các chỉ tiêu cụ thể sau:
- Đón từ 220.000 lượt khách trở lên đến Điện Biên Phủ – Lai Châu tham quan du lịch
Trong đó: + Khách du lịch trong nước 170.000 lượt người + Khách du lịch quốc tế 50.000 lượt người.
- Doanh thu du lịch và dịch vụ du lịch phấn đấu đạt trên 60 tỷ đồng - Nộp ngân sách từ 4 tỷ đồng trở lên.
5. Tổ chức Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004 phải đáp ứng các mục tiêu: chất lượng, hiệu quả, thiết thực và an toàn về mọi mặt.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC SỰ KIỆN CHÍNH CỦA NĂM DU LỊCHĐIỆN BIÊN PHỦ. ĐIỆN BIÊN PHỦ.
Năm du lịch Điện Biên Phủ là chương trình hoạt động được tổ chức với quy mô lớn kéo dài trong cả năm 2004, bao gồm các hoạt động của Năm du lịch và đồng thời với các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 55 thành lập Đảng bộ tỉnh, 60 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…
Năm du lịch Điện Biên Phủ đựơc diễn ra với ba chủ đề chính là Điện Biên Phủ – mùa ban trắng (13/3 – 30/4) Điện Biên Phủ – mốc vàng lịch sử (1/5 – 19/5), Điện Biên Phủ cùng đất nước đổi mới (20/5 – 22/12). Do vậy, các hoạt động tuyên truyền quảng bá, các hoạt động về văn hóa thể thao, nghệ thuật, du lịch, thương mại, mít tinh kỷ niệm, toạ đàm, hội chợ triển lãm, hội thảo… diễn
ra ở các cấp, các ngành liên quan trên phạm vi tỉnh và phạm vi toàn quốc, trong đó chú trọng hơn cả là thị xã Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên Phủ đều nhằm phục vụ cho 3 chủ đề chính trên.
1. Các hoạt động văn hóa lễ hội.
Tham dự Năm du lịch Điện Biên Phủ, du khách có điều kiện thưởng thức các sản phẩm du lịch, tham gia nhiều hoạt động văn hóa đặc thù riêng của Điện Biên. Trong đó phải kể đến:
1.1. Hội thi trang phục dân tộc Tây Bắc.
Diễn ra tại trung tâm Hội nghị văn hóa tỉnh từ ngày 1/4/2004 – 5/4/2004 với sự kiện này du khách có cơ hội chiêm ngưỡng sự độc đáo, đặc sắc trong văn hóa các dân tộc Tây Bắc, sự khéo léo của các cô gái dân tộc, và cả những am hiểu về phong tục tập quán của dân tộc Tây Bắc.
1.2. Lễ hội của dân tộc Thái.
Với 3 lễ hội chính là lễ hội Kin Pang, cúng cơm mới và lễ tế Mường
Đơn vị thực hiện: Bản Mển – xã Thanh Nưa; Bản Co My – Xã Thanh Chăn; Bản Pe – xã Thanh Luông; bản Đông Mệt – xã Mường Phăng; bản Him Lam II – thuộc phường Him Lam.
Diễn ra từ 16/3 – 30/3/2004 1.3. Lễ hội Hoàng Công Chất.
Do UBND huyện Điện Biên phối hợp với sở Văn hóa thông tin và các ngành trong Ban tổ chức Năm du lịch Điện Biên Phủ tổ chức thực hiện.
Thời gian : từ 14/3 – 15/3/2004 (tức ngày 24 – 25/2 âm lịch)
Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ Hoàng Công Chất, cùng hai tướng Ngải, Khanh và nghĩa quân trong công cuộc giải phóng Mường Then Điện Biên Phủ khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.
1.4. Hội thi ẩm thực 21 dân tộc Điện Biên.
Ngày 6/11/2003, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt kế hoạch tổ chức liên hoan ẩm thực các dân tộc Tây Bắc tỉnh Điện Biên Phủ lần thứ nhất với sự tham gia của 29 xã, phường ở 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, có đủ khả năng chế biến món ăn.
Ngoài ra, Ban tổ chức còn mời một số tỉnh bạn trong khu vực tham gia cho lễ hội thêm phần long trọng. Cuộc thi tiến hành trong 3 vòng, khởi động từ cuối tháng 12/2003 ở cơ cở và cuộc chung kết diễn ra tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Điện Biên Phủ (từ 1/5 – 10/5/2004).
