Giải pháp chống lãng phí ODA

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp thu hút vốn ODA tại Việt Nam (Trang 41 - 43)

V. Một số giải pháp

5.2 Giải pháp chống lãng phí ODA

Nước ta còn có nơi, có lúc vẫn còn tâm lý coi ODA là “tiền chùa” do Chính phủ vay nước ngoài để bao cấp cho nhu cầu trong nước nên xem nhẹ hiệu quả sử dụng, thiếu trách nhiệm đối với kết quả của dự án, gây lãng phí, thất thoát. Do đó, trước hết chúng ta cần nâng cao nhận thức về ODA, chủ động sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả và nhất là phải tính toán kỹ khả năng trả nợ. Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ trong công tác quản lý và thực hiện ODA còn yếu và chưa đáp ứng những yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả ODA. Theo bảng xếp hạng về cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố tháng 9 năm 2008, trong 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam xếp tới thứ 121. Sự thất thoát và tham nhũng ở dự án PMU18, những dự án lớn trong lĩnh vực dầu khí, vụ hối lội PCI vừa qua là những ví dụ về hạn chế trong quản lý và theo dõi ODA. Thách thức về đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm trong quản lý ODA từ phía Việt Nam đang là một vấn đề hết sức cấp thiết.

Vụ hối lộ quan chức Việt Nam của công ty PCI (Pacific Consultants International, viết tắt là PCI, Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương, Nhật Bản) là vụ việc nổi đình đám trong năm 2008 tại Việt Nam, liên quan đến việc đưa hối lộ của một số quan chức công ty PCI Nhật Bản với Ban Quản lý dự án PMU tại thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là với ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông-Tây. Năm 2007 là vụ PMU 18 với con bạc triệu đô Bùi Tiến Dũng.

Vấn đề này không thể giải quyết được ngay trong một sáng, một chiều được mà nó đòi hỏi quá trình lâu dài và với sự phối hợp giữa những ban ngành liên quan. Ví dụ như những đề xuất dưới đây:

► Cần đề ra các nguyên tắc lựa chọn dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA, tránh đầu tư dàn trải, phân tán không hiệu quả, không đúng thời gian quy định

và kiên quyết từ chối các khoản ODA vay xét thấy không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp do bị chi phối

bởi các yếu tố ràng buộc.

►Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn ODA theo hướng giảm bớt những bất cập hiện tại nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và hiệu quả sử dụng vốn của các dự án, đồng thời đảm bảo phù hợp với tập quán thương mại quốc tế và hài hòa với thủ tục của các nhà tài trợ.

► Nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm của chủ đầu tư, thực hiện tốt các khâu của quy trình dự án lựa chọn, lập văn kiện dự án, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện hợp đồng mua sắm, xây lắp, tư vấn..., khả năng trả nợ, tính bền vững trong quá trình phát triển và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả sử dụng vốn. Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn vốn ODA, chống tình trạng bố trí sử dụng vốn dàn trải, xác định rõ ngay từ đầu những dự án phải vay lại và trả nợ cho Chính phủ với những dự án được ngân sách cấp để làm cơ sở xây dựng

dự án.

►Kiện toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là các ban quan lý dự án (PMU) theo hướng phân định rõ chức năng quản lý của bộ ngành chủ quản với chức năng tổ chức thực hiện dự án (nhất là khâu thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán, hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, phê duyệt, theo dõi và giám sát); hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khép kín các khâu trong quy trình thực hiện đầu tư ở một bộ, ngành, địa phương vì tình trạng này dễ dẫn đến phát sinh tiêu cực; gắn trách nhiệm của chủ đầu tư và người đứng đầu cơ quan quản lý trong

việc thực hiện dự án và có chế tài đủ mạnh để xử lý.

►Quản lý chặt chẽ tài sản mua sắm phục vụ hoạt động dự án. Chẳng hạn về tiêu chuẩn định mức mua sắm ô tô phục vụ cho các dự án có thể không

dùng vốn vay nước ngoài như hiện nay và sử dụng luân chuyển cho nhiều dự án cho đến khi từng chiếc xe hết giá trị sử dụng.

► Tăng cường vai trò kiểm tra, thanh tra của bộ chủ quản, các bộ có chức năng quản lý và các cơ quan thanh tra, kiểm toán đối với việc thực hiện dự án và đối với hoạt động quản lý của chủ đầu tư, các PMU.

► Chính phủ phải phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm tăng cường quản lý ODA, làm hài hoà thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ để thúc đẩy tiến trình thực hiện các chương trình, dự án ODA: Ngày 12-13 tháng 4 năm 2000, tại Ðồ Sơn, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đã phối hợp với 3 nhà tài trợ (ADB, Nhật Bản, WB) tổ chức Hội nghị lần thứ nhất về quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA nhằm xác định và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình vốn ODA.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp thu hút vốn ODA tại Việt Nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w