Công ty không sử dụng kênh phân phối hiện đạ i: do quy mô và khả năng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kênh phân phối nông sản của công ty TNHH thương mại và đầu tư Việt Liên tại thị trường Hà Nội (Trang 25)

của công ty còn hạn chế.

* Kết quả điều tra các trung gian phân phối (phụ lục 4)

- Kết quả điều tra, xử lý số liệu thì các trung gian đều là nhà bán lẻ ( câu 1, phụ lục 4 ) 100% kết quả cho thấy thì việc lựa chọn các trung gian phân phối là nhà

bán lẻ cũng là có mục đích của nhà quản trị công ty. Mặt hàng nông sản ( rau, củ, quả) là mặt hàng thiết yếu có chu kì sống ngắn các trung gian càng ít càng hiệu quả.

- Quy mô lô hàng mỗi lần các trung gian mua tại công ty TNHH thương mại và đầu tư Việt Liên ( câu 2, phụ lục 4) có 37.5% ý kiến là thường mua với khối lượng từ 5-10kg/lần, 25% là mua với khối lượng là 10-15kg/lần và trên 20kg, còn lại là nhỏ hơn 5kg/lần là 12.5%. Số lượng mà khách hàng đặt hàng một lần với quy mô lô hàng càng nhỏ thì mức độ dịch vụ kênh đảm bảo càng cao. Với mặt hàng nông sản của công ty thì mỗi lần khách hàng đặt hàng với quy mô lô hàng bình quân là 5-10kg/lần/ngày. Đây là mặt hàng thiết yếu tiêu dùng hết trong ngày nên mua với khối lượng như vậy vừa đảm bảo chất lượng của sản phẩm, vừa cung cấp đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong ngày.

- Hình thức đặt hàng đối với công ty TNHH thương mại và đầu tư Việt Liên. Qua điều tra ( câu 3, phụ lục 4) có 62,5% đặt hàng qua điện thoại, 25% qua đơn đặt hàng thương mại. Qua kết quả đó cho thấy các thành viên kênh đặt hàng qua điện thoại là nhiều nhất. Hàng ngày, các bộ phận ở quầy sơ chế (siêu thị) và các cửa hàng bán lẻ gọi điện đặt hàng vào ngày mai và số hàng này sẽ được nhân viên của

công ty mang đến. Sử dụng hình thức đặt hàng này rất có lợi cho các trung gian vừa đảm bảo hàng hóa đến đúng, đủ vừa tiết kiệm chi phí.

- Hình thức thanh toán mà công ty Việt Liên thực hiện đối với các trung gian phân phối. Hiện nay công ty đang sử dụng cách thức thanh toán thẳng đối với khách hàng nhỏ lẻ còn đối với các siêu thị thì cuối tháng sẽ thanh toán. Qua điều tra (câu 4, phụ lục 4) có tới 50% cho rằng cách thứ thanh toán của công ty là khá phù hợp ,

37.5% là bình thường và 12.5% là rất phù hợp. Nhìn chung thì cách thức thanh toán của công ty được các trung gian rất đồng tình và thuận tiện cho cả 2 bên.

- Thời gian tới theo kết quả điều tra ( câu 5, phụ lục 4) có 62,5% các trung

gian tiếp tục phân phối sản phẩm cho Việt Liên và có 37,5% là không tiếp tục phân phối nữa bởi theo như kết quả ( câu 6, phụ lục 4) với 25% là do chủng loại không phong phú, 37,5% giao hàng không đúng hạn và 37,5% do dịch vụ hỗ trợ kém nên các trung gian không tiếp tục phân phối sản phẩm của Việt Liên nữa. Còn các nhà trung gian tiếp tục phân phối vì các tiêu chuẩn và yêu cầu của công ty hoàn toàn hài lòng, phù hợp với khả năng của họ.

- Mức độ nhập hàng của các trung gian ( câu 7, phụ lục 4) rất thường xuyên có 37,5%, bình thường là 25% và thường xuyên là 25% đây là các khách hàng thường xuyên của công ty và mặt hàng của công ty là hàng tiêu dùng chu kì sống ngắn ngày nhu cầu tiêu dùng trong ngày nên thường xuyên đặt hàng. Bên cạnh đó cũng có 12,5% ít khi đặt hàng đây là một số khách hàng không thường xuyên chỉ khi nào thiếu hàng thì mới đặt hàng của công ty.

- Các trung gian có gặp khó khăn khi phân phối sản phẩm của công ty ( câu

8, phụ lục 4) khó khăn lớn nhất gặp phải đó là thương hiệu ít biết đến. Việt Liên là

công ty thương hiệu chưa được nhiều người biết đến, bên cạnh đó các đối thủ đã có thương hiệu trên thị trường nên việc phân phối sản phẩm của Việt Liên gặp khó khăn.

- Công ty TNHH thương mại và đầu tư Việt Liên đưa ra các tiêu chí lựa chọn thành viên kênh ( câu 9, phụ lục 4) có 37,5% cho tiêu chí sức mạnh bán hàng và điều kiện tín dụng, tài chính, mặt hàng nông sản là hầu hết kênh càng ngắn càng hiệu quả và với các công ty nào có sức mạnh bán hàng càng tốt càng bán được nhiều hàng và các công ty có sức mạnh tài chính càng lớn thì càng dễ quay vòng vốn. 12,5% là sự lựa chọn cho tiêu chí ngành nghề kinh doanh và uy tín trên thị trường.

- Các biện pháp công ty Việt Liên khuyến khích cho các thành viên kênh 25% chiết giá, 25% hỗ trợ quảng cáo, 12,5% chính sách thưởng phạt và 37,5% dịch vụ hỗ trợ khác. Công ty sử dụng những chính sách này nhằm khuyến khích, động viên thành viên kênh hoạt động tích cực và hiệu quả hơn. Trong đó công ty sử dụng nhiều nhất là chính sách chiết giá và hỗ trợ quảng cáo đây là 2 chính sách được sử dụng nhiều và có hiệu quả cao cho các trung gian.

- Sự đánh giá của các trung gian đối với hệ thống kênh phân phối của công ty Việt Liên

+ Có 50% tương đối hài lòng về sự sẵn có của sản phẩm, sản phẩm luôn có sẵn ở trong kho với số lượng vừa đủ và ở nhà cung cấp luôn có sẵn (câu 11.1, phụ

lục 4)

+ Có 50% tương đối hài lòng về thời gian giao hàng của công ty. Do điều kiện về cơ sở vật chất, khả năng tài chính nên thời gian giao hàng nhiều khi chưa thực sự làm hài lòng khách hàng ( câu 11.2, phụ lục 4)

+ Có 50% ý kiến cho rằng mức chiết giá của công ty là bình thường . Công ty chỉ chiết giá với những trung gian nào làm việc thực sự có hiệu quả, tiêu thụ được nhiều hàng nhất (câu 11.4, phụ lục 4)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kênh phân phối nông sản của công ty TNHH thương mại và đầu tư Việt Liên tại thị trường Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w