Cuộc liên hoan ẩm thực nhằm mục đích phát huy bản sắc văn hóa tiềm tàng còn bảo tồn, lưu giữ được trong cộng đồng các dân tộc. Thông qua cuộc thi đó, nhằm khơi dậy truyền thống, nâng cao chất lượng món ăn để phục vụ khách du lịch và cũng là dịp để truyền lại những bí quyết, bản sắc dân tộc cho thế hệ tương lai, thỏa mãn sự hiếu kỳ, nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Làm như vậy, khuyến khích du khách tìm hiểu nét đặc trưng trong văn hóa của cộng đồng dân cư, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể.
Đặc biệt, để kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngày 24/3 tại Hà Nội, Bộ Thương mại, uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên và Tổng cục du lịch cùng các ban, ngành liên quan đã họp bàn về Hội chợ thương mại du lịch quốc tế 2004.
1.5. Hội chợ thương mại du lịch Quốc tế.
Hội chợ sẽ có hơn 250 gian hàng trưng bày sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực và là dịp để các đơn vị trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh
và mở rộng thị trường tại Tây Bắc.
Sản phẩm trưng bày tại Hội chợ thuộc các ngành chế biến thực phẩm đồ uống, nhu yếu phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, đồ trang sức, hóa chất và phân bón, điện – điện tử, máy móc công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, du lịch và dịch vụ thiết bị y tế, dược mỹ phẩm, văn phòng phẩm.
Hơn thế, Hội chợ còn có gần 50 gian hàng cả các doanh nghiệp từ các nước Trung Quốc, Lào, Pakistan, Thái Lan. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của một số làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng và lụa Hà Đông.
2. Các hoạt động khác
Ngoài ra, tỉnh Điện Biên còn tổ chức các hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ – mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại”, “Hội thảo phát triển du lịch” và lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các lễ kỷ niệm 55 thành lập tỉnh Đảng bộ tỉnh Điện Biên, 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sau lễ công bố Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004 nhiều sự kiện được đồng loạt tổ chức thực hiện phục vụ khách du lịch trong suốt Năm du lịch.
- Ngày 5 tháng 5 UBND Tỉnh Điện Biên và Tổng cục Du lịch đẫ tổ chức hội thảo "Định hướng và giải pháp phát triển Du lịch Điện Biên Phủ ", là một trong những nội dung quan trọng của đề án Năm du lịch Điện Biên Phủ – 2004. Hội thảo đẫ bàn về vai trò, vị trí của Điện Biên Phủ trong chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam, phát triển Du lịch Điện Biên đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Mối quan hệ giữa và Du lịch trong việc phát triển đường bay đến Điện Biên, một số chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển Du lịch Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2004 – 2010.
đáng là điểm du lịch trọng điểm của Quốc gia.
- Hội diễn sân khấu ca nhạc toàn quốc khu vực miền núi phía Bắc, những ngày hội văn hóa Hà Nội được tổ chức ở Điện Biên, lễ dâng hương tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, khánh thành dây truyền in báo Nhân Dân ở Điện Biên Phủ, Hội thi thông tin lưu động toàn quốc với sự tham gia của 20 Tỉnh, Thành phố ở 3 miền trong cả nước với sự tham gia biểu diễn của 700 diễn viên, tuyên truyền viên… các cuộc thi biểu diễn văn nghệ thi hùng biện… các hoạt động triển lãm thông tin lưu động với chủ đề “Điện Biên với cả nước, cả nước với Điện Biên” được tổ chức trên đồi A1.
Các hoạt động của Năm du lịch không chỉ diễn ra trong phạm vi tỉnh Điện Biên, mà diễn ra trên phạm vi của 10 địa phương khác là Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Đắc Lắc và Thanh Hoá. Trong đó chủ yếu tập trung ở các Thành phố lớn như Hà Nội, Huế,Thành phố Hồ Chí Minh.
Các địa phương tổ chức các sự kiện, các hoạt động chào mừng 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Năm du lịch Điện Biên. Tiêu biểu là "Ngày hội văn hoá Tây Bắc" được tổ chức tại Hà Nội, cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ – 2004, Tuần phim Điện Biên Phủ, Triển lãm sách chủ đề vè kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ....
Với những hoạt động của Năm du lịch Điện Biên 2004, hy vọng du khách sẽ biết đến Điện Biên không chỉ với hình ảnh một mảnh đất với chiến thắng vang dội đã đi vào lịch sử mà còn là địa danh có nhiều tiềm năng du lịch hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tây Bắc.