ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp sông công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích suối văn dương, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Khu công nghiệp Sông Công nằm trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, có toạ độ trong khoảng từ 210

26’20’’ đến 21032’00’’ vĩ độ Bắc và từ 105043’00’’ đến 105052’30’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Phú Bình, phía Tây và Nam giáp huyện Phổ Yên. Thị xã nằm trên trục Quốc lộ 3, là vị trí trung chuyển giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Hình 2. Vị trí địa lý thị xã sông Công

Thị xã sông Công

1.4.1.2. Địa hình, địa mạo

Thị xã Sông Công nằm trong vùng bậc thềm sông Cầu thuộc nhóm đất đồi, tầng đất mỏng phát triển trên đất phù sa cổ, quá trình xói mòn xảy ra mạnh, nhiều nơi trơ sỏi sạn tầng đất mặt hầu nhƣ không còn. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấu trúc kém, rời rạc khi khô hạn, kết dính ngập nƣớc, đất chua với độ pH trong khoảng 4-5, nghèo chất dinh dƣỡng và năng suất cây trồng thấp.

Địa hình Sông Công tƣơng đối bằng phẳng, nằm trên vùng đồi thấp xen kẽ đồng bằng, dốc dần từ Bắc xuống Nam, Tây sang Đông. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển doa động từ 16 đến 18m.

Thị xã Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ, đƣợc dòng sông Công chia thành hai khu vực là phía Đông và phía Tây:

- Khu vực phía Đông: Thuộc nhóm địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có diện tích lớn hơn phần phía Tây. Độ cao trung bình của khu vực này là 25÷30m, phân bố dọc theo thung lũng sông. Bao gồm các đơn vị hành chính là xã Bá Xuyên, xã Tân Quang, phƣờng Lƣơng Châu, phƣờng Mỏ Chè, phƣờng Thắng Lợi, phƣờng Cải Đan, phƣờng Phố Cò.

- Khu vực phía Tây: Thuộc nhóm địa hình gò đồi và núi thấp. Nhóm cảnh quan này khá đặc trƣng cho khu vực chân núi Tam Đảo, địa hình đồi dạng bát úp với độ cao 80 ÷ 100m. Một số đồi cao, đỉnh hẹp, độ cao trung bình trên 150m. Một số núi thấp có độ cao trung bình trên 300m phân bố dọc ranh giới phía Tây của thị xã, trên địa bàn hai xã Bình Sơn và Vinh Sơn. Ngoài ra, khu vực này còn có đồng bằng thung lũng nhỏ tập trung chủ yếu ở gần các suối.

1.4.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn

Khu vực thị xã Sông Công có đặc trƣng khí hậu của vùng trung du bán sơn địa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm đƣợc chia thành 4 mùa, song chủ yếu chỉ có hai mùa chính rõ rệt: mùa nóng (còn gọi là mùa mƣa) từ tháng 5 đến tháng 10, hƣớng gió chủ đạo là hƣớng Đông Nam; mùa lạnh (còn gọi mùa khô ) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hƣớng gió chủ đạo là hƣớng Đông Bắc.

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là: 23,8 oC; Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,1oC (tháng 7); Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 16,1oC (tháng 1).

Độ ẩm: Độ ẩm tƣơng đối trung bình tháng của không khí: 81,5%; Độ ẩm tƣơng đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3): 85,3%; Độ ẩm tƣơng đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 11): 77,2%

Lƣợng mƣa trên toàn khu vực đƣợc phân bổ theo 2 mùa: mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mƣa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Lƣợng mƣa trung bình hàng năm: 1720,2 mm. - Số ngày mƣa trong năm: 150 - 160 ngày.

- Lƣợng mƣa trung bình tháng lớn nhất: 341,1mm (tháng 7).

- Lƣợng mƣa trung bình tháng nhỏ nhất: 21,3 mm (tháng 12). - Cƣờng độ mƣa trung bình lớn nhất: 80 – 100 mm/h.

