Đánh giá tiềm năng năng lượng gió theo mật độn ăng lượng gió

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ việt nam (Trang 66)

3.4.2.1. Phân b tim năng năng lượng gió

Đểđánh giá tiềm năng năng lượng gió ta còn dựa vào kết quả tính toán mật

độ năng lượng gió ở độ cao cần khai thác năng lượng. Từ Bảng 18 và Hình 11 cho thấy những vùng có tiềm năng năng lượng gió đạt mức khá (với tốc độ gió trung bình năm > 6,0m/s, mật độ năng lượng gió trung bình năm > 200W/m2) là vùng biển ven bờ các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang. Những nơi có tiềm năng năng lượng gió

đạt mức tốt (với mật độ năng lượng gió trung bình năm > 300W/m2) là ở các đảo Cô Tô, Hòn Dấu, Hòn Ngư, Lý Sơn; đặc biệt ở các đảo xa bờ có tiềm năng năng lượng gió rất tốt như Bạch Long Vĩ (1001W/m2), Phú Quý (673 W/m2).

Thực tế cho thấy, khi mật độ năng lượng gió trung bình năm nhỏ hơn 100W/m2, việc khai thác năng lượng gió không hiệu quả vì năng lượng khai thác

được quá ít, giá trị sử dụng không đáng kể so với các chi phí thiết bị tốn kém. Người ta chỉ thực sự quan tâm đến nguồn năng lượng này khi mật độ năng lượng gió trung bình năm đạt chừng khoảng 100 W/m2 trở lên hoặc khi tốc độ gió trung bình năm từ 5,0m/s trở lên ởđộ cao lắp đặt tua-bin.

Trong việc khai thác tiềm năng năng lượng gió, nhận thấy rằng:

- Những vùng có mật độ năng lượng gió trung bình năm lớn hơn 300W/m2 tương ứng với tốc độ gió trung bình năm từ 7m/s trở lên là nơi có tiềm năng năng lượng gió tốt, có thể sử dụng loại máy phát có công suất lớn. Trong khu vực nghiên cứu có các đảo xa bờ (như đảo Phú Quý và Bạch Long Vĩ), một sốđảo gần bờ (Cô Tô, Hòn Dấu, Hòn Ngư, Lý Sơn) có tiềm năng gió đạt được cấp độ này. Trên thực tế, ở đảo Phú Quý đã lắp đặt thành công 03 tua-bin gió loại có công suất 2MW/tua- bin.

- Những vùng có mật độ năng lượng gió trung bình năm từ 200 - 300W/m2 là nơi có tiềm năng gió khá tốt, việc khai thác năng lượng có hiệu quả, có thể sử dụng loại máy gió có công suất trung bình. Trong khu vực nghiên cứu có các vị trí sau có

Trn Th65 K19 Cao hc môi trường

năng lượng gió đạt được cấp độ này là vùng biển ven bờ các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Vũng Tàu, Bến Tre; ở một sốđảo gần bờ

(Cồn Cỏ, Phú Quốc).

- Những vùng có mật độ năng lượng gió trung bình năm từ 100 - 200W/m2 là nơi có tiềm năng nhỏ, việc khai thác chỉ nên sử dụng loại máy phát có công suất nhỏ. Trong khu vực nghiên cứu có các vị trí sau có năng lượng gió đạt được cấp độ

này là vùng biển ven bờ các tỉnh Nam Định, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và ở Côn Đảo.

Hình 9: Sơđồ phân b mt độ năng lượng gió trung bình năm vùng bin ven b Vit Nam ti độ cao 100m

Tuy nhiên, ngoài yếu tố về tiềm năng năng lượng gió được đánh giá vào loại khá trở lên, việc lựa chọn một khu vực để đầu tư khai thác điện gió trên vùng biển ven bờ nước ta còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: độ sâu của vùng biển, địa

Trn Th66 K19 Cao hc môi trường

hình địa chất đáy biển, thuận lợi cho việc đấu nối với lưới điện quốc gia…Do đó, dự án Điện gió Bạc Liêu xây dựng trên biển, khu vực vùng biển Bạc Liêu được lựa chọn là khu vực biển nông, thuộc bãi bồi, thuận tiện cho việc thi công, khi thủy triều xuống có thể nhìn thấy cả chân cột tua-bin. Mặc dù một số khu vực khác cũng

được khảo sát như Khai Long, Đất Mũi, Hòn Khoai (Ngọc Hiển, Cà Mau) nhưng khu vực này quá xa xôi, sẽ khó kết nối với lưới điện quốc gia.

3.4.2.2. Phân b tim năng năng lượng gió theo mùa

Dựa vào các Bảng 16 và Bảng 18 cùng với sơ đồ ở Hình 10 có thể nhận thấy rằng trong khu vực nghiên cứu, tốc độ gió cũng như mật độ năng lượng gió có sự

phân hóa khá rõ rệt theo mùa, nhiều vùng trên lãnh thổ chịu ảnh hưởng của hai mùa gió không như nhau, ưu thế có thể thuộc hẳn về một mùa gió nào đó trong năm. Mật

độ năng lượng của mùa gió chiếm ưu thế có thể lớn gấp đôi thậm chí gấp bốn mùa kia. Tốc độ gió ở chính mùa hoạt động của gió mùa đông cũng như gió mùa hạ lớn hơn rõ rệt, trong đó gió mùa mùa đông mạnh hơn. Ngược lại các thời kỳ chuyển tiếp tốc độ gió giảm hẳn, đặc biệt vào mùa xuân. Đây sẽ là một bất lợi cho việc khai thác nguồn năng lượng này trên khu vực biển Việt Nam.

Mỗi khu vực trên lãnh thổđều chịu ảnh hưởng khác nhau của hai mùa gió là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Độ lớn của tốc độ gió và mật độ năng lượng gió ở mỗi nơi trong từng mùa gió phụ thuộc vào địa hình và vị trí địa lý của khu vực đó.

Những khu vực biển ven bờ có tiềm năng năng lượng gió mùa đông cao hơn mùa hạ rõ rệt là:

- Khu vực Bắc Bộ;

- Phía nam khu vực Bắc Trung Bộ (từ Quảng Bình đến Huế); - Khu vực Nam Trung Bộ;

- Khu vực Nam Bộ (trừ vùng biển phía tây nam từ Cà Mau đến Kiên Giang ); - Các đảo phía đông lãnh thổ (trừđảo Hòn Dấu và đảo Phú Quý);

Trn Th67 K19 Cao hc môi trường

Những khu vực biển ven bờ có tiềm năng năng lượng gió mùa hạ cao hơn mùa đông rõ rệt là:

- Phía bắc khu vực Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh); - Phía tây nam khu vực Nam Bộ (từ Cà Mau đến Kiên Giang); - Các đảo phía tây nam lãnh thổ (nhưđảo Phú Quốc); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mùa hMùa đông

Hình 10: Sơđồ phân b mt độ năng lượng gió trung bình theo mùa vùng bin ven b Vit Nam ti độ cao 100m

Một phần của tài liệu đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ việt nam (Trang 66)