Nhóm biện pháp thứ năm: Tăng cƣờng hiệu quả giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Gia Lộc II, tỉnh Hải Dương (Trang 83)

học sinh diện rèn luyện trong hè.

Theo quy định tại Điều lệ trƣờng phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT BGD&ĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.) Những học sinh xếp loại hạnh kiểm Yếu và học lực xếp loại Tb thì phải tham gia rèn luyện thêm trong hè. Căn cứ vào kết quả rèn luyện thêm trong hè của học sinh, nhà trƣờng xem xét quyết định cho học sinh lên lớp hay ở lại lớp theo quy định. Để tăng tính hiệu quả cho học sinh diện rèn luyện thêm trong hè cần có các biện pháp, hình thức rèn luyện cụ thể giúp học sinh thay đổi đƣợc nhận thức, quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, phấn đấu thay đổi hạnh kiểm theo hƣớng tích cực. Tác giả nghiên cứu, đề xuất các yêu cầu, quy định về rèn luyện thêm trong hè cho học sinh nhƣ sau:

+ Ban Quản sinh – Thi đua phụ trách việc rèn luyện hè cho học sinh theo kế hoạch của nhà trƣờng.

+ Họp cha mẹ học sinh, học sinh diện rèn luyện trong hè sau khi kết thúc năm học. Thông báo quy định, nhiệm vụ rèn luyện hè cho cha mẹ học sinh và học sinh nắm đƣợc.

+ Sau mỗi buổi rèn luyện giáo viên phụ trách nhận xét về ý thức, thái độ của từng học sinh; học sinh phải ký xác nhận vào bảng theo dõi rèn luyện của mình.

+ Kết thúc đợt rèn luyện học sinh viết bản tự đánh giá có ý kiến của cha mẹ và xác nhận của chính quyền nơi cƣ trú.

+ Nhà trƣờng duyệt học sinh đƣợc lên lớp hay ở lại sau khi rèn luyện trong hè theo quy định.

3.2.6 .Nhóm biện pháp thứ sáu: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, đầu tư cơ sở vật chất của Hiệu trưởng trong quản lý HĐGDĐĐ

3.2.6.1. Biện pháp đôn đốc, kiểm tra, tiếp nhận thông tin phản hối

Kiểm tra đánh giá công tác giáo dục đạo đức là khâu cuối trong quá trình thực hiện quản lý giáo dục đạo đức học sinh của Hiệu trƣởng. Việc kiểm tra đánh giá có những mục đích sau:

+ Đánh giá kết quả thực hiện có đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đạo đức đã đề ra hay không?

+ Qua kiểm tra đánh giá còn giúp Hiệu trƣởng thấy đƣợc những mặt mạnh hay những mặt còn hạn chế để tiếp tục phát huy ƣu điểm, đồng thời đƣa ra đƣợc cách khắc phục, tìm biện pháp phù hợp hơn để thực hiện mục tiêu GDĐĐ đã đề ra.

+ Kiểm tra đánh giá HĐGDĐĐ giúp biểu dƣơng khen thƣởng kịp thời gƣơng ngƣời tốt, việc tốt. Phê bình, xử lý nghiêm khắc, kịp thời các hiện tƣợng vi phạm. Việc này cần thực hiện trong buổi sinh hoạt sáng thứ 2 đầu tuần trƣớc toàn trƣờng, trong các buổi sơ kết, tổng kết các đợt thi đua, học kỳ, năm học sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn với học sinh, tạo động cơ, nhu cầu để các em phấn đấu noi gƣơng

+ Cần kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá nhƣ: Kiểm tra đánh giá định kỳ, Kiểm tra đánh giá đột xuất, đánh giá kết quả theo từng hoạt động, đánh giá đạo đức thông qua kết quả học tập….

Để tăng tính hiệu quả trong việc kiểm tra đánh giá HĐGDĐĐ cho học sinh, Hiệu trƣởng duyệt việc xếp loại hạnh kiểm của GVCN các lớp vào đầu tháng. GVCN các lớp khi duyệt hạnh kiểm hàng tháng cần có báo cáo chủ nhiệm (theo mẫu), trong báo cáo nêu rõ đƣợc các nội dung thiết yếu của lớp nhƣ xếp thứ thi đua tháng, biến động về sĩ số, số HS xếp hạnh kiềm yếu, các hình thức giáo dục, các đề xuất khuyến nghị….Qua đó hiệu trƣởng nắm đƣợc sâu sát, chi tiết hiệu quả GDĐĐ của GVCN đồng thời có những biện pháp kịp thời để chấn chỉnh hoạt động này đi đúng hƣớng. Tác giả xây dựng mẫu báo cáo cho đội ngũ GVCN (chi tiết tại phụ lục 4)

