn tiếp tục ghi bàn đều đặn cho Vicenza. Cuối mùa bóng, con số kết toán của Paolo Rossi là 15 bàn thắng. Thế nhưng những bàn thắng đó không cứu nổi Vicenza trước sức mạnh của các đội bóng khác. Câu lạc bộ Vicenza lại tụt hạng! Khi ấy, câu lạc bộ bèn rao bán

Paolo Rossi, con gà đẻ trứng vàng của họ, với giá 5 tỉ lire, tương đương với khoảng 3 triệu bảng Anh, gấp đôi khoản tiền mà họ đã bỏ ra khi mua anh từ Juventus. Chẳng một câu lạc bộ nào, kể cả Juventus, có thể kham nổi một cái giá chuyển nhượng kỷ lục vào thời điểm lúc bấy giờ như thế. Vậy là Paolo Rossi lại một lần nữa được đem cho mượn. Tuy nhiên, Paolo Rossi từ chối tới Câu lạc bộ Napoli mà thay vào đó, anh quyết định đầu quân cho Perugia.

Totonero - bước ngoặt bi kịch

Trở về từ Argentina, Paolo Rossi tiếp tục chơi cho Vicenza và sau khi câu lạc bộ này xuống hạng, anh chuyển sang câu lạc bộ Perugia theo hợp đồng cho mượn. Rồi một bước ngoặt bi kịch đã xảy ra.

Bóng đá Ý nổi tiếng vì tên tuổi các câu lạc bộ lớn trong làng bóng đá châu Âu cũng như thế giới, nhưng bóng đá Ý cũng nổi tiếng bởi những trò gian lận, những đòn đánh sau hậu trường và cả những khoản tiền cá độ khổng lồ đã chi phối kết quả của nhiều trận đấu. Một trong

những vụ scandal nổi tiếng nhất hồi đầu thập niên 80 của thế kỷ trước chính là vụ Totonero. Ngày 30.12.1979, Câu lạc bộ Perugia của Paolo Rossi gặp Avelino. Kết quả của trận đấu này là 2-2, trong đó cả hai bàn thắng của Perugia đều do Paolo Rossi ghi.

Sau đó hai tháng, tới tháng 2.1980, bắt đầu xuất hiện những tin đồn Paolo Rossi trong màu áo Juventus

cho giới cá độ. Các nhà điều tra vào cuộc và vụ việc nhanh chóng bùng nổ thành một trong những vụ scandal lớn có nguy cơ nhấn chìm cả nền bóng đá Ý vào thảm họa, với hàng loạt những tên tuổi lớn như AC Milanvà Lazio cũng dính chấu. Cả Câu lạc bộ Perugia của Paolo Rossi cũng rơi vào vòng ngắm của các nhà điều tra. Người ta lật lại trận hòa 2-2 trong ngày cuối cùng của năm trước giữa Perugia với Avelino và Paolo Rossi bị coi là có dính líu đến kế hoạch dàn xếp tỷ số. Anh bị tố cáo là khi một cầu thủ trong đội Avelino đề nghị là trận đấu với Perugia dừng ở tỷ số hòa 2-2 thì đã trả lời: "2-2 à? Thích thì chiều!".

Tất cả những bằng chứng chỉ đến đó nhưng như thế là đủ rồi. AC Milan và Lazio cùng bị kỷ luật đánh tụt hạng. Hàng loạt cầu thủ bị kỷ luật treo giò, trong đó ngoài Paolo Rossi còn có hàng loạt những tên tuổi khác như nguyên thủ môn quốc tế Albertosi, ngôi sao trẻ đang lên Bruno Giordano... Mọi nỗ lực nhằm chống án đưa ra đều vô hiệu. Phán quyết đưa ra đối với Paolo Rossi là 3 năm treo giò và sau khi Rossi kháng án, thời hạn kỷ luật này được rút xuống còn 2 năm.

PLATINI

“Béo Mỡ”

Thuở nhỏ, bọn bạn cùng chơi bóng thường gọi Platini với biệt danh "Béo Mỡ", có lẽ do thân hình khá phục phịch của cậu. Vậy nhưng trên sân bóng, cậu bé ấy luôn là đứa chơi nổi nhất trong lũ trẻ. Rất nhiều đứa tỏ vẻ coi thường cái dáng vẻ phục phịch của

cậu nhận ra là chúng đã sai lầm thế nào khi chỉ nhìn thấy lưng cậu khi cậu đã khéo léo lừa bóng qua chúng một cách dễ dàng như lấy đồ trong túi vậy.

Không giống với các bậc kỳ tài khác trong bóng đá, chẳng hạn như Pele, cái biệt danh "Béo Mỡ" không đi cùng với Platini trong suốt cuộc đời bóng đá của danh thủ này. Nó đã tự động biến mất khi thay vào dáng vẻ phục phịch là một vẻ thanh thoát hiếm có mà Platini luôn thể hiện trên sân cỏ.

Tấn bi kịch mang tên Heysel

Platini chính là nhân tố quan trọng nhất trong chiến dịch chinh phục đỉnh cao châu Âu của Juventus trong năm 1985. Sau những trận đấu loại đầy cam go, Juventus đã vượt qua câu lạc bộ Bordeaux của Pháp ở bán kết với tỷ số thắng 3-0 lượt đi, thua 0-2 lượt về. Phía trước Platini là trận chung kết mơ ước để giành chiếc cúp C1 đầy danh giá.

Platini ghi bàn thắng vào lưới Liverpool trong trận chung kết Cúp C1 ở Heysel - Ảnh: tư liệu.

Một phần của tài liệu HUYỀN THOẠI VỀ CÁC HUYỀN THOẠI (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)