Một số giải pháp

Một phần của tài liệu hỗ trợ an ninh cho hoạt động của ngư dân trên biển việt nam (Trang 92)

3.4.1. Các giải pháp thuộc về vĩ mô

3.4.1.1. Tiếp tục nghiên cứu , bổ sung hoàn thiện Luật ngư nghiệp , luật hoá an ninh lãnh hải theo hƣớng đồng bô ̣, sƣ̉a đổi các quyết đi ̣nh, nghị quyết cho phù hợp với chiến lƣợc phát triển của quốc gia , vùng và địa phƣơng ; coi

trọng các tiêu chí về an ninh cho hoạt động khai thác thuỷ , hải sản bên cạnh đề cao các yếu tố về kỹ thuật , phƣơng tiê ̣n, trang bi ̣…; đồng thời quản lý chă ̣t chẽ thƣ̣c thi các chủ trƣơng , chính sách, hƣớng dẫn khai thác thuỷ , hải sản xa bờ.

Đề ra các biện pháp quản lý chủ yếu nhƣ: xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật liên quan để hạn chế số lƣợng tàu thuyền tham gia vào khai thác và quản lý chặt chẽ số lƣợng tàu cá, đƣa ra những quy định đánh bắt cụ thể ở mỗi vùng biển liên quan đến hạn mức, phƣơng pháp khai thác cũng nhƣ mùa, vùng đánh bắt... đặc biệt là phát triển mạnh hoạt động quản lý nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng. Đây là những kinh nghiệm quản lý rất phù hợp với ngành thủy sản Việt Nam do đặc thù hệ thống ngƣ trƣờng trải rộng, số lƣợng tàu thuyền lớn và có tới hơn 20% chƣa đăng ký, trong khi số lƣợng thanh tra chuyên ngành thủy sản còn khiêm tốn, chƣa đáp ứng yêu cầu.

Đặc biệt là hoàn thiện Quyết định s ố 1690/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ (ban hành ngày 16 tháng 09 năm 2010) về “Chiến lƣợc phát triển thuỷ sản đến năm 2020”, trong chính sách này chỉ đề cập: chính sách khuyến khích đầu tƣ hiện đại hóa tàu cá, khuyến khích phát triển mô hình quản lý nghề cá cộng đồng, khuyến khích nuôi biển (thay thế Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg), đầu tƣ cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, đầu tƣ hệ thống kiểm soát và quản lý chất lƣợng trong lĩnh vực thủy sản, khuyến khích đào tạo cán bộ kỹ thuật quản lý ngành thủy sản, cơ chế, chính sách về tăng cƣờng quản lý chất lƣợng và bình ổn giá một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn nâng cao chất lƣợng sản phẩm thủy sản mà chƣa đề câ ̣p đến chính sách hỗ trợ an ninh cho hoạt động khai thác trên biển của ngƣ dân

3.4.1.2. Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu lực lư ợng an ninh biển , đặc biê ̣t là tái cơ cấu lực lượng kiểm ngư theo chiều sâu. Nâng cao năng lƣ̣c phòng vê ̣

chủ động để giảm sự phụ thuộc vào lực lƣợng hải quân , Bô ̣ đô ̣i Biên phòng. Tuy nhiên, để có thể triển khai đƣợc mô hình này, trƣớc mắt ngành thủy sản cần cải thiện mạng lƣới số liệu thống kê, nhân rộng mô hình hợp tác trong khai thác bằng cách tƣ̣ đào ta ̣o chính các lƣ̣c lƣợng lao đô ̣ng cao có nhâ ̣n thƣ́c tốt về an ninh biển , dần chuyển đổi mô ̣t số lƣ̣c lƣợng vƣ̀a am hiểu về ngành, vƣ̀a am hiểu về an ninh , lại sống gần với ngƣời lao đô ̣ng , giảm thiểu sƣ̣ phu ̣ thuô ̣c vào lƣ̣c lƣợng nhƣ Hải quân và bô ̣ đô ̣i Biên phòng.

