HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ CÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH KHÁC CỦA ĐIỆN BIÊN.

Một phần của tài liệu Năm du lịch Điện Biên và vấn đề thiết lập tour du lịch lịch sử Điện Biên ph (Trang 32)

NĂNG DU LỊCH KHÁC CỦA ĐIỆN BIÊN.

1. Lý do Pháp chọn Điện Biên Phủ làm hệ thống cứ điểm phòng ngự.

Dưới con mắt của những viên tướng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp, Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược cực kỳ lợi hại, đây là trung tâm của những con đường nối liền các biên giới của Lào, Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc.

Đây là cánh đồng rộng lớn trù phú, có dân cư đông nhất vùng thượng du Bắc Bộ, sản xuất lúa vùng này thừa thãi có thể đảm bảo nuôi sống từ 2000-2500 người trong mấy tháng.

liền với đồng bằng, khi cần có thể mở rộng sân bay này gấp hai, ba lần một cách dễ dàng.

Từ những xem xét thực tế đó, những viên tướng chỉ huy Pháp đã đưa ra những nhận định trên và quyết định chọn Điện Biên Phủ làm hệ thống cứ điểm phòng ngự gồm 3 phân khu, mỗi phân khu gồm nhiều trung tâm đề kháng.

Phân khu trung tâm, là phân khu quan trọng nhất đặt ngay giữa Mường Thanh (nay là Điện Biên). Địch tập trung ở đây 2/3 lực lượng của toàn cứ điểm, chốt giữ nhiều trung tâm đề kháng quan trọng, với hỏa lực cực mạnh để bảo vệ cơ quan chỉ huy trận địa pháo binh, kho hậu cần, sân bay. Che chở cho phía đông phân khu có cả hệ thống cao điểm rất lợi hại đặc biệt là các ngọn đồi A1, C1, D1, E1 được coi là bộ phận phòng ngự quan trọng nhất của phân khu trung tâm.

Phân khu Bắc, gồm các trung tâm đề kháng đồi Độc Lập và Bản Kéo. Cùng với cụm cứ điểm Him Lam (thuộc phân khu trung tâm) hai cụm cứ điểm ở phân khu Bắc, tạo thành một tuyến phòng vệ ngoại vi, án ngữ phía Tây Bắc và phía Bắc tập đoàn cứ điểm, ngăn chặn hướng tấn công của bộ đội ta từ hướng Lai Châu vào.

Phân khu Nam, là cụm cứ điểm có trận địa pháo binh và sân bay Hồng Cúm, giữ vai trò bọc lót phía Nam tập đoàn cứ điểm và duy trì con đường máu nối liền Điện Biên Phủ với thượng Lào.

Pháp đánh giá đây là một “pháo đài bất khả xâm phạm”, với vị trí và cách bố trí như vậy, chúng hoàn toàn tin tưởng rằng có thể lập lại chế độ đế quốc thực dân tại Đông Dương. Nhưng hy vọng của chúng đã hoàn biến mất sau 55 ngày đêm bị vây hãm bởi quân ta, lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ – "lừng lẫy năm châu - trấn động địa cầu", một kỳ tích của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, là niềm tự hào của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Cách đây 50 năm Điện Biên Phủ còn là một bãi chiến trường, nay Điện Biên đã “thay da đổi thịt”, một khu dân cư 40.000 dân, với những công trường đang phát triển khắp nơi trên nền những di tích lịch sử ghi lại chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp.

Những di tích lịch sử cách mạng và những tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Điện Biên Phủ được xem là một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế. Họ đến đây để biết đến một trang sử hào hùng của cha anh, để tự hào về dân tộc Việt Nam, họ đến đây để biết đến một kỳ tích của một dân tộc và sự đổi thay của mảnh đất này.

2. Hệ thống các di tích lịch sử Điện Biên Phủ.

2.1 Các cứ điểm đồi A1, đồi Độc Lập, đồi Him Lam 2.1.1 Đồi A1.

Ai đến thăm Điện Biên, từ sân bay vào hay từ bến xe đi xuôi theo đường 42 sẽ thấy một dãy đồi chạy từ phía bắc Mường Thanh xuống. Đây là dãy đồi phía đông nối liền với phân khu trung tâm nổi tiếng với trận đánh của quân ta trong đợt tấn công thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ. Người Pháp gọi những trận ấy là “chiến trận năm quả đồi” (la bataille des cinq collnes). Trong tất cả các dãy đồi phía đông , đồi A1 có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống cứ điểm của Pháp, ngày nay đồi A1 được xem là một điểm dừng chân không thể thiếu của du khách đến Điện Biên.

Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Có hai đỉnh, đỉnh Tây Bắc cao hơn 490m, đỉnh Đông Nam cao hơn 493m.

A1 là ký hiệu mà quân đội ta đặt cho một quả đồi, rồi ký hiệu ấy đã trở thành tên, một cái tên này gắn với chiến công và trở thành bất tử. Nếu như cái tên A1 được thay thế bằng một mỹ từ khác thì cũng không đủ sức gợi cảm bằng ký hiệu đã được lịch sử công nhận. Đồi A1 gắn với Điện Biên cũng như Ngọc Hồi gắn với Đống Đa...

Đồi A1 được Pháp đặt tên là Ê-li-an 2 (Eliane) , trong chiến dịch này, những tên tướng viễn chinh Pháp đã dùng tên của những người con gái đẹp nước Pháp để đặt tên cho cứ cho cứ điểm của chúng. Nào là Bêatơrixơ cho đồi Him Lam, Gabrielle cho đồi Độc Lập, Annơmari cho đồi Bản Kéo... với mục đích nhằm khích lệ quân tướng xả thân bảo vệ cứ điểm như bảo vệ người đẹp.

Đứng trên đồi A1 có thể bao quát phần lớn lòng chảo Điện Biên. Phía Tây của quả đồi, bên tay trái là đồi E1, C2, D1, C1... Trước mặt là toàn cảnh thành phố

Điện Biên , bên kia đường là sông Nậm Rốm, xa xa là hầm Đờ cát.

Đồi A1 có vị trí đặc biệt quan trọng trong những cao điểm phía đông, thấy được vị trí này Pháp đã xây dựng đây là cứ điểm quan trọng nhất của tập đoàn cứ điểm Pháp, cứ điểm này được đánh giá "mất đồi A1 coi như bị thất thủ". Nó như một “bình phong án ngữ phía đông Mường Thanh”, chặn đường tiến công của bộ đội chủ lực ta, bảo vệ cho sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Pháp tại Điện Biên Phủ, Pháp đã bố trí ở đây một lực lượng quân hùng hậu.

Hầm cố thử Đại Liên có hệ thống điện thoại, lô cốt cây đa cụt, hàng nghìn mét hào công sự với chục hầm bắn có nắp, có hàng rào dây thép gai bảo vệ. Xung quanh đồi có nhiều cứ điểm khác yểm trợ như đồi C2, C3, D1. Đặc biệt từ hầm Đờ cát có hệ thống hào công sự vượt qua sông Nậm Rốm làm đường tiến công cho bộ binh và xe tăng Pháp yểm trợ, bảo vệ đồi A1 khi cần thiết.

Du khách đến thăm đồi A1 sẽ được nghe diễn biến hơn một tháng chiến đấu của bộ đội ta để dành lại đồi (Từ 20/4-5/5/1954). Tận mắt nhìn thấy di tích quan trọng này, chứng tích của chiến tranh vẫn còn in đậm nơi đây; đó là cái hố hình phễu to bằng cái ao- dấu tích của khối bộc phá nghìn cân từ trong lòng đồi A1, làm rung chuyển tập đoàn cứ điểm của Pháp; chiếc xe tăng 18 tấn mà tên quan ba Héc-vu-ê mang từ trung tâm lên để phản kích quân ta.

Thăm quan đồi A1 du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Điện Biên , nghe những câu chuyện về những quả đồi như đồi Cháy, đồi F...

Đồi A1 không chỉ là quả đồi mang dấu tích của chiến thắng Điện Biên Phủ, mà nó còn chứa đựng biết bao những câu chuyện thú vị về tên gọi của nó qua các thời kỳ lịch sử, mỗi lần thay tên là một lần thay đổi số phận, khi mang tên đồi Lạng Chượng là sân khấu của tấn bi kịch hiếu tình trong thời kỳ xung đột giữa các chúa đất, đồi Dồn Tây là một nỗi buồn của thời kỳ mất nước, đồi A1 là tên mang lại chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây thực sự là những điều hấp dẫn du khách khi thăm quan đồi A1, nó không chỉ là một di tích mà nó đẫ được nhân

cách hóa như một nhân vật lịch sử.