3.2.6.2. Biện pháp đầu tư nhân lực, vật lực cho HĐGDĐĐ

Trong nhà trƣờng phổ thông có rất nhiều hoạt động diễn ra nhƣng tất cả các hoạt động đó dù ở cấp độ nào thì cũng cần có nguồn kinh phí và cơ sở vật chất nhất định thì mới hoạt động có hiệu quả đƣợc. Vì vậy việc đầu tƣ cơ sở vật chất, tài chính cho HĐ GDĐĐ trong và ngoài nhà trƣờng là điều vô cùng quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả của hoạt động này.

Hiệu trƣởng cần căn cứ vào cơ sở vật chất và tài chính do nhà nƣớc cung cấp hằng năm để đầu tƣ mua sắm phục vụ cho hoạt động này. Tuy nhiên với nguồn kinh phí nhƣ hiện nay thì hầu hết các trƣờng THPT đều gặp không ít khó khăn trong HĐGDĐĐ. Vì vậy cần tiến hành công tác xã hội hoá GD một cách có hiệu quả để tăng cƣờng cơ sở vật chất, kinh phí cho các hoạt động giáo dục nói chung trong đó có HĐGDĐĐ, phải làm cho các bậc cha mẹ học sinh và các cá nhân, tổ chức chính trị xã hội có nhận thức đúng đắn về giáo dục, qua đó phát huy đƣợc tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình ủng hộ, đóng góp cho HĐGDĐĐ, góp phần tích cự trong việc thự hiện mục tiêu GDĐĐ đã đề ra.

3.2.7. Nhóm biện pháp thứ bẩy: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong HĐGDĐĐ Nhà trường - Xã hội trong HĐGDĐĐ

Muốn quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh một cách hiệu quả cần có sƣ̣ kết hợp bài bản giữa giáo dục gia đình với giáo dục nhà trƣờng và giáo dục xã hội. Nhà trƣờng phải là hạt nhân, chủ động gắn kết sự phối hợp giáo dục với gia đình và xã hội. Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục trong kế hoạch GDĐĐ là một việc làm hết sức cần thiết, ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả GDĐĐ cho các em. Khi có đƣợc cơ chế phối hợp hiệu quả sẽ mang lại những thuận lợi sau:

+ Hình thành đƣợc môi trƣờng thuận lợi để giáo dục học sinh, đảm bảo đƣợc tính đồng bộ, thống nhất và liên tục trong giáo dục, đồng thời các em đƣợc nhận sự giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi, theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh,

+ Nâng cao khả năng "miễn dịch" cho các em trƣớc những tác động tiêu cực ngoài xã hội. Huy động đƣợc nhiều nguồn lực trong và ngoài nhà trƣờng phục vụ cho hoạt động giáo dục đạo đức HS.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tam giác giáo dục Gia đình - Nhà trường- Xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.7.1. Nhà trường phối hợp với Gia đình

GIA ĐÌNH XÃ HỘI NHÀ TRƢỜNG NHÂN CÁCH

+ Vào đầu năm học nhà trƣờng tổ chức họp cha mẹ học sinh theo đơn vị lớp, bầu ra trƣởng ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp.

+ Tổ chức họp Trƣởng Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp. trong cuộc họp đó tiến hành bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trƣờng, bầu Trƣởng Ban đại diện cha mẹ học sinh và các phó ban, ủy viên thƣờng trực.

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trƣờng theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và tình hình thực tế của nhà trƣờng, địa phƣơng.

+ Nhà trƣờng phổ biến kế hoạch giáo dục đạo đức cho cha mẹ học sinh, thống nhất xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trƣờng, với giáo viên chủ nhiệm, với ĐTN và các lực lƣợng xã hội khác trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

+ Ban đại diện cha mẹ học sinh phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong việc phối hợp GDĐĐ học sinh với GVCN, với nhà trƣờng, chính quyền địa phƣơng trong việc giáo dục học sinh.

+ Tổ chức họp cha mẹ học sinh vào đầu năm học, cuối học kỳ I, cuối năm học đề bàn bạc, xây dựng các biện pháp, phƣơng hƣớng thực hiện mục tiêu GDĐĐ. Trƣởng ban đại diện các lớp thƣờng xuyên liên lạc, trao đổi, phối hợp với GVCN các lớp để làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh.

