Đánh giá tiềm năng năng lượng gió theo tốc độ gió

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ việt nam (Trang 63)

Đểđánh giá tiềm năng năng lượng gió nhằm phục vụ cho việc khai thác điện gió ở một khu vực nào đó, trước hết phải đánh giá được tiềm năng năng lượng gió lý thuyết trong khu vực đó. Tiếp đó, phải đánh giá được dải tốc độ gió tối ưu phù hợp với từng loại động cơ gió (tua-bin gió), xác định được những vị trí có khả năng khai thác đảm bảo thu được sản lượng điện tối ưu. Ngoài ra, để đảm bảo khả năng khai thác năng lượng gió, cần tính đến các điều kiện địa lý, địa hình, các điều kiện tự nhiên, xã hội có liên quan đến việc lắp đặt các tua-bin gió cũng như khả năng hòa vào lưới điện quốc gia... Bởi vậy khả năng khai thác năng lượng gió (tiềm năng kỹ

thuật) phụ thuộc vào hai yếu tố: tiềm năng năng lượng gió lý thuyết của địa điểm và khả năng khai thác của thiết bị. Do Luận văn này là bước đầu nghiên cứu về nguồn năng lượng gió, cùng với lượng thời gian có hạn nên người làm Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá tiềm năng lý thuyết của năng lượng gió tại vùng biển ven

Trn Th62 K19 Cao hc môi trường

bờ nước ta, do đó sẽ không đi sâu tìm hiểu đánh giá về tiềm năng kỹ thuật của năng lượng gió.

Từđộ lớn và sự phân bố của tốc độ gió và hệ số mẫu năng lượng có thểđánh giá được tiềm năng năng lượng gió và sự phân bố của nó trong khu vực nghiên cứu. Trong hai nhân tố quyết định giá trị của năng lượng là tốc độ gió trung bình và hệ

số mẫu năng lượng thì tốc độ gió trung bình vẫn giữ vai trò chủ yếu. Do đó, sự phân bố tiềm năng năng lượng gió ở vùng biển ven bờ và hải đảo về cơ bản tương tự với phân bố của tốc độ gió trung bình. Đểđánh giá tiềm năng năng lượng gió theo tốc

độ gió trung bình năm, người làm Luận văn đã lựa chọn tốc độ gió tại độ cao 10m (tầng cơ bản) và độ cao 100m (tầng lắp đặt tua-bin gió). Tốc độ gió trung bình năm

ởđộ cao 10m và 100m thể hiện trong Bảng 9, Bảng 16 và sơđồ Hình 8 dưới đây.

Ti độ cao 10m Ti độ cao 100m

Hình 8: Sơđồ phân b tc độ gió trung bình năm vùng bin ven b Vit Nam ti độ cao 10m và 100m

Trn Th63 K19 Cao hc môi trường

Theo số liệu ở Bảng 9 và Hình 8 cho thấy tốc độ gió tầng thấp (10m) ở vùng ven biển và hải đảo của Việt Nam là khá nhỏ, phần lớn trong khu vực nghiên cứu có tốc độ gió trung bình năm dưới 4,0m/s, chỉở một sốđịa điểm (như Nha Trang, Phan Thiết) và ở các đảo gió mới đạt tốc độ trên 4,0m/s là mức tiềm năng thuộc loại trung bình và khá, đặc biệt ở các đảo xa bờ như Bạch Long Vĩ và Phú Quý có tiềm năng tốt với tốc độ gió đạt trên 6m/s.

Theo số liệu ở Bảng 16 và Hình 8 cho thấy tiềm năng năng lượng gió ở độ

cao 100m tại vùng biển ven bờ và hải đảo của Việt Nam khả quan hơn so với ở độ

cao10m. Ởđộ cao 100m so với 10m thì các vùng có tốc độ gió nhỏ thu hẹp lại, các vùng có tốc độ lớn hơn được mở rộng ra, phần lớn trong khu vực nghiên cứu đều có tốc độ gió trung bình năm đạt trên 5m/s. Các khu vực có tiềm năng năng lượng gió khá (với tốc độ gió trung bình năm trên 6m/s) là vùng biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng (xung quanh các đảo Cô Tô, Hòn Dấu, Bạch Long Vĩ), xung quanh các đảo gần bờ, vùng biển ven bờ các tỉnh Nam Trung Bộ từ Khánh Hòa đến Bình Thuận, vùng biển ven bờ một số tỉnh Nam Bộ như Bến Tre. Đặc biệt

ở các đảo xa bờ có tiềm năng năng lượng gió rất tốt với tốc độ gió trung bình năm

đạt trên 8m/s nhưở Bạch Long Vĩ (9,3m/s) và Phú Quý (8,5m/s).

Tiềm năng năng lượng gió trên biển thực tế sẽ cao hơn tiềm năng được tính toán trong Luận văn này dựa trên các số liệu về tốc độ gió đo đạc trên đất liền. Bởi vì do số liệu gió thu thập phần lớn từ các trạm khí tượng đặt ở trong đất liền, địa hình bị che chắn nên nếu so với khu vực ngoài khơi mặt nước không có các vật cản thì tốc độ gió trên biển sẽ lớn hơn so với trên đất liền. Cụ thể như Dự án điện gió Bạc Liêu theo số liệu đo đạc và quan trắc từ vệ tinh từ năm 2000 – 2009 [32, 33] cho thấy tốc độ gió trung bình năm đạt tới 8,19m/s ở độ cao 100m tại khu vực dự

án. Trong khi đó theo kết quả tính toán tốc độ gió trung bình năm ở độ cao 100m cho trạm Bạc Liêu chỉ đạt 5,1m/s. Như vậy, so với trong đất liền, tốc độ gió ngoài biển tăng lên rất nhiều.

Trn Th64 K19 Cao hc môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ việt nam (Trang 63)