Với đặc trưng của địa hình khu vực miền trung, các sông suối trong lưu vực t nh Khánh H a đều ngắn và dốc. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 – 7km có một cửa sông. Tuy nhiên, phần lớn các con sông này đều nhỏ. Đáng chú ý là hai con sông lớn nhất bao gồm Sông Cái Nha Trang và Sông Cái Ninh Hòa. Sông Cái (còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù, ở phần thượng lưu có t n là sông Thác Ngựa có độ dài 79 km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812 m chảy qua Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Nha Trang rồi đổ ra biển. Khi chảy đến địa phận thôn Xuân Lạc xã Vĩnh Ngọc) thì chia làm hai chi lưu. Một chi, chảy men theo núi Đồng đổ ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù Huân). Chi thứ hai, chảy xuống Ngọc Hội, lại chia làm hai nhánh. Một nhánh chảy qua cầu Xóm Bóng, qua Cửa Lớn Đại Cù Huân) và chảy ra biển. Nhánh thứ hai, chảy qua cầu Hà Ra, qua Xóm Cồn, rẽ lên phía Bắc rồi hội nước vào dòng chính, chảy ra biển qua Cửa Lớn Đại Cù Huân). Giữa hai nhánh sông này, nổi lên các cồn, ãi như Cồn Dê, Hải Đảo, Xóm Cồn. Sông Dinh (còn gọi là sông Cái Ninh Hòa, sông Vĩnh An, sông Vĩnh Phú... ắt nguồn từ vùng núi Chư H'Mư đ nh cao 2.051 m) thuộc dãy Vọng Phu, chảy theo hướng bắc nam, khi đến Eakrơngru, dòng sông mở rộng và chảy lệch sang hướng tây bắc - đông nam. Qua khỏi D c M , về phía hạ lưu, sông nhận th m nước của suối ông và đến Tân Lạc, sông nhận th m nước của suối Trầu. Chảy đến Ngũ M , sông đổi hướng tây - đông, cách Ninh Hòa khoảng một cây số, sông nhận th m nước của sông Đá àn và sông Tân Lan, cách cửa một cây số, còn nhận th m nước của sông Chủ Chay (sông Dõng). Các ph lưu lớn Đá àn, Tân Lan, Chủ Chay) hội với dòng chính ở hạ lưu tạo thành mạng với sông Dinh, có dạng nan quạt, với tổng diện tích lưu vực 985 km2, bao trùm toàn bộ huyện Ninh Hòa. Sau khi chảy qua thị trấn Ninh Hòa, sông lại chia ra nhiều nhánh nhỏ như lạch Nga Hầu, lạch Nga Dã, lạch Ngòi Sau, lạch Cồn Ngao, rồi qua cửa Hà Li n đổ ra đầm Nha Phu. Ngoài ra, phía nam vịnh Nha Trang còn có thêm Sông Tắc, là con sông tương đối nhỏ [4], [5].
28