+ Tổ chức tốt việc tiếp nhận thông tin giữa GVCN và cha mẹ học sinh qua trao đổi trực tiếp tại trƣờng, tại gia đình học sinh, qua điện thoại, qua sổ liên lạc, thông báo...Trƣởng ban đại diện và cha mẹ học sinh tham gia vào hội đồng khen thƣởng, kỷ luật học sinh để tăng cƣờng hiệu quả GD.

+ Tƣ vấn, tuyên truyền để cha mẹ học sinh xác định rõ gia đình có trách nhiệm hàng đầu đối với việc nuôi dƣỡng và bảo vệ các em từ lúc tuổi thơ cho đến lúc trƣởng thành. Giáo dục những giá trị, chuẩn mực xã hội cho các em đƣợc bắt đầu từ gia đình. Để phát triển toàn diện và hài hoà nhân cách của mình, các em cần phải đƣợc lớn lên trong một môi trƣờng gia đình, trong

một không khí hạnh phúc, yêu thƣơng và thông cảm. Luôn ghi nhớ lời dậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục gia đình và xã hội thì kết quả cũng không hoàn hảo”.

Nhƣ vậy giáo dục nhà trƣờng và giáo dục gia đình phải luôn gắn bó mật thiết với nhau, không thể thay thế cho nhau, nhƣng nhà trƣờng phải giữ vai trò chủ động, thông qua đội ngũ GVCN để gặp gỡ, trao đổi, tƣ vấn cho cha mẹ học sinh về phƣơng pháp, cách thức GD cũng nhƣ định hƣớng cho con em mình về tƣơng lai, về quan hệ xã hội,… nhằm đạt mục tiêu GDĐĐ mà cả nhà trƣờng và gia đình cùng hƣớng tới.

3.2.7.2. Nhà trường phối hợp với Xã hội

Thời gian các em sinh hoạt tại gia đình và tham gia các hoạt động ở ngoài xã hội chiếm 2/3 thời gian trong ngày. Để quản lý, giáo dục học sinh một cách chặt chẽ, đồng bộ trong khoảng thời gian này, nhà trƣờng cũng cần có sự phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trƣờng cần tạo mối quan hệ chặt chẽ, thƣờng xuyên với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng, các cơ quan ban ngành đoàn thể và tổ chức xã hội liên quan để quản lý và giáo dục học sinh, đặc biệt là chính quyền thôn, xóm nơi học sinh cƣ trú

Trƣớc khi nghỉ hè, Hiệu trƣởng cần quan tâm, chỉ đạo sâu sát Đoàn TN nhà trƣờng bàn giao học sinh về sinh hoạt hè cho chính quyền địa phƣơng nơi các em cƣ trú. Hiệu trƣởng cần thông báo chi tiết kế hoạch rèn luyện trong hè hay những dịp nghỉ lễ, tết dài ngày cho chính quyền các xã, thị trấn để cùng phối hợp quản lý học sinh. Đồng thời nhà trƣờng cần kết hợp chặt chẽ, hiệu quả với cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng trong việc tổ chức các hoạt động mang tính cộng đồng cho học sinh nhƣ: Tổ chức các buổi lao động công ích, dọn vệ sinh môi trƣờng, giúp đỡ gia đình chính sách, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ…

Cần có kế hoạch phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính chính trị xã hội, tuyên truyền vận động tất cả các lực lƣợng, mọi tầng lớp xây nhân dân

chung sức, đồng lòng xây dựng nếp sống văn minh, thực hiện tốt pháp luật, tích cực hƣởng ứng các phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”, xây dựng “Gia đình văn hoá”, “Khu dân cƣ văn hoá”,…tạo môi trƣờng sống lành mạnh góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa, đẩy lùi tiến tới xoá bỏ các tệ nạn xã hội, các tác động tiêu cực làm ảnh hƣởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS.

3..2.7.3. Gia đình phối hợp với Xã hội

Không chỉ phối hợp với nhà trƣờng trong giáo dục, mà gia đình cũng cần có sự phối hợp với chính quyền, đoàn thể nơi cƣ trú để quản lý và giáo dục con em mình một cách toàn diện.

Gia đình cần hƣởng ứng nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lời để con em mình tham gia các hoạt động mang tính cộng đồng tại địa phƣơng, qua đó nuôi dƣỡng và phát triển tính trách nhiệm với cộng đồng, tình làng nghĩa xóm.. trong các em.

