Mơ hình giao thức SIGTRAN

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Mạng viễn thông thế hệ mới NGN và giải pháp cho việc phát triển mạng NGN (Trang 30 - 34)

Một cấu trúc giao thức Sigtran bao gồm 3 thành phần: • Chuẩn IP

• Giao thức truyền tải báo hiệu chung, giao thức truyền dẫn điều khiển luồng (SCTP): giao thức SCTP cung cấp kết nối có định hướng khả dụng chuyển giao các bản tin của khách hàng trên một SCTP (các giao thức lớp thích ứng). Lưu ý rằng lớp SCTP thay thế cho lớp TCP.

• Lớp thích ứng: Các giao thức được định nghĩa cho lớp này là M2PA, M2UA, M3UA, IUA và SUA.

Hình 2.11: Mơ hình giao thức SIGTRAN

2.3.4. MGCB

MGCB là giao thức ở lớp ứng dụng do IETF phát triển, dùng để điều khiển các Gateway thoại từ các thiết bị điều khiển cuộc gọi MGC hoặc CA (Call Agent)

MGCP là sự bổ sung của cả hai giao thức SIP và H.323, được thiết kế đặc biệt như một giao thức bên trong giữa mạng MG và các MGC cho việc tách hóa kiens trúc Gateway. Trong đó, MGC xử lý cuộc gọi bằng việc giao tiếp với mạng IP qua truyền thông với một thiết bị báo hiệu địa chỉ giống như H.323 GK hoặc SIP server và với mạng chuyển mạch kênh qua một Gateway báo hiệu tùy chọn. MGC thực hiện đầy đủ chức năng của lớp báo hiệu trong H.323 và như một H.323 Gateeper. MG có nhiệm vụ chuyển đổi giữa dạng tín hiệu analog từ các mạch điện thoại, với các gói tin trong mạng chuyển mạch gói. MGCP hồn tồn tương thích với VoIP Gateway. Nó cung cấp một giải pháp mở cho truyền thơng qua mạng và cũng sẽ tồn tại với H.323 và SIP

Giao thức điều khiển cổng đa phương tiện MGCP được coi là giao thức điều khiển trong quan hệ Client/ Server . Trong đó MGC đóng vai trị Server thực hiện quản lý trạng thái cuộc gọi và đinh hướng cho MG từng bước trong quá trình thiết lập cuộc gọi. Cổng đa phương tiện MG sẽ không thực hiện bất cứ một hoạt động nào có liên quan đến cuộc gọi như cung cấp âm mời quay số, chng nếu như khơng có u cầu của MGC. MGC và MG trao đổi lệnh với nhau thơng qua MGCP.

Q trình thiết lập giữa hai đầu cuối tại các gateway cũng được quản lý bởi MGC diễn ra như sau:

MGC gửi CreatConnection tới Gateway đầu tiên. Gateway sẽ định vị các tài nguyên càn thiết và gửi trả các thông tin cần thiết cho kết nối như địa chỉ IP, cổng UDP, các tham số cho q trình đóng gói. Các thơng tin này được chuyển tiếp qua MGC.

MGC gửi CreatConnection tới Gateway thứ hai chứa các thông tin chuyển tiếp trên. Gateway này trả về các thông tin mô tả phiên của nó. MGC gửi lệnh ModifiyConnection tới đầu cuối thứ nhất quá trình kết nối thành cơng sau khi hồn tất các bước trên

2.3.5. Megaco/ H248

Megaco/H.248 là giao thức điều khiển cổng phương tiện nói chung, bao gồm cổng nội hạt, trung kế trong mạng PSTN, giao diện ATM, giao diện thoại và dây analog, điện thoại IP, các loại server… Với tính năng hỗ trợ rộng rãi các ứng dụng một cách mềm dẻo, đơn giản và hiệu quả ở mức chi phí hợp lý, Megaco sẽ là chuẩn được sử dụng trong mạng thế hệ mới. Megaco khơng bị ràng buộc với bất kì một giao thức điều khiển cuộc gọi ngang cấp nào và hoàn toàn tùy thuộc vào thiết kế của người quản trị mạng.

