+ Thuận lợi: phân phối rộng khắp, kịp thời, tiêu thụ nhiều và nhanh; hỗ trợ cơ sở vật chất trong luân chuyển sản phẩm; quảng bá rộng khắp.
+ Khó khăn: Cty sẽ chiếm dụng vốn của Cty cung cấp lớn; không có sự quảng bá sâu sản phẩm của Cty; đòi hỏi chiết khấu cao nên gây khó khăn cho Cty.
Tóm lại, một doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm vật chất cần phải có kế hoạch, các biện pháp tốt nhất để bảo quản và vận chuyển sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp đều ý thức được rằng khi có một hệ thống kênh phân phối tốt sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và chi phí của DN. Do đó, mà khả năng tiêu thụ sản phẩm cao hơn. Ngược lại, một hệ thống phân phối kém sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ một sản phẩm chất lượng tốt.
Việc phân phối sản phẩm không chỉ là chi phí mà nó còn là công cụ đắc lực trong cạnh tranh. Cty có thể thu hút thêm khách hàng bằng cách đảm bảo dịch vụ tốt hơn, rút ngắn chu kỳ thời gian hay định giá thấp hơn thông qua việc cải tiến hệ thống phân phối sản phẩm. Các Cty sẽ mất khách hàng khi họ không cung ứng kịp thời sản phẩm.
Với mạng lưới đại lý có ở khắp các tỉnh thành trong cả nước cùng với bộ phận nhân viên thị trường thường xuyên bám sát địa bàn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cty trong việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình tiêu thụ và tình trạng sản phẩm như sản phẩm giảm giá trị, giả mạo nhãn hiệu,… nhằm kịp thời
phát hiện và xử lý bất trắc xảy ra cũng như kịp thời cung ứng sản phẩm cho các đại lý.
Các nhân viên địa bàn trực tiếp tiếp xúc với khách hàng thông qua các đại lý bán lẻ, kịp thời nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, nắm bắt được tình hình chủng loại, số lượng, dự đoán thị phần của đối thủ cạnh tranh. Nhận biết các mặt thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của Cty. Từ đó báo cáo về cho ban lãnh đạo Cty để có kế hoạch giải quyết từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên, cũng có một số nhân viên chủ quan không thường xuyên bám sát địa bàn, lợi dụng việc không quản lý thường xuyên của Cty do khoảng cách địa lý, đi làm việc riêng, không bám sát vào các đại lý dẫn đến tình trạng bất cập thông tin. Hệ thống phân phối mà Cty đang sử dụng đòi hỏi Cty phải có đội ngũ nhân viên địa bàn có trình độ, kinh nghiệm, trách nhiệm, biết lắng nghe và thường xuyên bám sát địa bàn. Nhưng đa số nhân viên địa bàn của Cty còn trẻ tuổi, là những người rất năng động, nhiệt tình với công việc nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong giao dịch với khách hàng, nhất là đối với nông dân. Nên việc tìm hiểu đi sâu vào nhu cầu của nông dân còn hạn chế, chưa phát huy được hết vai trò của nhân viên địa bàn.
Tóm lại, với hệ thống phân phối rộng khắp như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của Cty. Ngoài ra, các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh,… luôn được nắm bắt đầy đủ thông qua đại lý và nhân viên địa bàn đã giúp cho Cty luôn chủ động trước các tình huống xảy ra. Nhưng việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như chuyên môn của nhân viên địa bàn là việc rất quan trọng và cần thiết nhưng chưa được Cty quan tâm đúng mức. Cty nên có đầu tư tập huấn kỹ thuật cho các nhân viên địa bàn thường xuyên hơn, nhất là tập huấn về các giống mới.
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phân phối sản phẩm bắp lai củaCông Ty Công Ty
4.4.1. Các đối thủ cạnh tranh
VN đã thực sự bước vào nền KTTT với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, mang nhiều sắc thái mới rất đa dạng và phong phú. Trong thị trường
ngành giống cây trồng như hiện nay, ngày càng có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bất kỳ DN nào cũng đang cố gắng nỗ lực để đủ sức đứng vững trên thương trường với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hơn nữa, các DN tư nhân và nước ngoài phần lớn chỉ tập trung vào các sản phẩm hạt giống lai, đặc biệt là bắp lai vì có khả năng sinh lợi cao. Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh đáng ngại của SSC là những Cty đa quốc gia hoặc có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang hoạt động tại VN. Cụ thể bao gồm các Cty như:
- Công ty CP Seeds: Là Cty có 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc tập đoànCharoem Pokphan - một trong những tập đoàn lớn nhất của Thái Lan, được cấp