Bảng 12. Tổng lượng mưa các tháng trong năm

Tổng lƣợng mƣa tháng (mm) N/Th Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG 2005 18,7 39,6 58,6 40,5 181,2 224,5 328,2 410,9 292,3 9,0 93,0 47,9 145,4 1744,4 2006 2.3,0 24,4 41,0 19,6 391,3 233,5 262,7 328,5 215,9 83,1 87,3 6,3 141,3 1695,9 2007 2,1 39,1 85,7 135,4 160,2 238,1 317,2 120,8 273,3 45,7 9,9 23,8 120,9 1451,3 2008 12,3 18,4 24,6 129,7 120,8 238,8 523,3 395,7 207,1 154,1 200,1 5,3 169,2 2030,2 2009 10,8 14,1 33,0 137,8 567,8 318,7 248,2 187,8 221,0 66,1 0,5 2,9 152,9 1808,7 2010 83,4 5,8 49,7 119,6 206,5 211,4 367,1 328,2 166,6 8,7 2,1 41,8 132,6 1590,9 * Chế độ thuỷ văn

Thị xã Sông Công có dòng chảy bề mặt lớn nhất là dòng sông Công, với chiều dài 96km, bắt nguồn từ núi Ba Lá (Định Hóa) là nguồn cung cấp nguồn nƣớc sinh hoạt

cũng nhƣ sản xuất cho khu công nghiệp và toàn thị xã. Lƣu vực Sông Công có diện tích là 951km2, độ cao trung bình là 224m, độ dốc là 27,3%, tổng lƣợng nƣớc sông trung bình năm khoảng 794.000m3, lƣu lƣợng trung bình năm là 25m3/s và modul dòng chảy năm vào khoảng 26l/s.km2. Sông Công nằm trên vùng có mƣa nhiều, nƣớc dâng đột ngột và rút nhanh trong mùa mƣa lũ và là nhánh cung cấp nƣớc chủ yếu cho sông Cầu.

Bên cạnh đó, trên địa bàn thị xã còn có nhiều nhánh sông, suối là phụ lƣu của sông Công nhƣ: suối Thu Quang phía Nam xã Vinh Sơn dài trên 4 km, suối Cầu Gáo dài 2,5 km, suối Văn Dƣơng, suối La Đan, Tân Tiến,... và hệ thống kênh dẫn từ hồ Núi Cốc chảy qua địa bàn tạo nên mạng lƣới sông ngòi phức tạp của thị xã. Ngoài ra, thị xã còn có các hồ, đầm lớn nhƣ: hồ Ghềnh Chè (82 ha), hồ Núc Nác (4,5 ha), đầm Cổ Rắn (6,2 ha).

1.4.1.4. Tình hình kinh tế- xã hội khu vực thị xã Sông Công

1/. Điều kiện kinh tế

Kinh tế của thị xã Sông Công liên tục phát triển với mức tăng trƣởng khá cao. Tốc độ tăng trƣờng kinh tế bình quân 5 năm (2005-2010) đạt 19,19% trong đó công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 26,5%; thƣơng mại dịch vụ tăng 17%; nông - lâm nghiệp tăng 3,5% [5]. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tổng giá trị sản xuất năm 2009 (tính theo giá thực tế) đạt 3.956,9 tỷ đồng, trong đó công nghiệp và xây dựng cơ bản là 3.061,9 tỷ đồng; thƣơng mại – dịch vụ là 700 tỷ đồng, nông – lâm nghiệp và thủy sản là 195 tỷ đồng.

a) Tình hình sản xuất nông nghiệp

Về trồng trọt: Do diễn biến phức tạp của thời tiết, sâu bệnh phát sinh đã ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông nghiệp tại các địa phƣơng. Uỷ ban nhân dân thị xã đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các xã, phƣờng triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu gieo trồng hết diện tích, thực hiện chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt ƣớc đạt 17.165 tấn, bằng 104 % kế hoạch tỉnh giao, bằng 100,9 % kế hoạch thị xã, tăng 2 % so với năm 2008; sản lƣợng một số cây hoa màu đạt khá so với kế hoạch tỉnh giao.

Về chăn nuôi: Cuối tháng 4 năm 2009 ngay sau khi phát hiện dịch cúm gia cầm tái phát ở phƣờng Cải Đan, Ủy ban nhân dân thị xã đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống, khoanh vùng và dập dịch kịp thời tiêu huỷ 19.191 con gia cầm nhiễm dịch và 4.996 quả trứng. Công tác tiêm phòng, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ đƣợc các địa phƣơng triển khai thực hiện tốt; đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.

b) Sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2009 (theo giá thực tế) ƣớc