3.4.1.3. Tiến hành lập kế hoạch xây dựng các khu công năng biển, cơ sở hậu cần ngoài khơi theo lộ trình và phù hợp với tiềm năng, thế mạnh ngư nghiê ̣p nước Ta. Tính toán, đề xuất , lâ ̣p kế hoa ̣ch và xây dƣ̣ng lô ̣ trình hợp lý để phát triển các khu công năng biển dựa trên tham khảo các mô hình của mộ t số quốc gia tiên tiến , kết hợp chă ̣t chẽ giƣ̃a an ninh lãnh hải và đảm bảo chƣ́c năng của các khu công năng, tạo thuận lợi cho hoạt động khai thác, chế biến và thƣơng ma ̣i xa bờ. Tập trung đầu tƣ củng cố phát triển đồng bộ công nghiệp cơ khí, đóng, sửa tàu cá; sản xuất phụ trợ gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần đồng bộ trên biển, các vùng hải đảo, những vùng sản xuất tập trung ở Vịnh Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nam bộ.

3.4.1.4. Tăng cường phối hợp an ninh biển giữa các quốc gia trong khu vực. Đáng chú ý là việc lập danh bạ các cơ quan đầu mối cứu hộ cứu nạn toàn khu vực, thống nhất ngôn ngữ giao tiếp bằng tiếng Anh giữa các trung tâm cứu hộ cứu nạn trong khu vực, thiết lập đƣờng dây nóng, trực tiếp giữa các trung tâm cứu hộ cứu nạn, thiết lập Website cứu hộ cứu nạn giƣ̃a các quốc gia ASEAN và giƣ̃a ASEAN với Trung Quốc cập nhật thông tin liên tục thƣờng xuyên; tăng cƣờng nhận thức và tham gia của ngƣ dân, tận dụng cơ

sở vật chất của các lực lƣợng dân sự khác trên biển nhƣ Dầu khí vào công tác cứu hộ cứu nạn, thƣờng xuyên tổ chức hội thảo để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm sau các hoạt động cứu hộ cứu nạn lớn.

Ngoài ra , lực lƣợng cứu hộ cứu nạn khu vực thƣờng xuyên tổ chức diễn tập khu vực trên sa bàn, tiến tới cả diễn tập trên thực địa. Nên xây dựng một số nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình, thủ tục chung của khu vực về tìm kiến và cứu nạn; đồng thời tham khảo kinh nghiệm tìm kiếm cứu nạn của các khu vực khác để áp dụng cho khu vƣ̣c biển Viê ̣t Nam , nhƣ kinh nghiệm hợp tác 4 nƣớc Lào, Myanmar, Thái lan và Trung Quốc trong tìm kiếm cứu nạn trên sông Lan Thƣơng – Mekong.

3.4.1.5. Phát huy thế trận quốc phòng toàn dân từ hướng biển

Để xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc kết hợp với phát triển kinh tế biển mà trọng tâm là hoạt động khai thác hải sản trên biển , các cấp, các ngành, các lực lƣợng làm nhiệm vụ trên biển cần:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trách nhiệm cho nhân dân về vị trí, vai trò của biển, đảo nhằm xây dựng ý thức trách nhiệm, phát huy sức mạnh của nhân dân trong nâng cao hiệu quả xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển. Để làm đƣợc điều đó, cần tập trung tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tiềm năng của biển, đảo trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng cƣờng quốc phòng - an ninh của đất nƣớc; làm cho mọi ngƣời nhận thức sâu sắc đƣờng lối, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; nắm đƣợc những nội dung cơ bản của Công ƣớc Quốc tế về Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam, các văn bản pháp lý mà Việt Nam đã ký kết với các nƣớc; những khó khăn, thách thức đối với vấn đề quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo… Qua đó, phát huy vai trò của nhân dân trong đấu

tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Công tác tuyên truyền, giáo dục cần đƣợc triển khai theo kế hoạch chặt chẽ và tiến hành bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tƣợng, đặc điểm của từng vùng. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm đối với ngƣ dân - lực lƣợng đông đảo, thƣờng xuyên làm ăn trên biển. Để công tác tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo có hiệu quả, các cấp, các ngành, các địa phƣơng ven biển cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng chuyên trách trên biển cùng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngƣ dân.

- Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền địa phƣơng ven biển trong xây dựng "thế trận lòng dân" trên biển. Xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển phải gắn với xây dựng “thế trận lòng dân” của khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh (thành phố) ven biển. Bởi vì, "thế trận lòng dân" của KVPT các tỉnh (thành phố) ven biển là nền tảng, cơ sở của “thế trận lòng dân” trên biển. Xây dựng “thế trận lòng dân” của KVPT tỉnh (thành phố) ven biển phải đặt dƣới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của cấp ủy, điều hành của chính quyền các địa phƣơng. Đây là nhân tố quyết định chất lƣợng, hiệu quả xây dựng "thế trận lòng dân" của KVPT tỉnh (thành phố) ven biển; đồng thời, quyết định chất lƣợng, hiệu quả xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển. Theo đó, các cấp ủy địa phƣơng phải đƣợc xây dựng vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức, thực sự là hạt nhân lãnh đạo xây dựng "thế trận lòng dân" của KVPT tỉnh (thành phố) ven biển; mọi chủ trƣơng, kế hoạch về xây dựng "thế trận lòng dân" phải đƣợc cấp ủy địa phƣơng bàn bạc và có nghị quyết lãnh đạo cụ thể. Cùng với xây dựng cấp ủy, các địa phƣơng cần tập trung xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, có năng lực tổ chức điều hành, trách nhiệm cao, thực sự của dân, do dân, vì dân; quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, là chỗ dựa tin cậy để ngƣ dân yên tâm làm ăn trên biển. Đồng

thời, phải kiên quyết chống nạn quan liêu, tham nhũng ở các cấp; phát động phong trào toàn dân tham gia xây dựng bộ máy chính quyền địa phƣơng trong sạch; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và chính sách hậu phƣơng quân đội, ngƣời có công với cách mạng, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng... Đó là những điều kiện để xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật, chất tinh thần của nhân dân ven biển và trên các đảo. Đây là vấn đề rất quan trọng để huy động sức dân cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, nền tảng vững chắc cho nhiệm vụ xây dựng "thế trận lòng dân" trên biển. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền các địa phƣơng cần quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là ở bãi ngang ven biển và trên đảo; tập trung vào những nơi đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đồng thời, quan tâm đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông, các khu bảo đảm hậu cần - kỹ thuật nghề cá, trƣờng học, trạm y tế; có chính sách thỏa đáng để khuyến khích trí thức trẻ về công tác tại các vùng ven biển còn khó khăn; thu hút ngƣ dân và cán bộ ra làm ăn sinh sống trên các đảo; thực hiện xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội, khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên các vùng ven biển và trên đảo.

- Phát huy vai trò nòng cốt của lực lƣợng vũ trang trong xây dựng "thế trận lòng dân" trên biển. Xây dựng "thế trận lòng dân" là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lƣợng vũ trang là nòng cốt. Bởi vậy, ở các tỉnh (thành phố) ven biển, lực lƣợng vũ trang địa phƣơng phải làm tốt chức năng tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng về công tác quốc phòng, quân sự địa phƣơng; xây dựng KVPT, xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc trên biển; bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức

quốc phòng - an ninh cho ngƣ dân và chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể địa phƣơng thống nhất kế hoạch thực hiện trong việc xây dựng "thế trận lòng dân" trên biển. Đồng thời, làm tốt công tác dân vận, tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh ở các địa phƣơng, củng cố mối quan hệ máu thịt quân - dân; tham gia có hiệu quả vào các chƣơng trình, dự án kết hợp kinh tế với quốc phòng; hƣớng dẫn, giúp đỡ đồng bào áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tham gia xây dựng môi trƣờng văn hóa, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bài trừ các tệ nạn xã hội, chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Đặc biệt, các lực lƣợng chuyên trách trên biển, nhƣ: Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng phải đƣợc đầu tƣ xây dựng đủ mạnh, đƣợc trang bị phƣơng tiện ngày càng hiện đại, bảo đảm vừa đủ sức làm lực lƣợng nòng cốt để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; vừa trực tiếp tham gia tuyên truyền, vận động các lực lƣợng phát triển kinh tế biển; đồng thời, là chỗ dựa vững chắc, bảo đảm tính mạng và tài sản của nhân dân khi họ làm ăn sinh sống trên biển, đảo. Trong quá trình hoạt động, các lực lƣợng vũ trang trên biển, đảo phải sẵn sàng tham gia bảo đảm hậu cần - kỹ thuật nghề cá cho ngƣ dân, tiến hành các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; trở thành nhân tố quan trọng nâng cao hiệu quả xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển.

