Mong muốn của các thành viên kênh đối với việc triển khai khai kênh phân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kênh phân phối nông sản của công ty TNHH thương mại và đầu tư Việt Liên tại thị trường Hà Nội (Trang 27)

phối sản phẩm của công ty Việt Liên cho thuận lợi và hiệu quả thì có 50% mong muốn tăng dịch vụ hỗ trợ có thể là vận chuyển… 25% là cho quảng cáo và chiết giá hỗ trợ thêm cho các trung gian để hoạt động hiệu quả hơn.

3.3.2 Thực trạng thị trường nông sản

* Đặc điểm sản phẩm nông sản tại Việt Nam

Việt Nam với đặc trưng là một nước nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất hàng nông sản phát triển. Một số mặt hàng nông sản đã là thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua như: cà phê, cao su, hạt điều... Một số mặt hàng nông sản khác của nước ta (rau, củ, quả) đã có bước phát triển rõ rệt, sản xuất tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao, cơ cấu kinh tế đang dần được chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh của các vùng, các địa phương cũng như trong cả nước, đã hình thành nhiều vùng hàng hóa tập trung tương đối lớn. Kinh tế nông thôn có những bước chuyển biến khá, đời sống nông dân ở nhiều vùng được cải thiện, nhưng vấn đề nổi bật là các loại sản phẩm này có chất lượng thấp, tổ chức tiêu thụ còn nhiều yếu kém, thường xuyên xảy ra tình trạng, nhiều khi tiêu thụ không kịp, nhất là trong vụ thu hoạch, giá cả xuống thấp

gây thiệt hại cho nông dân. Tình trạng này kéo dài làm cho người làm nông sản buộc phải chuyển đổi các loại cây trồng, hoặc quy về sản xuất tự cung tự cấp, hoặc chuyển sang nghề kia. Qua những yếu tố trên đây có thể nói tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam vẫn mang tính chất của nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp và mới đang trong quá trình chuyển sang nền sản xuất hàng hóa, năng suất lao động thấp do đó kéo dài thời gian sản xuất sản phẩm nên không tạo được sức cạnh tranh tranh trên thị trường.

* Đặc điểm sản phẩm công ty:

Mặt hàng nông sản của công ty Việt Liên chủ yếu là : rau, củ, quả . - Rau tươi: các loại rau cải, bắp cải, hành, súp lơ…

- củ: Cà rốt, xu hào, hành tây, tỏi…

- Quả: Chanh, dưa chuột, đu đủ, cà chua…

Đây chủ yếu là mặt hàng thực phẩm tiêu dùng hàng ngày và được bảo quản trong các túi nilon với khối lượng tùy theo nhu cầu người tiêu dùng. Chúng có khối lượng không lớn, yêu cầu bảo quản không phức tạp nên vận chuyển dễ dàng, có thể vận chuyển bằng những phương tiện như ô tô, xe máy.

Để đạt được mục tiêu tiêu thụ với khối lượng lớn công ty cần xây dựng mạng lưới phân phối hợp lí tập trung các thành phố, khu đô thị có thu nhập cao và mức sống cao với nhiều các cửa hàng chuyên doanh. Để xây dựng mặt hàng này có hiệu quả công ty cần xác định được nguồn hàng đáng tin cậy, xây dựng tiêu chuẩn mặt hàng rau, củ, quả sạch an toàn (đáp ứng các dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại nặng và lượng sinh vật gây hại trong mức cho phép). Ví dụ : Về tiêu chuẩn cụ thể mức an toàn cho phép đối với hàm lượng nitrat (NO3) tính theo mg/kg sản phẩm tươi:

- Bắp cải: 500 ÷ 900 - Hành tây: ≤ 80 - Ngô,rau: ≤ 300 - Dưa chuột : ≤ 150

Đặc điểm của sản phẩm sẽ ảnh hưởng tới việc công ty quyết định lựa chọn kênh dài hay kênh ngắn cho sản phẩm của mình.Với những đặc điểm sản phẩm như trên thì kênh ngắn phù hợp với công ty hơn.

3.3.3 Thực trạng đối thủ cạnh tranh

Công ty Hương Cảnh, HTX Hà An, Công ty fresh Việt, HTX Mạnh Quỳnh, Công ty greenlink……Họ là những công ty đã có kinh nghiệm, hệ thống phân phối tương đối rộng và đã có thương hiệu. Trong khi đó Việt Liên là công ty thương hiệu chưa nổi tiếng và chưa được nhiều người biết đến. Đây cũng là một cơ hội đặt ra cho Việt Liên trong việc khẳng định vị trí của mình trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thương hiệu của mình trong lĩnh vực mặt hàng nông sản.