đạt 2.651,9 tỷ đồng, tăng 19,29% so với năm 2008. Trong đó công nghiệp quốc doanh trung ƣơng 1.009,4 tỷ đồng, tăng 10,13% so với năm 2008; công nghiệp quốc doanh địa phƣơng 330 tỷ đồng, tăng 26,55% so với năm 2008; công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 112,6 tỷ đồng, tăng 5,86% so với năm 2008; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng 1.199,9 tỷ đồng, tăng 27,72% so với năm 2008. Thu hút đầu tƣ trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng số dự án đã thu hút và vận động đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp là 8 dự án, vốn đăng ký đầu tƣ 473,6 tỷ đồng.

c) Hoạt động thương mại - dịch vụ

Hoạt động kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển. Tổng giá trị sản xuất ƣớc đạt 700 tỷ đồng tăng 19,05% so với năm 2008 [17]. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng đƣợc duy trì góp phần ổn định thị trƣờng, đảm bảo lợi ích cho ngƣời tiêu dùng.

2/. Điều kiện xã hội a) Tình hình dân số

Năm 2010, tổng dân số thị xã là 49840 ngƣời, trong đó dân số nam là 25280 ngƣời (chiếm 50,7%); nữ là 24 560 ngƣời (chiếm 49,3%); dân số khu vực thành thị 26577 ngƣời (chiếm 53,3%), khu vực nông thôn 23263 ngƣời (chiếm 46,7%). Công tác dân số và kế hoạch hóa đã đƣợc các cấp, các ngành và các địa phƣơng tập trung quan tâm. Chỉ đạo thực hiện tốt chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia

đình tại các xã, phƣờng. Năm 2009 tỷ suất sinh thô ƣớc thực hiện 15,60/00, giảm 1,140/00 so với kế hoạch (chỉ tiêu tỉnh giao giảm 0,20

/00); số ngƣời sinh con thứ 3 là 17, giảm 7 ngƣời so với năm 2008.

b) Giáo dục - đào tạo

Triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động do Bộ và Sở Giáo dục - Đào tạo phát động. Hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ năm học 2008 – 2009, triển khai nhiệm vụ năm học 2009 - 2010. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học luôn đƣợc quan tâm. Thực hiện Đề án kiên cố hoá trƣờng, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, năm 2009 xây dựng đƣợc 32 phòng học cao tầng và 35 gian nhà công vụ cho giáo viên. Công nhận thêm 4 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trong đó 100% trƣờng Tiểu học đạt trƣờng chuẩn quốc gia mức độ 1. Năm học 2008 - 2009 ngành giáo dục thị xã xếp thứ 3 trong toàn tỉnh.

c) Về y tế

Công tác kiểm soát dịch bệnh và thực hiện các chƣơng trình y tế quốc gia đƣợc thực hiện theo kế hoạch. Các cơ sở y tế trên địa bàn tiếp tục đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cùng với đội ngũ thầy thuốc có trình độ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tính đến nay toàn thị xã có 5/9 xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi còn 14,9% giảm 1,6% so với năm 2008. Công tác phòng, chống dịch bệnh đặc biệt là phòng, chống dịch cúm A (H1N1) ở ngƣời đƣợc triển khai và duy trì thƣờng xuyên. Công tác kiểm tra chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý các cơ sở hành nghề y, dƣợc tƣ nhân đƣợc thực hiện theo quy định.

d) Công tác lao động và thực hiện chế độ chính sách xã hội

Triển khai thực hiện đồng bộ các chƣơng trình giảm nghèo, giải quyết việc làm và các chế độ chính sách xã hội. Năm 2009 hỗ trợ hộ nghèo xoá đƣợc 15 nhà dột nát; xây mới 4 nhà tình nghĩa; tỷ lệ hộ nghèo còn 6,03%, giảm 3,48% so với cuối năm

2008; giải quyết việc làm cho 1.115 lao động, đạt 111,5% kế hoạch; đào tạo nghề cho 698 lao động, đạt 155% kế hoạch. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, tặng quà, cứu trợ, chi trả trợ cấp kịp thời đến các đối tƣợng ngƣời có công và đối tƣợng thuộc diện chính sách xã hội theo quy định. Thực hiện hỗ trợ 30 hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tƣớng Chính phủ, ngân sách thị xã hỗ trợ 242 triệu đồng. Tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục, phòng chống tệ nạn xã hội đến các xã, phƣờng và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã. Năm 2009, đã tổ chức cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội của tỉnh 10 đối tƣợng; cai nghiện tại gia đình 20 đối tƣợng.