Hiện nay, để phục vụ cho Năm du lịch Điện Biên Phủ, tỉnh đã có dự án trùng tu tôn tạo đồi A1, dự án nằm trong dự án trùng tu tôn tạo di tích lịch sử Điện Biên Phủ , là một trong 8 di tích trọng điểm của quần thể di tích.

Dự án đồi A1 gồm 7 gói thầu, hiện nay công ty tu bổ di tích và thiết bị văn hóa Trung ương đang tiến hành triển khai đồng loạt các hạng mục của dự án. Việc trùng tu tôn tạo cũng gặp một số khó khăn do yếu tố thời tiết và tính chất của công trình làm sao tạo cho khách tham quan hình dung được những diễn biến trong trận dành lại đồi A1 của quân ta.

2.1.2 Đồi Độc Lập.

Nếu đồi A1 là một "bình phong án ngữ" phía đông thì cứ điểm trên đồi Độc Lập có một vị trí cực kỳ kiên cố của địch án ngữ đường Lai Châu-Điện Biên che chở cho sân bay Mường Thanh của địch đã bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn ngày 14/3/1954, đây là trận thắng thứ hai trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cũng giống như đồi A1, đồi Độc Lập được Pháp đặt tên là Gabrielle tên một người con gái đẹp của nước Pháp. Trước cái tên Độc Lập và Gabrielle đồi này có tên là Pú Vắng( theo tiếng Thái ) nghĩa là đồi vực. Sở dĩ có tên gọi này là vì có một cánh đồng trũng dưới chân đồi. Đồi Độc Lập dài dài hình bầu dục, đỉnh cao gần 500m nơi đây đã ghi lại chiến công của quân và dân ta. Đến thăm đồi Độc Lập du khách sẽ hiểu hơn về địa danh này và chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ của ông cha ta.

2.1.3. Đồi Him Lam.

Nhân dân ở đây vẫn quen gọi là đồi Phan Đình Giót tên người anh hùng bất tử với chiến công lấy thân mình lấp lỗ châu mai, góp phần vào trận thắng lợi mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ .

Cứ điểm Him Lam có vị trí kiên cố án ngữ đường Tuần Giáo-Điện Biên và che chở cho khu trung tâm Mường Thanh của địch đã bị quân ta tiêu diệt ngày 13/3/1954, Pháp coi Him Lam là một "pháo đài bất khả xâm phạm", pháo đài do chính tay một cố vấn Mỹ ở chiến trường Triều Tiên vẽ kiểu và trực tiếp đôn đốc xây dựng và tổ chức phòng ngự. Tướng Mỹ ông Da-ni-el đã cùng tướng Na-va thân chinh tới tham gia ý kiến và cả Bộ trưởng Bộ quốc phòng Pháp ông Pơ-lê- van cùng các tham mưu trưởng các binh quân chủng Pháp cũng đến tận nơi kiểm tra... đây là một cứ điểm được xây dựng khá công phu của Pháp song trước tinh thần quyết chiến của quân ta nó đã bị tiêu diệt ngay từ đợt tấn công đầu tiên của quân ta mở màn cho chiến thắng Điện Biên Phủ.

Nếu du khách có thời gian, hãy dành trọn một ngày để tham quan những di tích còn lại xung quanh thành phố như cứ điểm Bản Kéo, Hồng Cúm, đồi E1... đặc biệt đến với Điện Biên trong năm 2004- Năm du lịch Điện Biên Phủ, du khách đừng bở lỡ cơ hội tham quan đồi D1 nơi có tượng đài chiến thắng Điện Biên- biểu tượng của tinh thần Điện Biên Phủ, một công trình kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

2.2 Khu vực trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp ( khu hầm Đờ cát). Khách tham quan đến thăm Điện Biên Phủ, không ai không ghé thăm hầm chỉ huy của tập đoàn cứ điểm khổng lồ của Pháp đẫ bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954. Đây là cơ quan đầu não của binh đoàn tác chiến Tây Bắc (G.O.N.O) của đội quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương do tên đại tướng Christiane de castries chỉ huy và là mục tiêu cuối cùng quyết định của các chiến sỹ Điện Biên Phủ trong suốt chiến dịch lịch sử này.