3.4 Phân định nội dung phát triển kênh phân phối của công ty TNHH thương mại và đầu tư Việt Liên (dữ liệu thứ cấp) mại và đầu tư Việt Liên (dữ liệu thứ cấp)

3.4.1 Thực trạng về mức độ đảm bảo dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với cạnh tranh bởi vậy khi mức độ đảm bảo dịch vụ khách hàng càng cao thì sức cạnh tranh càng lớn. Đối với công ty Việt Liên thì việc đảm bảo dịch vụ khách hàng là công việc mang tính chiến lược. Hiện tại đối với từng chỉ tiêu đánh giá mức độ đảm bảo dịch vụ khách hàng công ty đạt những mức độ khác nhau. Nhìn chung thì với khả năng hiện tại của mình thì công ty đã đảm bảo thỏa mãn tốt nhất những yêu cầu dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó do công tác tổ chức cũng như quản lý kênh của công ty chưa được tốt nên vẫn chưa thể đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu dịch vụ khách hàng.

Trong tương lai không xa công ty có một số hướng thay đổi nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại, cụ thể như sau:

+ Quy mô lô hàng : Hiện tại quy mô lô hàng của công ty khá đa dạng, những khách hàng đặt hàng với quy mô nhỏ, khoảng cách giữa các lần đặt hàng ngắn nên yêu cầu mức độ dịch vụ khách hàng cao.

+ Thời gian chờ đợi : Khách hàng luôn mong thời gian chờ đợi càng nhanh càng tốt, tuy nhiên do hạn chế về mặt tài chính nên số lượng phương tiện vận chuyển của công ty còn hạn chế trong khi lượng đơn hàng quá nhiều nên dẫn tới một số đơn hàng phải chờ đợi quá lâu.

+ Địa điểm thuận lợi : Tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm và tiết kiệm chi phí mua hiện tại thì mạng lưới trung gian của công ty chủ yếu tập trung ở trung tâm Hà Nội, nhiều khu vực thị trường trên toàn thành phố còn bỏ qua nên những khách hàng ở khu vực này tìm đến mua sản phẩm của công ty còn khá là khó khăn. Để khắc phục thì công ty cần có mạng lưới trung gian ở khu vực thị trường đó để tăng mức độ bao phủ thị trường.

3.4.2 Thiết lập các mục tiêu và ràng buộc kênh

3.4.2.1 Mục tiêu của kênh phân phối với sản phẩm nông sản (rau, củ, quả)

Trong những năm gần đây nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động và nền kinh tế nước ta cũng có nhiều thay đổi lớn. Đặc biệt khi nước ta gia nhập tổ chức WTO thì nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh tế mở, cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam ngày càng trở nên dễ dàng và bên cạnh đó thì cũng trở nên gay gắt hơn. Để có thể chiến thắng các đối thủ cạnh tranh của mình các công ty sản xuất, thương mại đã không ngừng thực hiện các chính sách, chiến lược marketing. Ngoài ra sự khủng hoảng kinh tế thế giới thị trường Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và lạm phát tăng cao đó cũng là nguyên nhân làm cho thị trường ngày càng biến động. Trước tình hình đó thì công ty Việt Liên đã tăng cường các hoạt động marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty trên thị trường, một trong công cụ marketing đó là phân phối có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, vậy nên công ty đã thiết lập một hệ thống kênh phân phối với mục tiêu đan xen giữa khối lượng sản phẩm tiêu thụ , lợi nhuận san sẻ cho các trung gian, mở rộng thị trường và xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Để đạt được mục tiêu của hệ thống kênh phân phối, công ty thực hiện tổ chức và quản lý kênh một cách chặt chẽ , có chất lượng. Các nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, ngoài ra các nhân viên còn tiến hành tiếp cận, chào hàng đến trực tiếp tay người tiêu dùng. Qua đó số lượng thành viên kênh cũng tăng lên qua các năm (Bảng 3.3)

Để đạt được mục tiêu tổng thể thì công ty cần đạt được mục tiêu trước mắt :

- Công ty cần tiếp tục sử dụng hiệu quả các kênh phân phối hiện có, đồng thời đầu tư cơ sở vật chất , nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng.

- Tiếp tục nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên kinh doanh trong công ty . Thiết lập các quy tắc trong công tác quản lý kênh phân phối nhằm quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn hệ thống kênh phân phối.

- Mở rộng hệ thống kênh phân phối sang các thị trường lân cận nhằm tăng mức độ bao phủ thị trường, đáp ứng tốt hơn nữa dịch vụ khách hàng.

3.4.2.2 Các ràng buộc

- Các đặc điểm các sản phẩm: Mặt hàng nông sản (rau, củ, quả) là mặt hàng thiết yếu và là mặt hàng không thể để trong thời gian dài và phải vận chuyển, bảo

thị trường thì công ty cần chú trọng tới việc bảo quản, vận chuyển và thực hiện các yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm .

- Đặc điểm môi trường cạnh tranh: Đối thủ chủ yếu của công ty là Công ty Hương Cảnh, HTX Hà An, Công ty fresh Việt, HTX Mạnh Quỳnh, Công ty greenlink là những công ty đã có thị phần khá lớn trên địa bàn Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kênh phân phối nông sản của công ty TNHH thương mại và đầu tư Việt Liên tại thị trường Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w