Lớp MGC chứa tất cả các phần mềm điều khiển, xử ly cuộc gọi. Lớp này thực hiện các đặc điểm ở mức cuộc gọi như phát triển cuộc gọi, chuyển cuộc gọi, hội thoại hay hold. Lớp MGC cũng thực hiện giao tiếp với các MGC cũng như cá thực thể ngang cấp hay cấp dưới khác, MGC quản lý mọi thuộc tinh trong quá trình giao tiếp.

Lớp MG thực hiện các kết nối lưu lượng đi và tới các mạng khác tương tác với các luồng lưu lượng này qua ứng dụng báo hiệu và sự kiện. Lớp MG cũng điều khiển các thuộc tính thiết bị của cổng phương tiện. Lớp này không hề biết gì về việc điều khiển các thuộc tính cuộc gọi và hoạt động theo sự điều khiển của lớp MGC.

Lớp MEGACO/H.248 quy định cách thức mà lớp MGC điều khiển lớp MG.

Giao thức MEGACO/H.248 định nghĩa giao diện điều khiển của MGC đối với MG. MEGACO cung cấp các chức năng sau:

• Điều khiển các loại MG khác nhau (TGW, RGW, AGW, MS...) • Hỗ trợ đàm phán quyết định các thuộc tinh cuộc gọi

• Có khả năng xử lý cuộc gọi đa người dùng

• Hỗ trợ QoS và đo lường lưu lượng (các thông tin thống kế sau mỗi kết nối) • Thơng báo lỗi giao thức, mạng, hay các thuộc tính cuộc gọi

Chương 3: DỊCH VỤ TRONG MẠNG NGN3.1. Giới thiệu chung về dịch vụ NGN 3.1. Giới thiệu chung về dịch vụ NGN

Mơi trường kinh doanh ngày càng mang tính cạnh tranh và phức tạp hơn bao giờ hết. Chất lượng dịch vụ ngày càng trở thành chìa khóa để có thể dẫn tới thành cơng. Song song với xu thế này, nhu cầu cũng ngày càng gia tăng đối với dịch vụ truyền thông mới, đủ khă năng đáp ứng việc cung cấp dịch vụ hoặc tính cạnh tranh.

Mạng thế hệ mới NGN là bước kế tiếp của thế giới viễn thơng, có thể được hiểu là mạng dựa trên cơng nghệ chuyển mạch gói, khả năng điều khiển thơng minh dịch vụ hoặc cuộc gọi. Khả năng điều khiển thông minh này thường hỗ trợ cho tất cả các loại dịch vụ trên mạng truyền thông, từ dịch vụ thoại cơ bản (Basic Voice Telephony Services) cho đến các dịch vụ dữ liệu, hình ảnh, đa phương tiện, băng rộng tiên tiến (Advanced Broadband), và các ứng dụng quản lý (Management Application).

Mạng NGN hội tụ cả ba mạng: mạng thoại PSTN, mạng không dây và mạng số liệu (internet) vào một kết cấu thống nhất để hình thành một mạng chung, thơng minh, hiệu quả. Mạng NGN được xây dựng trên các thành phần mở và được module hóa, trên các giao thức chuẩn và các giao diện mở. Do đó, mạng NGN cho phép truy xuất tồn cầu, tích hợp nhiều cơng nghệ mới, ứng dụng mới và mở đường cho các cơ hội kinh doanh phát triển.

Có thể để cập tới 3 loại hình dịch vụ thúc đẩy sự phát triển mạng NGN là : dịch vụ truyền thông thời gian thực và không thực, dịch vụ nội dung, dịch vụ quản lý. Các dịch vụ này giúp cho các nhà khai thác có sự điều khiển, bảo mật và độ tin cậy tốt hơn đồng thời giảm chi phí vận hành.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Mạng viễn thông thế hệ mới NGN và giải pháp cho việc phát triển mạng NGN (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w