3.4.2. Các giải pháp thuộc về vi mô.

3.4.2.1. Nâng cao khả năng tác chiến và bám nắm ngư dân trên biển của lực lượng an ninh biển. Tiếp tu ̣c hoàn thiê ̣n trình đô ̣ chuyên môn kết hợp giƣ̃a an ninh biển và kinh tế biển . Tăng cƣờng công tác bám nắm ngƣ dân thông qua tuyên truyền và dân vâ ̣n. Quản lý dựa vào cộng đồng nhằm tiết kiê ̣m chi phí, ít tốn kém để duy trì và quản lý an ninh biển có hiệu quả và đáp ứng các mục tiêu bảo tồn cũng nhƣ nhu cầu sinh kế của con ngƣời. Trong khu vực, Phillipine, In-đô-nê-xi-a… là những quốc gia đầu tiên sớm mạnh dạn triển

khai áp dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng và đã đạt đƣợc những thành công nhất định. Thông qua mô hình này cộng đồng địa phƣơng ven biển đƣợc trao quyền cụ thể, có kiểm soát trong việc quản lý các nguồn lợi, an ninh ven biển. Thiết lâ ̣p các đƣờng dây nóng để xƣ̉ lý các khu vƣ̣c tro ̣ng điểm có hiệu quả , chú trọng các giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cƣ ven biển.

3.4.2.2. Phát triển nhân lực theo chiều sâu nhằm đẩy nhanh và hoàn thiê ̣n công tác xây dựng lực lượng trong giai đoạn phát triển kinh tế biển mới. Thống nhất nhận thức về đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhiệm vụ chính, bám sát mục tiêu, yêu cầu, định hƣớng của Chiến lƣợc biển. Đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng thiết thực, sát với đối tƣợng và mục tiêu đào tạo, xây dựng chƣơng trình đào tạo. Đẩy mạnh đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và học tập theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của ngƣời học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đào tạo suốt đời. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trên cơ sở quy hoạch cán bộ.

3.4.2.3. Đổi mới, nâng cao tác phong phối hợp hiê ̣p đồng kiểm tra của lực lượng chuyên trách về an ninh.Tăng cƣờng công tác phối hợp quản lý, kiểm tra giƣ̃a Trung ƣơng và đi ̣a phƣơng , giƣ̃a các Bô ̣, ngành liên quan; nâng cao trình độ chuyên môn trong an ninh biển . “Muốn ngƣ dân tham gia công tác bảo vệ chủ quyền, trƣớc hết phải giúp ngƣ dân hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ quyền, chủ quyền của Việt Nam tới đâu, phạm vi đƣợc khai thác thủy sản… Tất cả những kiến thức đó đƣợc cán bộ hƣớng dẫn ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ để ngƣ dân dễ tiếp thu”. Cụ thể là: Vận dụng và chỉ đạo xây dựng, cụ thể hoá những nội dung về phẩm chất chính trị, kiến thức và năng lực của lƣ̣c lƣợng hoạt động hỗ trợ an ninh cho ngƣ dân trên biển cho

sát với tình hình vùng biển. Đẩy mạnh học tập lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đồng bộ giữa số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu. Đào tạo gắn liền với quy hoạch, đào tạo và sử dụng và chuẩn hoá đội ngũ an ninh.

Một phần của tài liệu hỗ trợ an ninh cho hoạt động của ngư dân trên biển việt nam (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)