Ông bà, cha mẹ học sinh cần sống gƣơng mẫu, hòa thuận, tích cực tham gia các hoạt động hữu ích tại địa phƣơng, luôn là tấm gƣơng đạo đức để con cháu học tập và noi theo.

Chính quyền khu dân cƣ cần có những hoạt động hữu ích và thiết thực để giáo dục đạo đức cho các em nhƣ tham gia dạy dỗ, khuyên nhủ trẻ em hƣ, động viên khuyến khích các em chăm ngoan học giỏi qua các tổ chức khuyến học, các đoàn thể., tạo ra các sân chơi lành mạnh bổ ích tại cộng đồng....tạo sự đoàn kết, nhiệt tình trách nhiệm trong mọi tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Bẩy nhóm biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức do tác giả đề xuất không phải là riêng rẽ, tách rời mà là một hệ thống gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với nhau, chúng gắn bó, tác động lẫn nhau, hỗ trợ bổ xung cho nhau để cùng đạt đƣợc mục tiêu GDĐĐ đã đề ra. Vì vậy nhà QL phải biết phối hợp

các biện pháp GDĐĐ với nhau một cách hiệu quả nhất, và không nên tuyệt đối hóa bất cứ một biện pháp nào. Có thể biểu diễn mối quan hệ của các biện pháp theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp

3.3. Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng Trung học phổ thông Gia Lộc II đƣợc đề xuất

Bẩy nhóm biện pháp quản lý HĐGDĐĐ học sinh của Hiệu trƣởng trƣờng THPT Gia Lộc II đƣợc tác giả trình bày ở phần trên là kết quả của quá trình nghiên cứu, vận dụng vào thực tế cơ sở lý luận khoa học của các môn

NBP 1: Kế hoạch hóa.. NBP 3: NBP 2 NBP 4 NBP5 NBP6 NBP7

học quản lý giáo dục mà tác giả đƣợc học tập, nghiên cứu tại trƣờng Đại học Giáo dục- ĐHQG Hà Nội.

Nhằm đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý HĐGDĐĐ học sinh của Hiệu trƣởng trƣờng THPT Gia Lộc II, tác giả dùng phƣơng pháp khảo nghiệm bằng phiếu hỏi, đối tƣợng là cán bộ quản lý, GV BM, GVCN, Cha mẹ học sinh của nhà trƣờng và một số trƣờng THPT trong địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cùng đại diện chính quyền, đoàn thể một số xã, thị trấn có học sinh học tại trƣờng. Kết quả khảo nghiệm đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Số ngƣời đƣợc hỏi:

+ Cán bộ quản lý: 8 ngƣời + GVBM, GVCN: 54 ngƣời + Bí Thƣ Đoàn trƣờng: 6 ngƣời + Cha, mẹ học sinh: 22 ngƣời

+ Phó chủ tịch phụ trách văn xã (xã, thị trấn): 10 ngƣời Tổng số 100 ngƣời tham gia cho ý kiến khảo sát

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của bẩy nhóm biện pháp quản lý HĐGDĐĐ cho học sinh của Hiệu trưởng

trường THPT Gia Lộc II, Tỉnh Hải Dương

TT Nhóm biện pháp Tính cấp thiết ( %) Tính khả thi (%) Cấp thiết Không cấp thiết Ý kiến khác Khả thi Không khả thi Ý kiến khác 1

Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh toàn trƣờng

2

Tổ chức bồi dƣỡng nhận thức, nâng cao năng lực tổ chức giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên và các lực lƣợng tham gia giáo dục đạo đức 89 6 5 85 7 8 3 Xây dựng các bƣớc giáo dục, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh 96 0 4 98 0 2 4 Xây dựng hệ thống nội quy, tiêu chí đánh giá hoạt động rèn luyện , tu dƣỡng đạo đức phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của nhà trƣờng và đối tƣợng giáo dục 91 2 7 96 2 2 5 Tăng cƣờng hiệu quả giáo dục đối với học sinh diện rèn luyện trong hè.

94 0 6 67 15 18

6

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá, đầu tƣ cơ sở vật

chất của Hiệu trƣởng trong quản lý HĐGDĐĐ

7

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Gia đình - Nhà trƣờng - Xã hội trong HĐGDĐĐ

100 0 0 65 18 17

Với kết quả khảo nghiệm thể hiện ở bảng 3.1 nêu trên, chúng ta nhận

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Gia Lộc II, tỉnh Hải Dương (Trang 83)