Bảng 13. Diện tích, dân số, mật độ dân số 2009

Diện tích (Km2) Số thôn (ấp, bản, tổ nhân dân) Dân số trung bình (Ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/Km2 ) TỔNG SỐ 83,64 131 50.000 598

Chia theo xã, phường

1- Xã Tân Quang 19,59 24 10054 513 2- Xã Bá Xuyên 9,55 12 3908 409 3- Xã Bình Sơn 28,00 25 7309 261 4- Xã Vinh Sơn. 8,27 6 2178 263 5- Phƣờng Lƣơng Châu 2,30 8 2294 997 6- Phƣờng Mỏ Chè 1,65 14 5651 3.425 7- Phƣờng Thắng lợi 4,30 19 7638 1.776 8- Phƣờng Cải Đan 5,33 11 4085 766

Qua Bảng 13 ta thấy Sông Công là khu công nghiệp tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp thu hút nhiều lao động trong tỉnh và ngoài tỉnh vì vậy mà dân số khá cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội của toàn thị xã.

1.4.1.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

Trên địa bàn thị xã hệ thống giao thông nội thị xã đã đƣợc đầu tƣ cải tạo và xây dựng theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu đi lại của ngƣời dân trong và ngoài thị xã.

- Đƣờng bộ: Đoạn đƣờng Quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên chạy qua phía Đông của thị xã Sông Công có chiều dài 7km. Hệ thống đƣờng giao thông nội thị đạt tiêu chuẩn cấp một gồm: Đƣờng Cách Mạng Tháng Mƣời nối từ nhà máy Diezel với Quốc lộ 3 chiều dài toàn tuyến là 6km lộ giới quy hoạch là 41m, đây là tuyến đƣờng chính của khu công nghiệp, các lô nhà máy sẽ đƣợc quy hoạch bám sát trục đƣờng này. Các lô nhà máy còn lại đƣợc tổ chức bám theo các trục đƣờng nhánh dạng xƣơng cá, nhìn chung giao thông nội thị đã đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại của ngƣời dân. Hàng năm thị xã đã phối hợp với ngành chủ quản tiếp tục đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông của thị xã ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn nhƣ: đƣờng Thống Nhất đoạn từ ngã tƣ Việt Đức đi trung đoàn 209, đƣờng 262 và nhiều tuyến đƣờng liên xã, phƣờng thực hiện theo nguồn vốn đối ứng từ nguồn thu tiền cấp quyền sử dụng đất.

- Đƣờng sắt: Đƣờng sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua phía Nam của thị xã Sông Công, tại ga Lƣơng Sơn có ga hành khách.

- Thuỷ lợi: Đảm bảo tƣới tiêu phục vụ kịp thời sản xuất nông nghiệp, hàng năm thƣờng xuyên triển khai nạo vét kênh mƣơng nội đồng đạt 100% kế hoạch.

- Hệ thống cấp nƣớc: Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Sông Công đƣợc xây dựng từ năm 1978, công suất thiết kế 30.000m3/ ngày đêm. Cung cấp nguồn nƣớc sinh hoạt và sản xuất của toàn thị xã.

- Hệ thống cấp điện: Nguồn điện cấp cho thị xã đƣợc lấy từ lƣới điện quốc gia thông qua trạm hạ thế 110/36/6KVA.

1.4.1.6. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sông Công

Thị xã Sông Công thuộc tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng trung du miền núi phía Bắc, địa hình tƣơng đối bằng phẳng xen kẽ nhiều quả đồi bát úp. Phần lớn toàn bộ diện tích của thị xã đã đƣợc đƣa vào sử dụng phục vụ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, đất ở và vui chơi giải trí của ngƣời dân thị xã.

- Nhóm đất phù sa gồm: Đất phù sa không đƣợc bồi đắp hằng năm; đất phù sa ngòi suối; đất phù sa có tầng loang lổ; đất phù sa glay. Nhóm đất phù sa có tầng đất mặt dày, độ phì tốt phù hợp với phát triển cây lúa, cây hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày song cần đầu tƣ thủy lợi, cải tạo đất.

- Nhóm đất dốc tụ gồm: Đất dốc tụ trồng lúa nƣớc không bạc màu; đất dốc tụ trồng lúa nƣớc bạc màu; đất thung lũng biến đổi do không trồng lúa nƣớc; đất thung

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp sông công đến sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích suối văn dương, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)