Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ việt nam (Trang 28)

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là năng lượng gió ở vùng biển ven bờ và một số hòn đảo (chủ yếu là gần bờ) của Việt Nam. Diện tích vùng biển Việt Nam là hơn 1 triệu km2, trong đó có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Các đảo của ViệtNam được chia thành hệ thống các đảo ven bờ và hệ thống các đảo xa bờ. Hệ thống đảo ven bờ có khoảng 2.800 đảo, phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang với tổng diện tích 1.720 km2, trong đó có 84 đảo có diện tích trên 1 km2, 24

đảo có diện tích trên 10 km2, 66 đảo có dân sinh sống với tổng số dân khoảng 200.000 người.

Việt Nam có 28 tỉnh tiếp giáp với biển (Hình 5), bao gồm 116 huyện giáp biển và 12 huyện đảo (Cô Tô, Vân Đồn, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Lý Sơn, Trường Sa, Phú Qúy, Côn Đảo, Kiên Hải, Phú Quốc).

Địa hình đáy biển nước ta khá phức tạp, có thể chia thành 4 khu vực chính: vịnh Bắc Bộ với độ sâu lớn nhất khoảng 90m, biển miền Trung với độ sâu lớn nhất khoảng 2.000m, biển miền Đông Nam Bộ với độ sâu lớn nhất khoảng 100m và vịnh Thái Lan với độ sâu lớn nhất khoảng 80m. Thềm lục địa Biển Đông chiếm 50% diện tích, phân bố ở độ sâu nhỏ hơn 200m. Ở đây thường tồn tại các bồn trầm tích liên quan với các bể chứa dầu khí, tích tụ sa khoáng và là điểm quần tụ của các loài hải sản có giá trị, do đó ởđây có các hoạt động kinh tế diễn ra rất sôi động.

Trn Th 23 K19 Cao hc Môi Trường

Hình 5: Bn đồ các tnh, thành ph ven bin Vit Nam [6]

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)