Sở chỉ huy của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ( địch gọi là Ê-péc-vi-ê theo tiếng Pháp nghĩa là "chim cắt") nằm trên hữu ngạn sông Nậm Rốm, cách đồi A1 khoảng 500m về phía Tây Bắc.

những phiến gỗ tròn và những bao cát trồng lên nhau tạo thành mái hầm vững chắc, bên trên được che chở bởi các vòm sắt uốn cong có gắn những ăng ten điện đài.

Hầm rộng 20m dài 8m, chiều cao 2,5m. Hầm có hai cửa, một cửa quay về hướng đông, một cửa quay về hướng nam, trước cửa hướng đông có bia ghi chiến công kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ. Gần cử phía nam có một của nách thông sang hầm tổng đài, bên trong hầm Đờ Cát có bốn gian, mỗi gian có 36m2, cao 2,5m, những bức tường ngăn dầy gần 1m thông giữa 4 gian là một đường hành lang chạy dọc. Trong hầm có đủ tiện nghi để sinh hoạt và làm việc, gian nào cũng có giường gấp căng vải bạt, ghế gấp, bàn gấp, có đèn, có máy đièu hòa nhiệt độ, có bồn tắm...

Đây là điểm tham quan khá hấp dẫn khi du khách được nghe về chiến công bắt sống tướng Đờ Cát cùng toàn thể bộ tham mưu của quân ta vào ngày 7/3/1954.

2.3 Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng - đồi Đại Tướng

Đến với Điện Biên Phủ, không ai lại không mong chờ được tham quan Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng- đồi Đại Tướng. Đây thường là điểm tham quan sau khi đã tham quan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của pháp tại thành phố.

Nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25km về hướng đông. Nơi còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử như hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, nhà làm việc của bộ tư lệnh mặt trận...

Từ thành phố Điện Biên theo hướng Tuần Giáo (quốc lộ 279) km63+450 thì rẽ trái, đi khoảng 15km sẽ đến Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng.

đường bắc ngang qua những dãy núi Mường Phăng, núi Khau Huốt, núi Huổi Sáng... những bản làng dân tộc của người H’mông, bản người Xá, người Thái... Đây là một mảnh đất có nhiều ưu thế trong quân sự, đất tuy cao nhưng không cao lắm, tuy rộng phẳng nhưng có núi rừng kín đáo; lương thực thì dồi dào, dân tình thì thuần phác, đường đi từ Mường Phăng xuống lòng chảo cũng tiện, nếu đi vòng theo đường ô tô hiện nay thì khoảng 30km, nếu đi tắt qua lối Tà Lèng thì chỉ trên 10 km. Với những lợi thế này mà trong các thời đại xưa Mường Phăng đã được chọn làm nơi dụng võ của các nghĩa quân.

Sau hội nghị Thẩm Púa ngày14/1/1954 Bộ tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ đã chuyển từ hang Thẩm Púa huyện Tuần Giáo về khu rừng Phiêng Nặng, xã Mường Phăng.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ tên Mường Phăng là một địa danh quen thuộc trong tâm trí của người dân, họ vinh dự được bảo vệ ngay trên mảnh đất của mình cơ quan đầu não của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày nay trong thời đại mới được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương Mường Phăng đã có nhiều đổi mới .

Theo quyết định số 313/VH-VP do bộ trưởng bộ văn hóa Hoàng Minh Giám ký ngày 28/4/1992 Nhà nước quyết định dành 200 tỷ đồng cho việc trùng tu tôn tạo khu di tích Điện Biên.

Dự án trùng tu tôn tạo sở chỉ huy Mường Phăng khoảng 12 tỷ đồng đã hoàn thành vào ngày 30/4 để phục vụ mừng 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Năm du lịch Điện Biên 2004.

Ngoài ra trong hệ thống các di tích lịch sử Điện Biên Phủ, có các ngọn đồi C1, C2, E1 là những cứ điểm phòng thủ kiên cố bảo vệ khu trung tâm của địch, tại đây cũng diễn ra những trận đánh rất ác liệt. Hiện cũng đang được trùng tu tôn tạo nhằm phục chế lại những cảnh quan của chiến trường để phục vụ cho

mục đích tham quan du lịch của du khách.

Để hiểu đầy đủ về chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa mời du khách đến tham

Một phần của tài liệu Năm du lịch Điện Biên và vấn đề thiết lập tour du lịch lịch sử Điện Biên ph (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w