Chương 3 : DỊCH VỤ TRONG MẠNG NGN
3.5. Kiến trúc dịch vụ NGN
Sự hiểu biết cấu trúc dịch vụ mạng thế hệ mới sẽ giúp làm sáng tỏ các yêu cầu đối với mỗi phát hành về cơng nghệ NGN.
Hình 3.4: Cấu trúc chức năng lớp ứng dụng
Xét trên lớp ứng dụng dịch vụ, có hai thành phần chức năng được thêm vào cấu trúc mạng thế hệ sau: chức năng server ứng dụng và chức năng media server.
• Chức năng của Server ứng dụng
Cung cấp một Platform phân phối dịch vụ đối với các dịch vụ tiên tiến
SIP là giao thức được sử dụng giữa các bộ điều khiển cuộc gọi (MGC) và các server ứng dụng.
Có thể cung cấp các giao diện mở APIs cho việc tạo và triển khai các dịch vụ (như giao diện JAIN, Parlay,CLP,…)
Là nền tảng cho việc thực thi và quản lý các dịch vụ.
Triển khai các dịch vụ nhanh chóng và nâng cấp các dịch vụ hiện có. • Chức năng của Media Server
Cung cấp tài nguyên phương tiện đặc trưng như IVR, hội thảo, fax,…
Các tài nguyên này thường là thu âm thanh, phát hiện nhấn phím, hội thảo, chuyển văn bản thành thoại, facsimile, nhận dạng tiếng nói,..
Giao tiếp với server ứng dụng bằng giao thức MGCP và/hoặc SIP Kết cuối một dịng RTP, đóng vai trị như một đầu cuối media.
Cấu trúc chức năng này có thể được đặt theo nhiều kiểu cấu trúc vật lý khác nhau, như các hình sau:
Hình 3.5: Mơ hình cấu trúc vật lí 1
Hình 3.6: Mơ hình cấu trúc vật lí 2
Phần này miêu tả ba đặc trưng quan trọng nhất của môi trường điều khiển thế hệ mới
3.5.1. Kiến trúc phân lớp
Khái niệm cấu trúc phân lớp là khái niệm trung tâm của môi trường NGN. NGN chia điều khiển dịch vụ/ session từ các phương thức truyền tải cơ sở. Điều này cho phép các nhà cung cấp lựa chọn (cho từng trường hợp cụ thể) các phương thức truyền tải thông
tin khơng phụ thuộc vào phần mềm điều khiển. Do đó, nhiều phiên dịch vụ có thể được bắt đầu từ một phiên truy nhập. Tương tự, các phiên liên lạc có thể được xử lý riêng lẻ với phiên dịch vụ nói chung mà chúng là bộ phận (bằng cách đó cho phép cho phép điều khiển cuộc gọi và kết nối một cách riêng lẻ). Điều quan trọng nhất là các sự phân tách này cho phép các dịch vụ được phát triển độc lập với truyền dẫn và kết nối. Do vậy, các nhà phát triển dịch vụ có thể khơng cần hiểu hết các dịch vụ họ đang phát triển.
3.5.2. Giao diện dịch vụ mở API
Hình 3.7: Kiến trúc phân lớp/ Giao diện dịch vụ mở
Hình trên cũng chỉ ra một số đặc tính quan trọng của kiến trúc dịch vụ thế hệ sau, như tính tin cậy của nó trên các giao diện và cấu trúc mở. Đặc biệt, môi trường phát triển mở dựa trên giao diện lập trình ứng dụng (API) sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà phát triển ứng dụng và các khách hàng tiềm năng tạo và giới thiệu các ứng dụng một cách nhanh chóng. Nó cũng mở ra nhiều cơ hội để tạo ra và phân phối các dịch vụ
cho nhiều khách hàng hơn. Như vậy, khả năng cung cấp các dịch vụ mới và sáng tạo sẽ chỉ bị giới hạn bởi chính sự sáng tạo của chúng ta mà thôi.
3.5.3. Mạng thông minh phân tán
Trong môi trường các dịch vụ NGN, phạm vi thị trường của các dịch vụ có thể sử dụng được mở rộng một cách lớn mạnh gồm các loại hình dịch vụ khác nhau và mạng liên kết thông minh. Môi trường xử lý phân tán NGN (DPE – Distributed Processing Environment) sẽ giải phóng tính thơng minh từ các phần tử vật lý trên mạng. Do vậy, tính thơng minh của mạng có thể được phân tán đến các vị trí thích hợp trong mạng hoặc nếu có thể, đến CPE. Ví dụ, khả năng thơng minh của mạng có thể nằm ở các server cho một dịch vụ nào đó, trên các server nay thực hiện các chức năng cụ thể ( ví dụ như các điểm điều khiển dịch vụ SCP, các node dịch vụ trong một môi trường AIN), hoặc trên các thiết bị đầu cuối gần khách hàng. Các khả năng thực hiện sẽ không bị ràng buộc trong các thành phần vật lý của mạng.