Kiến trúc phân lớp/ Giao diện dịch vụ mở

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Mạng viễn thông thế hệ mới NGN và giải pháp cho việc phát triển mạng NGN (Trang 47 - 51)

Hình trên cũng chỉ ra một số đặc tính quan trọng của kiến trúc dịch vụ thế hệ sau, như tính tin cậy của nó trên các giao diện và cấu trúc mở. Đặc biệt, môi trường phát triển mở dựa trên giao diện lập trình ứng dụng (API) sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà phát triển ứng dụng và các khách hàng tiềm năng tạo và giới thiệu các ứng dụng một cách nhanh chóng. Nó cũng mở ra nhiều cơ hội để tạo ra và phân phối các dịch vụ

cho nhiều khách hàng hơn. Như vậy, khả năng cung cấp các dịch vụ mới và sáng tạo sẽ chỉ bị giới hạn bởi chính sự sáng tạo của chúng ta mà thôi.

3.5.3. Mạng thông minh phân tán

Trong môi trường các dịch vụ NGN, phạm vi thị trường của các dịch vụ có thể sử dụng được mở rộng một cách lớn mạnh gồm các loại hình dịch vụ khác nhau và mạng liên kết thông minh. Môi trường xử lý phân tán NGN (DPE – Distributed Processing Environment) sẽ giải phóng tính thơng minh từ các phần tử vật lý trên mạng. Do vậy, tính thơng minh của mạng có thể được phân tán đến các vị trí thích hợp trong mạng hoặc nếu có thể, đến CPE. Ví dụ, khả năng thơng minh của mạng có thể nằm ở các server cho một dịch vụ nào đó, trên các server nay thực hiện các chức năng cụ thể ( ví dụ như các điểm điều khiển dịch vụ SCP, các node dịch vụ trong một môi trường AIN), hoặc trên các thiết bị đầu cuối gần khách hàng. Các khả năng thực hiện sẽ không bị ràng buộc trong các thành phần vật lý của mạng.

3.6. Các vấn đề về dịch vụ3.6.1. Bảo mật 3.6.1. Bảo mật

• Có nhiều thành phần u cầu về bảo mật ở mức độ cao trong mạng NGN:

 Khách hàng/ th bao cần phải có tính riêng tư trong mạng và các dịch vụ được cung cấp, bao gồm cả việc tính cước. Thêm vào đó, họ yêu cầu dịch vụ phải có tính sẵn sàng cao, cạnh tranh lành mạnh và bảo đảm sự riêng tư của họ.

 Các nhà vận hành mạng, các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà cung cấp truy nhập đều cần phải bảo mật để bảo vệ hoạt động, vận hành và kinh doanh của họ, đồng thời có thể giúp họ phục vụ tốt khách hàng cũng như cộng đồng.

 Các quốc gia khác nhau yêu cầu và địi hỏi tính bảo mật bằng cách đưa ra các hướng dẫn và tạo ra các bộ luật để đảm bảo tính sẵn sàng của dịch vụ, cạnh tranh lành mạnh và tính riêng tư.

 Sự gia tăng rủi ro do sự thay đổi trong tồn bộ các quy định và các mơi trường kỹ thuật càng nhấn mạnh sự cần thiết ngày càng gia tăng về tính bảo mật trong mạng thế hệ mới NGN.

• Các vấn đề cần bảo mật

Các vấn đề này được thực hiện trong mọi dạng cấu hình NGN, bao gồm các dạng truyền dẫn khác nhau và xử lý các nguy cơ sau đây:

 Từ chối dịch vụ: Nguy cơ này tấn công vào các thành phần mạng truyền dẫn bằng cách liên tục đưa dồn dập dữ liệu làm cho các khách hàng NGN khác không thể sử dụng tài nguyên mạng.

 Nghe trộm: Nguy cơ này ảnh hưởng đến tính riêng tư của một cuộc nói chuyện bằng cách chặn đường dây giữa người gửi và người nhận.

 Giả dạng: Thủ phạm sử dụng một mặt nạ để tạo ra một đặc tính giả. Ví dụ anh ta có thể thu được một đặc tính giả bằng cách theo dõi mật mã và ID của khách hàng, bằng cách thao tác khởi tạo tin nhắn hay thao tác địa chỉ vào/ra của mạng.

 Truy nhập trái phép: Truy nhập vào các thực thể mạng phải được hạn chế và phù hợp với chính sách bảo mật. Nếu kẻ tấn công truy nhập trái phép vào các thực thể mạng thì các dạng tấn cơng khác như từ chối dịch vụ, nghe trộm hay giả dạng cũng có thể xảy ra. Truy nh6ạp trái phép cũng là kết quả của các nguy cơ kể trên.

 Sửa đổi thông tin: Trong trường hợp này, dữ liệu bị phá hỏng hay làm cho không thể sử dụng được do thao tác của hacker. Một hậu quả của hành động này là những khách hàng hợp pháp không truy xuất vào tài nguyên mạng được. Trên nguyên tắc không thể ngăn cản khách hàng thao tác trên dữ liệu hay phá hủy một cơ sở dữ liệu trong phạm vi truy nhập cho phép của họ.  Từ chối khách hàng: Một hay nhiều khách hàng trong mạng có thể bị từ chối

tham gia vào một phần hay toàn bộ mạng với các khách hàng/ dịch vụ/server khác. Phương pháp tấn cơng có thể là tác động lên đường truyền, truy nhập dữ liệu hay sửa đổi dữ liệu. Trên quan điểm của nhà vận hành mạng hay nhà

cung cấp dịch vụ, dạng tấn công này gây hậu quả là mất niềm tin, mất khách hàng dẫn tới mất doanh thu.

• Các giải pháp tạm thời

Các biện pháp đối phó có thể chia thành hai loại sau: phịng chống và dị tìm. Sau đây là các biện pháp tiêu biểu:

 Nhận thực  Chữ ký số

 Điều khiển truy nhập  Mạng riêng ảo

 Phát hiện xâm nhập  Ghi nhật ký và kiểm tốn  Mã hóa

Trong mọi trường hợp cần lưu ý rằng các hệ thống vận hành trong các thành phần NGN cần phải bảo vệ cấu hình như một biện pháp đối phó cơ bản:

− Tất cả các thành phần không quan trọng (chẳng hạn như các cổng TCP/UDP) phải ở tình trạng thụ động.

− Các đặc tính truy nhập từ xa cho truy nhập trong và truy nhập ngoài cũng phải thụ động. Nếu các đặc tính này được đăng nhập, tất cả các hoạt động cần được kiểm tra.

− Bảng điều khiển server để điều khiển tất cả các đặc tính vận hành của hệ thống cần được bảo vệ. Tất cả các hệ thống vận hành có một vài đặc tính đặc biệt để bảo vệ bảng điều khiển này.

− Hệ thống hồn chỉnh có thể đăng nhập và kiểm tra. Các log file cần phải được giám sát thường xuyên.

Thêm vào đó, cần phải nhấn mạnh rằng mạng tự nó phải có cách bảo vệ cấu hình. Ví dụ như nhà vận hành phải thực hiện các công việc sau:

− Thay đổi password đã lộ.

− Làm cho các port không dùng phải không hoạt động được.

− Sử dụng sự nhận thực các thực thể.

− Bảo vệ điều khiển cấu hình.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Mạng viễn thông thế hệ mới NGN và giải pháp cho việc phát triển mạng NGN (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w